Nghỉ việc là chuyện chẳng còn xa lạ chốn công sở, đặc biệt là gen Z vào thời điểm cuối năm. Bạn sẽ chẳng bất ngờ khi thấy cô bạn trẻ ngày nào còn nhỏ nhẹ học việc từ mình bây giờ đã đột ngột sang công ty khác, làm một công việc khác. Dường như nhảy việc với thế hệ này không phải chuyện hiếm gặp, nhưng liệu rằng họ có nên nghỉ việc cuối năm hay không?
Nghỉ việc cuối năm – xu hướng của người trẻ
Nghiên cứu của LinkedIn đã chỉ ra rằng có tới 80% nhân viên trong thế hệ gen Z đã chuyển đổi công việc trong năm qua. Các chỉ số thống kê cũng cho thấy họ thường thay đổi công việc khi kết thúc tháng 12. Tháng 1 và 2 được xem là “ thời điểm vàng” để nhảy việc. Khi gen Z có nhiều cơ hội về tuyển dụng cùng với ý định chuyển việc được nung nấu từ trước, và nhiều “chiến tích” ở công ty cũ, họ dễ dàng nhảy việc.
Tháng 3 – 4 cũng được xem là sự lựa chọn khá tốt bởi một số công ty còn chưa tuyển đủ nhân sự mong muốn vào đợt tháng 1 – 2. Nhưng tới tháng 11 và 12 thì nhiều người cho rằng đừng dại mà chuyển việc. Bởi thời điểm cuối cùng của năm hầu hết các công ty không muốn có thay đổi về mặt nhân sự. Và mọi người cũng có tâm lý yên ổn để nhận lương tháng 13 và thưởng Tết.
Xem thêm: Lương tháng 13 là gì? Có phải đóng thuế thu nhập hay không?
Nhưng người trẻ nên nhảy việc vào năm thứ mấy? Theo Patty McCord, cựu Giám đốc Nhân sự của Netflix, bạn trẻ nên nhảy việc mỗi 3 – 4 năm. Sau khoảng thời gian này, bạn mới hiểu rõ về công việc, công ty để đưa ra quyết định khách quan nhất.
Gen Z nên nghỉ việc cuối năm trong trường hợp nào?
Tìm nguyên nhân để ra quyết định là lời khuyên dành cho bạn. Có nhiều lý do để nhảy việc, nhưng với gen Z hầu hết tới từ hai sợi dây vô hình sau đây:
Do công ty
Nhiều người trẻ cảm thấy họ được trả công hoặc vị trí không tương xứng, hoặc do không thích hợp với phòng ban hiện tại. Một số công ty có môi trường làm việc “toxic” và quá khắt khe. Thế hệ này không chấp nhận với việc sống với những “Monster” ám ảnh họ mỗi ngày.
Xem thêm: Red flag là gì? 7 dấu hiệu nhận biết công ty độc hại trong phỏng vấn
Tăng ca với nhiều người là chuyện thường tình chốn công sở. Nhưng với thế hệ này là gánh nặng, tiếng nói nhân quyền và khả năng chịu áp lực không cho phép họ dễ dàng chấp nhận điều đó, nếu như không có mức lương tăng ca thực sự đủ thu hút.
Do bản thân
Gen Z là thế hệ “những ma mới” của công sở. Vì vậy họ thiếu khả năng chịu đựng và nhiệt huyết giảm dần là chuyện thường thấy. Thế hệ này cũng luôn khao khát đổi mới để phát huy khả năng tiềm tàng của mình. Nhiều người ngay từ khi bắt đầu tìm việc đã nhắm cho mình một đích đến trong một tập đoàn nào đó nên họ sẽ nhảy việc khi đủ khả năng.
Nghiên cứu của HillHollida cho thấy 48% gen Z bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, tâm lý đám đông sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ. Bởi vậy họ bối rối khi bạn bè, đồng nghiệp nhảy việc nhiều và cho rằng cũng nên làm như thế. Bởi những lý do trên, họ đã sớm nghĩ đến chuyện nhảy việc, và hết năm có lẽ là thời điểm chín muồi.
Xem thêm: FOMO là gì? Dấu hiệu và bí kíp vượt qua FOMO chốn công sở
Một vài lời khuyên dành cho bạn
Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân nhảy việc thì sau đây chúng mình có một vài lời khuyên cho bạn.
Khi nguyên nhân tới từ các vấn đề lương thưởng, thăng tiến, bạn có thể đàm phán lại. Cuối năm, là thời điểm công ty xem xét tăng lương, hoặc biểu hiện năm vừa qua của bạn khá tốt, cơ hội thăng chức của bạn lúc này cao hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Tham khảo 7 tuyệt chiêu đề xuất tăng lương không vị sếp nào có thể chối từ
Trong trường hợp nhảy việc vì vấn đề cá nhân như áp lực, bạn có thể thấy rằng công việc nào cũng sẽ có áp lực, nếu nó quá sức chịu đựng, bạn nên rời đi. Đó cũng là lời khuyên cho bạn khi không còn nhiệt huyết để cố gắng. Nhưng nếu sức nặng tài chính đủ giết chết đam mê đó, bạn vẫn nên làm công việc này một thời gian nữa tới khi có lựa chọn tốt.
Còn nếu là một người luôn khao khát đổi mới, muốn học hỏi kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực và hiện tại không gặp rào cản về tài chính, còn chần chừ gì mà không nhảy việc bây giờ? Nhưng nếu bạn nhảy việc chỉ vì đi theo số đông mà đánh mất lập trường của bản thân, đó thực sự là một quyết định sai lầm.
Và trước khi nhảy việc, hãy nhớ hoàn thành xong nhiệm vụ của mình ở công ty cũ, đó là trách nhiệm cũng là hợp đồng. Công ty khác sẽ chỉ tuyển bạn khi bạn là một người trách nhiệm, trong bối cảnh mà gen Z đang phải chịu những tai tiếng về văn hóa đi làm “thích nghỉ thì nghỉ”, điều này lại càng trở nên nhạy cảm.
Xem thêm: Bỏ túi cách xin nghỉ việc khéo léo và thuyết phục qua 7 bước
Hãy tìm ra nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc cuối năm và cân nhắc về lời khuyên của chúng mình dành cho bạn để đưa ra quyết định tối ưu nhất nhé.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho một khởi đầu mới nhưng chưa tìm được công việc ưng ý, Việc Làm 24h với các cơ hội hấp dẫn vẫn luôn đợi bạn kiếm tìm.