Traffic là gì? Cách tăng traffic cho website mà Marketer không thể bỏ qua

Traffic là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng mà bất kỳ người làm nghề Marketing nào cũng cần nắm rõ. Hiểu rõ về traffic website là nền tảng cho những bước tiếp theo để tạo nên thành công của các chiến dịch Marketing Online. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu traffic là gì và những điều cần biết về traffic qua bài viết dưới đây.

Traffic là gì?

traffic là gì
Traffic trong Marketing là gì? Đây là thuật ngữ để chỉ về số người dùng truy cập vào website

Traffic có nghĩa tiếng Việt là lưu lượng truy cập, dùng để chỉ số người dùng truy cập và hoạt động trên một website. Đây là chỉ số rất quan trọng, việc có càng nhiều traffic là mục tiêu chung của các doanh nghiệp và Marketer. Theo nguồn gốc truy cập, traffic được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

  • Direct Traffic: thể hiện những người đã truy cập trực tiếp vào website bằng cách nhập URL của website vào thanh tìm kiếm hoặc lưu website trên thanh công cụ trình duyệt, không qua kênh trung gian nào.
  • Organic Traffic: Organic Traffic chỉ những lượt truy cập đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên bảng xếp hạng của Google. Ví dụ người dùng nhập vào thanh tìm kiếm “tìm việc làm” và nhấp vào một kết quả bất kỳ để đến trang web.

Khi người dùng tìm kiếm từ khóa “tìm việc làm” và nhấp vào liên kết của vieclam24h.com gọi là Organic Traffic

  • Referral Traffic: mô tả những lượng truy cập từ đường dẫn giới thiệu từ các website khác như forum hoặc blog.
  • Email Traffic: là nguồn traffic đến từ các liên kết cung cấp trong email thông qua các chiến dịch Email Marketing.
  • Social Traffic:lượng truy cập có nguồn từ các bài đăng trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter…
  • Paid Traffic: là traffic của những người dùng truy cập vào website từ bất kỳ loại quảng cáo có trả phí như Google AdWords, Facebook Ads…

Tầm quan trọng của traffic là gì?

traffic là gì
Traffic giữ một vị thế không thể thay thế với các mục tiêu là bán hàng hay xây dựng thương hiệu vì giúp:
  • Tăng thứ hạng website.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tăng mức độ uy tín của trang web.
  • Tăng mức độ phủ sóng thương hiệu.

Traffic giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch tiếp thị

Cách để đo lường traffic là gì?

Có nhiều cách để đo lường lưu lượng truy cập website như dựa vào các kết quả của:

  • Số phiên truy cập (session): hãy xem xét số lượng truy cập trang web trong khoảng thời gian cố định (tuần, tháng,…) để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động SEO, PPC,… 
  • Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate): khi lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi tỷ lệ thuận  với nhau cho thấy mức độ hiệu quả trang web trong việc thuyết phục người dùng hành động.
  • Nguồn traffic (traffic sources) là gì: một cách khác để đo lường lưu lượng truy cập là tìm hiểu traffic đến từ những kênh nào, chẳng hạn như email, mạng xã hội,…
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate): đo lường chỉ số này cho thấy số người dùng truy cập rời đi khi chỉ xem một trang. Tỷ lệ thoát càng thấp chứng tỏ chất lượng nội dung trang web càng tốt.

Có nhiều chỉ số khác nhau để đo lường và đánh giá traffic

Các công cụ để check (kiểm tra) traffic là gì?

Mục đích của việc check traffic là xem xét website của doanh nghiệp và đối thủ đang hoạt động như thế nào. Dữ liệu từ lượng truy cập sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như khách hàng đến từ đâu, hoạt động tiếp thị nào hiệu quả, trang web đang đứng ở đâu và có thể làm gì để cải thiện tốt hơn… Đối với việc check traffic của đối thủ sẽ tiết lộ nhiều thông tin hữu ích như:

  • Các bài viết của đối thủ thu được nhiều traffic nhất.
  • Các kênh đang mang lại cho họ nhiều lưu lượng truy cập nhất.

Tất cả các thông tin này có thể được sử dụng để cải thiện các chiến lược của doanh nghiệp từ nội dung, quy trình nghiên cứu từ khóa, cách xây dựng backlink… Từ đó tăng lưu lượng truy cập cho website.

traffic là gì
Kiểm tra lưu lượng truy cập để biết trang web đang hoạt động như thế nào

Một số công cụ check traffic hiệu quả hiện nay có thể kể đến đó là:

SEMRush

Đây là một trong những công cụ tốt nhất để theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập cho bất kỳ trang web nào. Bạn có thể sử dụng SEMRush để nghiên cứu, theo dõi từ khóa nhờ tính tăng phân tích người dùng đang có xu hướng tìm kiếm gì và đo lường từ khóa có thể mang lại bao nhiêu traffic cho trang web. 

