Trong một nghiên cứu năm 2017 của Gallup cho thấy chỉ có 15% trong số 1 tỷ nhân viên trên thế giới gắn kết với công việc. Đây là một con số đáng báo động khi mức độ gắn kết ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả làm việc. Trong quản lý nhân sự, Employee Engagement là thuật ngữ đề cập đến khái niệm gắn kết của nhân viên. Với con số phần trăm khiêm tốn trên có thể thấy rõ ràng Employee Engagement không được nhiều công ty coi trọng hoặc chưa thực sự hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này. Vậy Employee Engagement là gì, có tác động như thế nào đến tổ chức? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết sau.
Employee Engagement là gì?
Employee Engagement là sự gắn kết của nhân viên, mô tả mức độ nhiệt tình, cống hiến mà nhân viên dành cho công việc và tổ chức. Dựa trên nhiều nghiên cứu về Employee Engagement trong nhiều thập kỷ, Gallup đã kết luận rằng những nhân viên có sự gắn kết cao sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn so với những nhân viên khác. Và kết luận này áp dụng cho mọi ngành, quy mô công ty, quốc gia cũng như thời kỳ kinh tế thuận lợi và khó khăn.
Employee Engagement được chia thành 4 cấp độ như sau:
– Highly engaged employees – Nhân viên gắn bó cao: Là những người có mức độ hài lòng cao và cảm thấy tích cực về công việc và tổ chức. Họ được xem là “nhân viên trung thành” của công ty.
– Moderately engaged employees – Nhân viên gắn bó vừa phải: Nếu nhân viên gắn bó cao chấm công ty 10 điểm thì nhân viên gắn bó vừa phải sẽ cho 7-8 điểm. Họ đánh giá cao tổ chức nhưng có một số điểm khiến họ chưa hài lòng và cảm thấy cần cải thiện.
– Barely engaged employees – Nhân viên ít gắn bó: họ thường thờ ơ, thiếu động lực và chỉ làm việc cho có dẫn đến hiệu suất thấp.
– Disengaged employees – Nhân viên không gắn bó: Nhóm nhân viên này là “thành phần nổi loạn” khi có quan điểm tiêu cực, thậm chí chống đối về công việc hay tổ chức.
Tầm quan trọng và lợi ích của Employee Engagement là gì?
Sự gắn kết của nhân viên rất quan trọng vì mang lại nhiều lợi ích và góp phần vào thành công chung của bất kỳ tổ chức nào. Dưới đây là minh chứng cho tầm quan trọng của Employee Engagement:
1. Tăng năng suất nhờ qua Employee engagement là gì?
Lợi ích của Employee Engagement là gì? Employee Engagement có tác động trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Những nhân viên gắn kết cao thường sẽ có động lực, cam kết và tập trung hơn vào công việc của mình. Họ làm chủ các nhiệm vụ, làm việc năng suất, luôn mang lại kết quả vượt mong đợi.
2. Cải thiện sự hài lòng trong công việc
Khi nhân viên cảm thấy gắn bó, họ sẽ hài lòng với công việc ở mức độ cao hơn. Họ tìm được cảm giác thỏa mãn thông qua việc được tổ chức đánh giá cao và cảm giác đạt thành tựu. Sự hài lòng này sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên lâu hơn, đặc biệt là những nhân tài cốt cán.
Xem thêm: 5 bí quyết cải thiện mức độ hài lòng, tạo niềm vui làm việc cho nhân viên
3. Tăng khả năng giữ chân nhân viên
Employee Engagement đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân tài. Những nhân viên gắn kết cao có nhiều khả năng ở lại công ty và ít có xu hướng tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác. Một trong những lý do là họ cảm thấy được kết nối với sứ mệnh, giá trị của tổ chức, đam mê dành cho công việc và nhìn thấy cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp. Do đó doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự gắn kết để góp phần giảm tỷ lệ thôi việc cũng như giữ chân những nhân viên chủ chốt.
