Tìm hiểu CV là gì?
Bắt nguồn là từ viết tắt của “Curriculum Vitae”. Tức là sơ yếu lý lịch, tuy nhiên thực chất CV không mang ý nghĩa đơn thuần này. CV được hiểu là một bản trình bày về thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của ứng viên…một cách tóm lượt, ngắn gọn và mạch lạc nhất.
Khái niệm về CV xin việc làm
Tuỳ vào khả năng trình bày CV ấn tượng của bạn mà nhà tuyển dụng có thể bị thu hút và cho bạn cơ hội phỏng vấn sắp tới.
Hiện nay rất nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa CV xin việc và đơn xin việc, tuy nhiên mục đích cũng như cách thức trình bày của 2 loại đơn này là hoàn toàn khác nhau.
Vậy CV và đơn xin việc khác nhau điểm gì?
Khác với ý nghĩa của CV nêu trên, đơn xin việc xét về nội dung và hình thức như một lá thư gửi đến nhà tuyển dụng. Trong đơn xin việc, ứng viên nêu mong muốn được cống hiến cho công ty ứng tuyển bằng những kinh nghiệm, kỹ năng đang có, diễn đạt với ngôn ngữ tinh tế và truyền cảm hứng.
Điểm khác nhau cơ bản giữa CV và đơn xin việc làm
Một khi đã hiểu rõ bản chất của 2 loại đơn này, bạn có thể dễ dàng phát huy “bộ đôi quyền lực” một cách hoàn hảo để cơ hội tiến gần hơn đến nhà tuyển dụng. Đối với các CV tiếng anh, ngoài việc trình bày bài bản ra, việc nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là vô cùng quan trọng để có một CV chất lượng.
Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng anh
Điểm mạnh và điểm yếu ai trong chúng ta cũng có, tuy nhiên trong CV xin việc bằng tiếng anh. Nhà tuyển dụng rất để tâm đến vấn đề này dựa trên phương diện công việc để so sánh với yêu cầu vị trí ứng tuyển có phù hợp với bạn hay không.
Cách viết điểm mạnh
Bạn tập trung triển khai các điểm mạnh trong khả năng của mình liên quan đến yêu cầu công việc, tránh dài dòng ngoài lề. Khi những kỹ năng bạn đưa ra vô cùng trùng khớp với điều các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thì cơ hội thu hút họ là vô cùng dễ dàng.
Ví dụ vị trí ứng tuyển là nhân viên văn phòng, bạn có thể nêu bật điểm mạnh là kỹ năng tin học văn phòng thành thạo, khả năng viết văn thư tốt chẳng hạn… Những điều này vô tình cộng điểm cho CV của bạn đấy.
Cách viết điểm yếu
Tại sao nhà tuyển dụng lại muốn thấy điểm yếu của bạn? Vì thông qua điểm yếu này, họ có thể nhìn thấy và đánh giá con người bạn. Thế nên việc trình bày điểm yếu bạn phải khá thận trọng nếu không muốn mất cơ hội ứng tuyển.
Để làm lu mờ điểm yếu của mình trong CV, bạn nên chèn các từ mang tính chất giãn cách ra như: đôi khi, thỉnh thoảng… trước mỗi điểm yếu trong CV một cách hợp lý.
Viết điểm yếu trên CV thông minh
Và nên nhớ, những điểm yếu bạn đưa ra phải luôn đi kèm với hướng khắc phục để nhà tuyển dụng có thể thấy ở bạn là sự cầu tiến và ham học hỏi, những nhân viên như vậy họ rất cần trong công việc.
Ví dụ nếu bạn đang có kỹ năng văn phòng kém, bạn có thể trình bày rằng đang theo học các khoá đào tạo tin học để phát triển kỹ năng phục vụ cho công việc tốt hơn.
Một CV hoàn hảo luôn dựa trên thông tin thật
Tuy nhiên yếu tố thành thật trong khi viết CV là vô cùng quan trọng. Các thông tin bạn đưa ra luôn dựa trên thực tế và sự nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình vừa qua. Hãy luôn tạo lòng tin cho nhà tuyển dụng bằng sự chân thành của mình nhé, chúc bạn thành công!