SimilarWeb

SimilarWeb cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về lưu lượng truy cập của đối thủ và kênh nào có giá trị nhất. Bạn sẽ nhận được báo cáo chi tiết về các chỉ số của traffic website như: tỷ lệ thoát, số trang được xem trên mỗi lượt truy cập, thời lượng truy cập trung bình, nguồn traffic. 

traffic là gì
SimilarWeb là công cụ phổ biến để kiểm tra traffic

Google Analytics

Google Analytics là công cụ không thể thiếu khi check traffic website. Bên cạnh các dữ liệu về traffic, kênh traffic, thời gian thực… Google Analytics còn kiểm tra được luồng hành vi của người dùng và thông tin nhân khẩu học của họ.

Xem thêm: Tổng hợp các Marketing tool cần biết để có một chiến dịch truyền thông thành công 

Ahrefs

Đây là một trong những công cụ SEO phổ biến nhất trên thị trường được nhiều thương hiệu lớn như Netflix, Uber, Facebook tin dùng. Ahrefs thu thập dữ liệu hơn 6 tỷ trang web mỗi ngày. Công cụ sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn vượt qua đối thủ cạnh tranh và nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn. Giao diện của Ahrefs rất đơn giản và thân thiện với người dùng, chỉ cần nhập URL của trang web vào thanh tìm kiếm, công cụ sẽ hiện lên tất cả dữ liệu trang web có sẵn. Các chỉ số trong Ahrefs bạn có theo dõi như: Organic Traffic, Organic Keywords, Traffic Value,…

traffic là gì
Ahrefs là công cụ phổ biến dành cho các SEOer

Google Search Console

Google Search Console sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh hoàn chỉnh về các vấn đề liên quan đến hoạt động của trang web trong kết quả tìm kiếm của Google. Bạn cần thêm website của mình vào Google Search Console để theo dõi các chỉ số như: số lần hiển thị, số lần nhấp, tỷ lệ nhấp, vị trí trung bình của từ khóa…

Xem thêm: SEO là gì, SEM là gì? SEO và SEM khác nhau như thế nào?

Cách tăng traffic cho website là gì?

Có nhiều cách khác nhau để kéo traffic, bạn có thể tham khảo những cách đơn giản và dễ thực hiện như:

Sáng tạo nội dung chất lượng

Tạo nội dung phù hợp cho trang web sẽ giúp thu hút những traffic chất lượng. Để làm được điều này, bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu là ai, sở thích là gì… từ đó sáng tạo những nội dung đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề của họ.

Xây dựng, phát triển cộng đồng trên mạng xã hội

Dành thời gian để tăng nhận diện thương hiệu trên các nền tảng xã hội là cách để kéo traffic cho website. Tạo fanpage, tạo group, cung cấp thông tin hữu ích, tương tác với người dùng, đăng bài đúng thời điểm…. là những hoạt động bạn có thể thực hiện để xây dựng và phát triển thương hiệu. Sự công nhận thương hiệu càng lớn thì càng thu hút nhiều lượt truy cập vào trang web.

SEO website để tối cải thiện vị trí trên công cụ tìm kiếm

Một trong những giải pháp tối ưu để kéo traffic là gì? Đó chính là SEO (Search Engine Optimization). SEO sẽ giúp trang web xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm và thu được nhiều traffic về website.

Triển khai backlink

Một cách khác để xếp hạng cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm và tăng traffic cho website là có các backlink chất lượng. Bạn có thể đặt backlink ở các forum, blog hay uy tín hơn là các trang báo online.

Đừng quên chi tiền cho quảng cáo

Quảng cáo nên các nền tảng Google, Facebook là cách tăng traffic mà bạn không thể bỏ qua. Để thực hiện các chiến dịch quảng cáo hiệu quả và tối ưu hóa ngân sách, bạn cần có nền tảng kiến thức vững chắc, tư duy nhạy bén, luôn cập nhật xu hướng, thay đổi chính sách từ các ông lớn này. 

Traffic là chỉ số quan trọng nhưng không phải là tất cả. Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của một chiến dịch. Điều quan trọng là hiểu vị trí, sự ảnh hưởng, mối liên hệ giữa traffic và các yếu tố khác để tối ưu hóa cũng như mang lại sự hiệu quả tổng thể. Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về traffic trong Marketing là gì cho bạn đọc. Để tìm hiểu thêm các chủ đề Marketing hấp dẫn khác, hãy theo dõi Việc Làm 24h ngay nhé!

Xem thêm: Bị kỷ luật do vạ miệng: Làm sao sử dụng mạng xã hội đúng cách khi đi làm?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục