IT system là một thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng ứng dụng hệ thống này để tối ưu quy trình vận hành và nâng cao bảo mật. Vậy IT system là gì? Có vai trò ra sao đối với hoạt động của doanh nghiệp? Ngay sau đây hãy cùng Việc Làm 24h làm rõ nhé!
1. IT system là gì?
Trước tiên, chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu khái niệm IT system là gì. Hệ thống công nghệ thông tin (IT system) thường được hiểu là hệ thống thông tin, truyền thông hoặc cụ thể hơn là hệ thống máy tính, bao gồm toàn bộ phần cứng, phần mềm và các thiết bị ngoại vi, được vận hành bởi một nhóm người dùng IT giới hạn. Dự án IT thường ám chỉ việc xây dựng và triển khai một IT system.
Các IT system đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý dữ liệu hiệu quả, nâng cao mạng lưới truyền thông và thúc đẩy quy trình tổ chức trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Để một dự án IT thành công, cần có kế hoạch chi tiết và công tác bảo trì thường xuyên nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động tối ưu cũng như phù hợp với các mục tiêu của tổ chức.
Xem thêm: Script là gì? Khám phá các ứng dụng tiềm năng phổ biến của Script
2. Tại sao IT system lại đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp ngày nay?
IT system được đánh giá là nền tảng cốt lõi của một doanh nghiệp thành công, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đảm bảo các biện pháp bảo mật mạnh mẽ. Nếu thiếu hệ thống này, doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với tình trạng hoạt động kém hiệu quả, rò rỉ dữ liệu và bỏ lỡ nhiều cơ hội tăng trưởng.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nên lựa chọn các hệ thống phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Bằng cách hiểu rõ thông tin cụ thể, chủ doanh nghiệp có thể kết hợp đúng đắn giữa cơ sở hạ tầng mạng, phần mềm, phần cứng và dịch vụ đám mây để hỗ trợ cũng như phát triển hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
3. Ví dụ về ứng dụng của IT System trong thực tế
Hệ thống IT (IT System) bao gồm các thành phần kết nối với nhau để quản lý, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin. Những hệ thống này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, bảo vệ dữ liệu và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến và có tính chuyển đổi cao về IT system:
3.1. Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP)
ERP tích hợp các chức năng quan trọng của doanh nghiệp, như tài chính, chuỗi cung ứng và nhân sự vào một nền tảng duy nhất. Ví dụ: SAP, Oracle NetSuite, Microsoft Dynamics. Thông qua ERP, doanh nghiệp có thể hợp nhất nhiều quy trình thành một hệ thống duy nhất để tăng hiệu quả quản lý. Đồng thời, hệ thống này cũng cung cấp dữ liệu thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định tốt hơn.
3.2. Hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM)
Các hệ thống CRM như Salesforce, Zoho CRM và HubSpot giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả dữ liệu và gia tăng cơ hội tương tác với khách hàng. Cụ thể, nó hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi hành trình khách hàng, mang lại trải nghiệm cá nhân hóa. Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận bán hàng và tiếp thị cũng sẽ được cải thiện nhờ vào hoạt động của hệ thống này.
Xem thêm: CRM là gì? Quy trình xây dựng hệ thống CRM cho doanh nghiệp
3.3. Công cụ Giao tiếp và Hợp tác
Công cụ giao tiếp và hợp tác như Microsoft Teams, Slack, Zoom cho phép thành viên trong đội nhóm giao tiếp liền mạch và cộng tác ở thời gian thực. Với công cụ này, người lao động được hỗ trợ làm việc từ xa , đồng thời tăng năng suất làm việc với tính năng nhắn tin tức thì, chia sẻ tệp và hội nghị video.
3.4. Hệ thống An ninh Mạng
Hệ thống an ninh mạng bao gồm tường lửa, phần mềm chống virus và các nền tảng phát hiện mối đe dọa như Sophos, Palo Alto Networks. Khi sử dụng những phần mềm này, doanh nghiệp có thể bảo vệ dữ liệu và hệ thống nội bộ khỏi các mối đe dọa mạng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như GDPR.
3.5. Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS)
CMS như WordPress, Joomla, hoặc Drupal cho phép doanh nghiệp tạo, quản lý và xuất bản nội dung số hiệu quả. Hệ thống này đem đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như đơn giản hóa quản lý trang web mà không cần nhiều kiến thức lập trình. Mặt khác, nó cũng cho phép cập nhật nội dung nhanh chóng để duy trì tính hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu phù hợp.
3.6. Hệ thống Điện toán Đám mây
Các nền tảng như Microsoft Azure, Amazon Web Services (AWS) và Google Cloud cho phép doanh nghiệp lưu trữ và xử lý dữ liệu trên đám mây thay vì máy chủ cục bộ. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm chi phí phần cứng và tăng khả năng mở rộng, đồng thời cung cấp quyền truy cập linh hoạt vào dữ liệu từ bất kỳ đâu.
Xem thêm: Top 5 phần mềm ERP đáng cân nhắc nhất hiện nay
3.7. Công cụ Phân tích Dữ liệu & Trí tuệ Doanh nghiệp (BI)
Những giải pháp như Tableau, Power BI và Google Analytics giúp phân tích dữ liệu để tìm ra các xu hướng và thông tin hữu ích. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định hiệu quả hơn, cải thiện hoạt động và sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, công cụ trên cũng đưa ra dự đoán nhằm chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, IT system còn hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với sự thay đổi và phát triển bền vững.Trên đây là những chia sẻ của Việc Làm 24h về khái niệm IT system là gì cũng như những ứng dụng của nó đối với doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ phát triển, doanh nghiệp càng nên tích hợp hệ thống IT vào quy trình vận hành của mình. Đây sẽ là công cụ đắc lực để đạt được mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng đến!