Dấu hiệu sếp không thích bạn là gì? Làm gì khi bị sếp cho vào blacklist?

Bị một người ghét bỏ và không thích đó là một điều kém may mắn nơi công sở, lại càng khó khăn hơn khi người đó chính là sếp của bạn. Vậy nếu rơi vào trường hợp nhận ra sếp không thích bạn, bạn nên ứng xử một cách khôn ngoan và chuyên nghiệp, nếu không bạn rất dễ phải từ bỏ công việc mà mình yêu thích. Hãy cùng Vieclam24h.vn quan sát những dấu hiệu sau để nhận biết tình hình và tìm cách ứng phó nếu không may bạn là nhân vật nằm trong “danh sách đen” của sếp nhé! Đừng để mất việc chỉ vì những điều hết sức vô lý.

1. Bạn lọt tầm ngắm bị kiểm soát

Sếp sẽ luôn tìm cớ kiểm tra công việc của bạn dù chưa đến hạn deadline cần hoàn tất. Sếp cũng sẽ chú ý nhiều hơn đến những tiểu tiết và ra lệnh bạn đừng làm mất sự tin tưởng của họ chỉ vì những lỗi nhỏ này. Họ cũng nhân đó tỏ thái độ cho rằng bạn không đủ tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ứng phó:

Hãy thử tìm hiểu xem sếp có đối xử với người khác cũng như với bạn? Sự kiểm soát sẽ khiến hiệu quả công việc của bạn ít nhiều bị ảnh hưởng, làm việc kém năng suất hơn. Vì vậy, bạn càng tập trung làm tốt công việc của mình thì sẽ càng hạn chế được việc mất niềm tin mà sếp dành cho bạn. Có thể sếp chỉ muốn thu được kết quả tốt nhất nên đặt nhiều áp lực lên bạn.

sếp không thích bạn
Sếp sẽ luôn tìm cớ kiểm tra công việc của bạn dù chưa đến hạn deadline cần hoàn tất

Nếu sếp đối xử khác biệt rõ ràng, bạn bị cô lập trong mắt sếp, hãy hỏi bản thân đã làm gì mắc sai lầm khiến sếp thấy bạn thiếu tự tin. Bạn từng mắc sai sót? Bạn trễ deadline? Hãy biết nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Nếu vẫn không thấy có lý do gì để khiến sếp đối xử với mình như thế, bạn có thể chọn phương án sau cùng là trò chuyện trực tiếp với sếp và hỏi xem bạn đã có sai lầm gì khiến sếp không tin tưởng bạn cũng như cách để lấy lại niềm tin từ sếp.

Thử gợi ý những phương án để giảm mức độ kiểm soát của sếp như: báo cáo hàng tuần, họp hàng tuần để sếp không cần kiểm tra bạn quá nhiều. Nếu sếp đồng ý, hãy xin sếp để bạn hoàn toàn chủ động một mình xoay sở dự án, khẳng định tự tin trước sếp bạn sẽ hoàn thành tốt.

Xem thêm: Các mẫu báo cáo công việc chuyên nghiệp cho dân văn phòng khiến sếp khen ngợi

2. Không bao giờ được sếp feedback

Dấu hiệu tiếp theo của việc sếp không thích bạn là sếp không bao giờ góp ý hay phản hồi cho bạn. Có những người quản lý rất tệ, họ thường chẳng mấy khi trả lời mail của nhân viên nếu thấy không cần thiết. Họ cũng chẳng nói mình đã nhận được mail rồi hay đơn giản chỉ là “ok!” để nhân viên yên tâm mail gửi đúng chỗ. Hãy hỏi những đồng nghiệp khác xem sếp bạn thường trả lời mail của họ chứ? Nếu chỉ có bạn là người bị phớt lờ mail hay bất cứ thông điệp nào gửi tới sếp, bạn đang là kẻ bị sếp loại ra khỏi cuộc chơi rồi đấy!

Ứng phó:

Nếu sếp không phản hồi, bạn hãy gặp sếp và hỏi trực tiếp đại loại: “Em chọn phương án đó, ok chứ sếp?”, “Sếp có ý kiến gì không ạ?”… Hãy lắng nghe những gì sếp nói, quan sát sếp bởi bạn sẽ nhận biết nhiều điều qua cách sếp đang nói chuyện với bạn. Cách sếp trả lời sẽ thể hiện cái nhìn của cấp trên về bạn. Nếu chỉ là thái độ hời hợt và không đánh giá cao bạn, bạn cầm chắc vé thua trong việc được lòng sếp rồi! Xem xét và có cách thể hiện mình phù hợp, đừng quá vội vàng hấp tấp mà nên nhã nhặn lắng nghe với thái độ cầu thị bạn nhé!

3. Từ chối tăng lương và không giải thích nhiều

Bằng hết mọi kỹ năng khéo léo của mình, bạn muốn được tăng lương sau thời gian dài công hiến, tuy nhiên đáp lại mong mỏi của bạn, sếp trả lời thẳng thừng rằng: “Công ty chỉ trả được vậy!” và bạn chưng hửng không được lời giải thích. Đây là cách sếp đánh giá năng lực về bạn. Nếu sếp coi trọng bạn và thấy cần bạn cho công việc, sếp sẽ có buổi trò chuyện nghiêm túc với bạn về chuyện này. Ngân sách công ty không cho phép là một vấn đề nhưng sếp sẽ giải thích cho bạn những khó khăn và mong bạn tiếp tục đồng hành. Nếu bạn nhận được lời từ chối thẳng thừng, bạn có mặt ở công ty hay không cũng không mấy quan trọng với sếp.

sếp không thích bạn
Khi sếp không thích bạn, những đề nghị tăng lương bị từ chối thẳng thừng.