Xem thêm: Giữa thời buổi khan hiếm nhân sự, làm thế nào để giữ chân nhân tài?
4. Tăng mức độ trung thành của nhân viên
Những nhân viên gắn kết cao sẽ có ý thức hơn về lòng trung thành và cam kết với tổ chức. Tâm lý của họ là đầu tư vào công việc sẽ mang đến giá trị, từ đó luôn ủng hộ và trở thành “fan cứng” của tổ chức. Họ chính là đại sứ thương hiệu, quảng bá hình ảnh tốt đẹp của tổ chức đến với khách hàng và mọi người xung quanh.
5. Cải thiện khả năng hợp tác và làm việc nhóm
Employee Engagement thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác khi nhân viên tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để đẩy hiệu suất nhóm lên đỉnh cao?
6. Xây dựng văn hóa tổ chức tích cực qua Employee engagement là gì?
Employee Engagement thúc đẩy giao tiếp cởi mở, tin cậy và minh bạch. Qua đó, nhân viên luôn thoải mái khi nói lên ý kiến của mình, hợp tác giữa các phòng ban, không ngại những thách thức và tự do sáng tạo. Một nền văn hóa hóa làm việc tích cực sẽ là điểm cộng lớn trong việc thu hút, giữ chân nhân tài, thúc đẩy sự đổi mới và xây dựng danh tiếng của tổ chức.
8 chiến lược Employee Engagement để nâng cao sự gắn kết của nhân viên
Theo dữ liệu từ năm 2020, 2021 và 2022 của Gallup, Employee Engagement Rate của thế giới là 23%. Trong khi đó, tỷ lệ gắn kết ở Việt Nam là 21%, tỷ lệ chưa gắn kết lên đến 72%, còn lại 7% là hoàn toàn không gắn kết. Do đó, phát triển Employee Engagement là làm gì hay làm thế nào để nâng cao tỷ lệ nhân viên gắn kết là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Để trả lời được câu hỏi này, các tổ chức cũng như bộ phận nhân sự cần hiểu rõ các yếu tố thúc đẩy Employee Engagement là gì và từ đó có những chiến lược phù hợp. Có 4 động lực chính thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên bao gồm: mục đích, phát triển, người quản lý thông thái, giao tiếp và tập trung vào điểm mạnh.
Dưới đây là 8 chiến lược Employee Engagement mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo:
1. Áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên
Xây dựng một ngôi nhà lúc nào cũng bắt đầu từ nền móng. Với bất kỳ quyết định quan trọng nào trong tổ chức nên đảm bảo là bắt đầu từ cấp thấp nhất, đó là nhân viên.
Bạn hãy tiến hành khảo sát nhân viên về công việc, môi trường, văn hóa, tổ chức… Một nghiên cứu cho thấy cứ 6 nhân viên thì có 1 người không hài lòng đến mức cần tìm công việc mới. Do đó, khảo sát có thể là cách tốt nhất để thúc đẩy chiến lược Employee Engagement. Vì thông qua việc được hỏi ý kiến, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và là một phần của tổ chức.
2. Thúc đẩy giao tiếp hai chiều
Đã gọi là chiến lược gắn kết thì điều tiên quyết là không để nhân viên cảm thấy lạc lõng. Sự minh bạch mang lại niềm tin khi nhân viên hiểu được các quyết định của công ty sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào hoặc họ nên xử lý tình huống như thế nào? Nhưng việc phổ biến thông tin là chưa đủ, bạn nên khuyến khích nhân viên chia sẻ để cuộc giao tiếp 2 chiều được diễn ra suôn sẻ.
Xem thêm: Sếp bạn có phải người biết lắng nghe, làm sao để sếp lắng nghe tâm tư của bạn?
3. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
Một tổ chức về cơ bản cũng là cộng đồng mà trong đó mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình và phục vụ cho mục tiêu chung. Do đó để khuyến khích tinh thần tập thể cho nhân viên, việc thực hiện bất kỳ hoạt động gắn kết nào cũng có thể hữu ích từ tổ chức sự kiện lớn hàng năm cho đến mời cả nhóm đi ăn trưa. Dù tổ chức có hệ thống phân cấp như thế nào, tốt hơn hết là nên duy trì sự bình đẳng và không thiên vị.
4. Ghi nhận nhân viên
Khi không được công nhận, hầu hết nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, không tiếp tục phát huy khả năng, thậm chí có những hành vi “nổi loạn”. Chưa kể họ có thể chủ động tìm kiếm những công việc khác.
Vì lý do này, điều khôn ngoan là tạo ra môi trường giàu sự công nhận, làm việc tốt sẽ được khen thưởng, vinh danh. Chỉ cần một vài lời động viên là đã khiến người khác cảm thấy mình được đánh giá cao và có giá trị. Tuy nhiên, cần lưu ý là mọi hình thức công nhận phải phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức để chèo lái con thuyền nhân lực đi đúng hướng.
5. Đầu tư vào phát triển cá nhân qua Employee engagement là gì?
Mọi tài sản về con người đều cần được bồi dưỡng và mài giũa để tạo ra sự phát triển cũng như lợi ích lâu dài cho tổ chức. Khi hỗ trợ cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo hay tài trợ học phí cho con nhân viên thì doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào tương lai của công ty mà còn xây dựng lòng trung thành của nhân viên. Hãy nhớ rằng, bất kỳ nhân viên nào cũng đều yêu thích việc công ty hỗ trợ họ trong sự nghiệp và mang lại giá trị cho cuộc sống cá nhân.
6. Nhà quản lý tài ba
Theo Gallup, 70% sự khác biệt trong Employee Engagement là do người quản lý quyết định. Do đó các tổ chức nên có sự quan tâm nhất định và lựa chọn kỹ càng trong việc tuyển dụng nhà quản lý. Mặc dù bạn có thể đào tạo họ sau khi tuyển dụng nhưng tốt hơn là nên chọn những người có năng lực.
Xem thêm: Phong cách lãnh đạo của bạn là gì: Người quản lý thân thiện hay độc đoán?
7. Tạo ý thức về giá trị bản thân qua Employee engagement là gì?
Mối quan hệ giữa tổ chức, nhân viên phải luôn ở thế cân bằng và win – win. Do đó, bạn không nên làm lệch cán cân này. Dù mức lương cao chắc chắn sẽ thu hút được họ nhưng đó không phải là tất cả. Khi họ cảm thấy có sự gắn kết với tổ chức, họ sẽ cống hiến và đóng góp nhiều hơn. Một trong những cách để tối ưu vấn đề này là cho nhân viên biết sự đóng góp của họ quan trọng như thế nào, giúp ích ra sao trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nói một cách đơn giản, bạn hãy làm cho nhân viên nhận ra giá trị của chính mình.
8. Phác thảo lộ trình sự nghiệp
Chiến lược này được áp dụng nhiều nhất với thế hệ Millennials. Vì đối với họ, chỉ đến văn phòng, làm công việc được giao và cuối tháng nhận lương là chưa đủ. Họ dành nhiều nỗ lực cũng như sự quan tâm về vị trí của mình trong 5 hoặc 10 năm tới. Do đó việc chủ động phác thảo lộ trình sự nghiệp là một hoạt động rất đáng để thực hiện.
Bạn không thể cải thiện Employee Engagement chỉ bằng một giải pháp đơn giản. Việc tạo ra môi trường gắn kết đòi hỏi cách tiếp cận đa chiều và cải tiến liên tục. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Employee Engagement là gì. Hãy liên hệ Việc Làm 24h ngay để tìm kiếm và kết nối với những ứng tài năng.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp: Bí quyết tạo dựng danh tiếng của các công ty hàng đầu