Một trong những phản ứng bình thường của hệ thần kinh đối với những điều không mong muốn trong cuộc sống chính là tức giận. Tuy nhiên, nếu phải đối mặt với cơn tức giận thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra những hệ quả đáng tiếc về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Cùng Nghề Nghiệp Việc làm 24h tìm hiểu Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả được các chuyên gia tâm lý gợi ý để bạn có thể làm chủ cảm xúc cá nhân cũng như nhanh chóng lấy lại tinh thần vui vẻ và năng lượng hơn. Mời bạn tham khảo
1. Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân
Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận đầu tiên là điều chỉnh suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn cảm thấy tức giận vì điều gì đó không theo ý mình, hãy tìm một địa điểm hoặc trò giải trí khiến bạn vui vẻ.
Một cách hiệu quả khác để kiểm soát cơn giận là nghĩ về những điều có thể khiến bạn hạnh phúc, những người bạn yêu thương, những khoảnh khắc giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bình yên. Chẳng hạn như một chuyến du lịch xa với bạn bè, bữa cơm quây quần bên gia đình, một buổi hẹn hò lãng mạn với người yêu, hoặc khoản thu nhập bạn sẽ nhận được nếu hoàn thành xong công việc,…
Giữ ý nghĩ đó và bắt đầu hình dung trong đầu, những hình ảnh, mùi hương và âm thanh trong tâm trí cho đến khi bạn cảm thấy cơn tức giận dịu đi và dễ chịu.
Xem thêm: Nhạy cảm là gì, người nhạy cảm là món quà hay gánh nặng?
2. Tự nhận thức lại về quan điểm cá nhân về sự việc khiến bạn tức giận
Cơn giận dữ có thể khiến bạn không có đủ góc nhìn về một sự vật, sự việc. Từ đó, có thể dẫn đến những quan điểm, hành động và lời nói không đúng trong tức thời.
Trong trường hợp nếu cảm thấy cơn tức giận đang dần tìm đến mình, bạn nên rời khỏi bối cảnh đó, cuộc nói chuyện đó, tốt hơn là tránh xa sự việc đang diễn ra để có thêm thời gian bình tâm, suy ngẫm lại quan điểm của mình một lần nữa. Mặc dù khoảng thời gian này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, tuy nhiên, đây là cách giúp bạn kiểm soát cơn giận dữ hiệu quả hơn.
3. Sử dụng sự hài hước: Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận để đánh lạc hướng sự tức tối, khó chịu của mình
Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận tiếp theo mà Việc làm 24h muốn chia sẻ là hãy sử dụng sự hài hước của bản thân để đánh lạc hướng sự tức tối, khó chịu của mình.
Theo những nghiên cứu khoa học về tâm lý, trong cơn nóng giận nếu bạn tìm đến sự hài hước thì đó sẽ là một cách hiệu quả để giúp bạn cân bằng lại cảm xúc. Điều này không có nghĩa là bạn gượng cười hoặc giải quyết một cách hời hợt vấn đề của bản thân mà là nhìn nhận chúng một cách nhẹ nhàng, lạc quan hơn.
Hạn chế đặt cái tôi lên quá cao và biết cách thay đổi các góc nhìn trước những yếu tố gây ra cơn nóng giận là một trong những cách giúp bạn kiềm chế cơn nóng giận.
4. Đối mặt với nguyên nhân gây tức giận và tìm ra giải pháp
Một trong những Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận tiếp theo được rất nhiều các chuyên gia tâm lý gợi ý chính là đối mặt trực diện với những nguyên nhân khiến bạn tức giận và tìm ra cách giải quyết chúng.
Chẳng hạn, nếu tuyến đường bạn đi làm hàng ngày thường xuyên bị ùn tắc, khiến bạn rất hay rơi vào trạng thái bực tức, nóng giận, bạn có thể tìm một con đường khác thay thế hoặc đi làm sớm hơn để tránh giờ cao điểm.
Nếu bạn bực bội và không thể tập trung vào những việc mình đang làm vì tiếng ồn xung quanh, bạn có thể đeo tai nghe và tận hưởng những bài nhạc yêu thích.
Trong trường hợp bạn không hiểu được cơn tức giận của bản thân bắt nguồn từ đâu, bạn có thể thử dành một chút thời gian cuối ngày để ghi lại nhật ký hoạt động trong một ngày. Mặc dù có thể mất thời gian, nhưng bạn sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp xoa dịu cơn nóng giận của mình khi đã ý thức được hành vi và suy nghĩ dẫn đến cơn nóng giận.
5. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu bạn chỉ đôi khi mới nổi giận trước những sự việc không như ý muốn thì là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tần suất nóng giận trở nên thường xuyên chỉ với những điều nhỏ nhặt, hoặc bạn cảm thấy sức khỏe bị ảnh hưởng, tâm trí mệt mỏi ức chế, có thể đã đến lúc bạn cần đến sự chăm sóc y tế.
Trong trường hợp những cơn nóng giận khiến các mối quan hệ của bạn như quan hệ gia đình, người yêu, bạn bè bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ có giải pháp trị liệu hiệu quả giúp bạn giải quyết và kiểm soát cơn nóng giận cũng như những luồng cảm xúc tiêu cực.
Bạn cũng có thể chọn một người mình thấy tin tưởng, thân thiết để chia sẻ, nói chuyện. Đây cũng là một kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả.
Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?
6. Ngủ: Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận giúp bạn đủ tỉnh táo giải quyết các vấn đề nan giải
Đi ngủ cũng là một trong những cách giúp bạn hạn chế cơn nóng giận hiệu quả. Đây là kết quả của khá nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý con người đã được công bố.
Cụ thể, trong một nghiên cứu tên tạp chí Sleep công bố năm 2022, các chuyên gia tâm lý đã phân tích nhật hoạt động hàng ngày của 202 sinh viên đang học đại học. Trong các hoạt động, các chuyên gia đã theo dõi giấc ngủ, những yếu tố gây nên ức chế, căng thẳng mỗi ngày cũng như sự tức giận của những người tham gia nghiên cứu trong vòng một tháng.
Những sinh viên này cho biết, họ cảm thấy dễ nổi nóng, cáu gắt và tức giận hơn trong những ngày thiếu ngủ so với những ngày được nghỉ ngơi đầy đủ.
7. Tập thể dục
Việc vận động cơ thể, tập một số môn thể thao có thể giúp bạn giải tỏa và kiếm chế cơn nóng giận hiệu quả.
Đôi khi, việc ngồi một chỗ quá lâu khiến cơ thể chậm chạp, ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, nhất là đối với những người làm văn phòng. Khi cơn nóng giận kéo tới, bạn có thể thử đi bộ, tập vài động tác thể dục đơn giản, hay tập yoga, thậm chí là bật một bài nhạc yêu thích và nhún nhảy theo giai điệu của nó.
Khi đầu óc của bạn tập trung vào việc vận động, nó sẽ không phải vận hành để nghĩ tới những điều tiêu cực, những chuyện khiến bạn cảm thấy nóng giận, bực tức và căng thẳng nữa.
8. Tạo cho mình một câu “thần chú”: Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận cần luyện tập mỗi ngày
Một câu “thần chú” mang tính ám thị có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh nhanh chóng trong lúc tức giận. Mặc dù trong lúc “nước sôi lửa bỏng” bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi nhớ đến câu “thần chú” này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tập luyện mỗi ngày và sử dụng một cách thuần thục.
Từ thời điểm hiện tại, bạn có thể chọn một cụm từ hay một câu nói đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn nóng giận hiệu quả. Chẳng hạn như “mọi việc sẽ ổn thôi!”, “bình tĩnh nào”,… như để nhắc nhở bản thân dừng lại một nhịp trước khi đưa ra những lời nói và hành động.
Bạn nên lặp đi lặp lại chúng có thể thành tiếng cũng có thể là tự nói trong lòng cho đến khi tâm trạng bên nguôi ngoai hơn để tránh những hành động đáng tiếc, những lời nói gây tổn thương trong lúc nóng giận gây ra. Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận này được nhiều người sử dụng vì tính hiệu quả và thực tế của nó.
9. Thay đổi môi trường
Thay đổi môi trường cũng là một cách giúp bạn giải tỏa và kiềm chế cơn nóng giận. Hãy luôn tìm cách xoa dịu bản thân, cho bản thân được thư giãn bằng cách dành thời gian để chăm sóc chính mình
Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì nhà cửa bừa bộn, cách giải quyết nhanh nhất cơn nóng giận đang kéo tới chính là hãy ra ngoài đi dạo một vòng, hoặc đi mua sắm một chút đồ đạc. Đảm bảo bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, thậm chí có thêm động lực để dọn dẹp, sắp xếp mọi thứ ổn thoả.
Xem thêm: 4 lời khuyên cực hữu ích giúp bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực sau khi mất việc
10. Hướng sự tập trung vào những điều ý nghĩa
Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận thứ 10 là điều chỉnh sự tập trung của não bộ vào những điều tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Bởi khi tâm thức của bạn bình yên, thanh thản thì mọi sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua một cách thuận lợi, suôn sẻ. Đây cũng là một kết quả của luật hấp dẫn, khi bạn sẽ thu hút những thứ có cùng tầng năng lượng lại với nhau.
Vì thế, bất cứ khi nào bạn cảm thấy cơn nóng giận đang kéo tới, hãy cố gắng điều khiển tâm trí tập trung vào một điều gì đó tốt đẹp hơn nguyên nhân gây ra cơn tức giận của bạn. Điều này có thể giúp bạn cân bằng lại cảm xúc nhanh chóng.
11. Trò chuyện với đứa trẻ bên trong
Margaret Paul – chuyên gia tâm lý học nổi tiếng thế giới cho biết, trong một số trường hợp, cảm giác tức giận trước người khác cho thấy bạn đang không chăm sóc bản thân đúng cách. Vì vậy, hãy cố gắng lắng nghe tiếng nói từ đưa trẻ bên trong bạn. Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận này sẽ giúp bạn bình tĩnh, cân bằng lại cảm xúc dễ dàng hơn.
Cơn nóng giận giống như một đứa trẻ đang quấy khóc và muốn được dỗ dành. Bạn hãy dịu dàng lắng nghe xem lý do nó cư xử như vậy là gì, nó đang hờn dỗi bạn vì điều gì? Có phải vì bạn đang bị tổn thương không? Có phải bạn đang không chăm sóc bản thân mình không đúng mực? Hay bạn đang để người khác lấn lướt không tôn trọng? Liệu bạn có đang phớt lờ những cảm giác bất lực, cô độc hay đau lòng của bản thân không?
Trên đây là 11 kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả được các chuyên gia tâm lý gợi ý trong trường hợp bạn đang gặp rắc rối trong cách kiểm soát cảm xúc cá nhân. Chúc bạn luôn giữ được nguồn năng lượng tích cực, tràn đầy cảm hứng đối với cuộc sống tươi đẹp. Đừng quên truy cập vào Blog của Việc làm 24h để đọc thêm các bài viết hữu ích tương tự nhé! Tìm kiếm thêm việc làm mới để cuộc sống thêm ý nghĩa.
Xem thêm: Naysayer là gì? Cách để làm việc với các Naysayer luôn nói không nơi công sở