Ứng phó:

Hỏi sếp: “Có cách nào để tăng thu nhập cho tôi trong tương lai?”. Một người quản lý muốn giữ chân bạn sẽ chỉ cho bạn cách tăng thêm thu nhập, thậm chí có người giới thiệu cho cả những dự án ngoài công việc chính. Nếu không, ít nhất sếp cũng bày tỏ niềm tin rằng bạn chắc chắn sẽ được tăng lương vào một thời điểm nào đó. Còn nếu như buổi nói chuyện với sếp đơn giản chỉ là “hoặc bạn tiếp tục làm việc, hoặc bạn nghỉ” thì bạn cần suy nghĩ thêm về việc có nên tiếp tục ở lại với công việc này hay không.

Xem thêm: Tham khảo 7 tuyệt chiêu đề xuất tăng lương không vị sếp nào có thể chối từ

4. Sếp chẳng đoái hoài gì bạn

Sếp thường hủy những cuộc họp với bạn, quên gọi lại và trả lời email, không hướng mắt nhìn bạn dù bạn đang trong tầm mắt sếp. Sếp ít khi trò chuyện với bạn, không thăm hỏi xã giao bạn… Bạn đang không nằm trong danh sách nhân viên ưu tiên của sếp, sếp không thích bạn rồi đấy.

Ứng phó:

Đây là cách sếp đối xử chung với mọi người? Nếu chỉ có riêng bạn bị phân biệt, hãy nói chuyện với sếp. Hãy hỏi sếp trực tiếp về việc họp để những cuộc họp không bị hủy, hãy nhắc khéo về cú điện thoại cần trao đổi gấp hôm qua nhưng sếp không nghe máy và gọi lại.

sếp không thích bạn
Sếp thường hủy những cuộc họp với bạn, quên gọi lại và trả lời email, không hướng mắt nhìn bạn dù bạn đang trong tầm mắt sếp.

5. Bạn không được dự họp

Sếp tụ tập những đồng nghiệp khác trong một buổi họp quan trọng và không gọi bạn? Bạn được xem là thành phần ngoài lề và chỉ biết các quyết định khi cuộc họp đã xong xuôi.

Ứng phó:

Gặp và trao đổi trực tiếp luôn là cách hay bạn nên làm. Thay vì trách móc, bạn hỏi sếp rằng: “Tôi có một vài ý kiến hay muốn chia sẻ nhưng đã bỏ lỡ cuộc họp sáng nay”, “Lần sau họp tôi sẽ được tham gia chứ?”. Những câu hỏi thẳng thắn với mục tiêu đóng góp thay vì trách móc sẽ là gợi ý khéo léo cho bạn.

6. Liên tục chỉ trích bạn

Ai cũng có lần bị sếp mắng nhưng nếu bạn thường xuyên phải nghe trách móc và không khiến sếp hài lòng, mối quan hệ đang ở mức báo động đỏ, chứng tỏ sếp không thích bạn.

Ứng phó:

Hãy cố gắng hoàn thành dự án của bạn thật tốt, thêm năng lượng vào công việc và thường báo cáo những mặt tích cực cho sếp. Một khi bạn cố gắng hết mình mà vẫn bị sếp chỉ trích hãy có cuộc nói chuyện nghiêm túc: “Tôi có cảm giác sếp không hài lòng về công việc của tôi, có điểm nào sai, sếp chỉ rõ để tôi rút kinh nghiệm cụ thể”. Những vấn đề sẽ được giải quyết trên bề mặt nhưng nếu thực tâm sếp không muốn làm việc cùng bạn, phần chìm dưới tảng băng sẽ luôn còn đó. Và lúc này, cách tốt nhất là bạn nên tìm nơi nào đó đánh giá đúng năng lực, giá trị của mình.

Xem thêm: Những sai lầm của người lãnh đạo dễ gây căng thẳng cho nhân viên

Kết luận

Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hi vọng rằng những những người đi làm sẽ không bao giờ phải rơi vào hoàn cảnh sếp không thích bạn. Tuy nhiên, nếu chẳng may rơi vào tình huống trên, hãy bình tĩnh quan sát và tìm hiểu nguyên nhân. Đừng ngần ngại trao đổi thẳng thắng với sếp về cách suy nghĩ và những vấn đề bạn đang gặp phải. Nếu tình hình mãi vẫn không cải thiện khiến bạn gặp nhiều khó khăn, hãy thử suy nghĩ đến phương án tìm một công việc mới nhé.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Không chỉ là nền tảng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng uy tín, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h còn là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV chuyên nghiệp miễn phí. Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Vieclam24h.vn. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Vieclam24h.vn cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…

Xem thêm: Độc đoán là gì? Cách nhận biết sếp theo phong cách lãnh đạo độc đoán

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục