Rối loạn lưỡng cực là gì? Đây là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Điều này dấy lên một hồi chuông báo động về sức khoẻ tinh thần của dân công sở. Những áp lực công việc & cuộc sống chính là tác nhân cho sự xuất hiện của chứng bệnh tâm lý này.
Vậy rối loạn lưỡng cực là gì? Chứng bệnh tâm lý này nghiêm trọng đến thế nào? Đâu là giải pháp dành cho dân công sở? Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau.
1. Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là một chứng rối loạn tâm thần. Điều này gây ra sự thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng mức độ hoạt động, sự tập trung. Cuối cùng, những việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc mỗi ngày.
Có ba loại rối loạn lưỡng cực. Cả ba loại đều liên quan đến những thay đổi rõ ràng về tâm trạng, năng lượng và mức độ hoạt động. Những tâm trạng này đi từ những giai đoạn cực kỳ “thăng hoa”, phấn khích, cáu kỉnh. Điểm chung là những hành vi này luôn tràn đầy năng lượng. Đây là giai đoạn hưng cảm (Hypomanic). Để rồi, chúng sẽ đi đến những giai đoạn trầm cảm (Depressive). Những dấu hiệu “xuống dốc” bao gồm buồn bã, thờ ơ hoặc vô vọng.
Cụ thể, 3 dạng rối loạn lưỡng cực phổ biến bao gồm:
1.1 Rối loạn lưỡng cực loại I
Dấu hiệu nhận biết chính là giai đoạn hưng cảm kéo dài ít nhất 7 ngày. Ngoài ra, sẽ có những dấu hiệu trầm cảm xuất hiện xen kẽ với tần suất thấp.
1.2 Rối loạn lưỡng cực loại II
Loại này được xác định bởi các dấu hiệu trầm cảm với tần suất nhiều hơn loại I.
1.3 Rối loạn lưỡng cực theo chu kỳ (Cyclothymia)
Được xác định bởi các giai đoạn của các triệu chứng hưng cảm xen lẫn rầm cảm kéo dài ít nhất 2 năm. Con số này sẽ là 1 năm ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ không giống với 3 dạng rối loạn lưỡng cực trên. Những trường hợp này thường được gọi là “rối loạn lưỡng cực không xác định khác và các chứng rối loạn liên quan”.
Rối loạn lưỡng cực thường được chẩn đoán vào cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Cá biệt, chứng này còn xuất hiện ở trẻ em. Rối loạn lưỡng cực cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên trong thai kỳ của người phụ nữ hoặc sau khi sinh con. Mặc dù các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian, rối loạn lưỡng cực thường cần điều trị suốt đời.
2. Rối loạn lưỡng cực gây ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào?
Áp lực và căng thẳng công việc kéo dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn lưỡng cực. Hậu quả là, hiệu suất và hiệu quả công việc cũng bị ảnh hưởng theo.
Trong một cuộc khảo sát do Liên minh Hỗ trợ Lưỡng cực và Trầm cảm thực hiện, gần chín trong số 10 người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cho biết căn bệnh này đã ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của họ. Hơn một nửa cho biết họ nghĩ rằng họ phải thay đổi công việc hoặc nghề nghiệp thường xuyên hơn những người khác. Và nhiều người cảm thấy rằng họ được giao ít trách nhiệm hơn. Tệ nhất chính là tác động tiêu cực đến con đường thăng tiến trong sự nghiệp.
Nhiều người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường lựa chọn làm việc theo dự án. Điều này nhằm giải tối đa áp lực và cường độ công việc. Tuy nhiên về lâu dài, giải pháp này lại không thật sự hiệu quả.
Làm việc theo dự án không đồng nghĩa với việc không có OT. Thời gian làm việc dài hoặc không thường xuyên có thể tàn phá sự ổn định và hiệu suất công việc của bạn. Sự gián đoạn trong lịch trình công việc cũng dễ dàng tác động đến cảm xúc và tâm lý của người bị Bipolar Disorder.
Giải pháp tối ưu nhất vẫn nằm ở việc lựa chọn một công việc ổn định. Điều này giúp bạn dễ dàng chủ động kiểm soát thời gian, khối lượng công việc. Ngoài ra, một số công việc còn cho phép bạn làm việc tại nhà. Thậm chí, bạn có thể cân nhắc làm việc bán thời gian. Ngoài ra, việc “vào biên chế” của một công ty còn giúp bạn hưởng những chính sách phúc lợi liên quan đến chăm sóc sức khoẻ. Đây mới thực sự là liệu pháp tốt nhất dành cho những người bị rối loạn lưỡng cực.
Một mặt, công việc và thu nhập của không bị gián đoạn. Mặt khác, bạn vẫn có thể nhận được những sự chăm sóc tốt nhất từ công ty và đồng nghiệp.
3. Đâu là công việc phù hợp dành cho người bị rối loạn lưỡng cực?
Những công việc tốt nhất cho những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực là gì?
Thưc ra, không có công việc nào tốt nhất cho tất cả những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về những điều này khi bạn đang xem xét một nghề nghiệp:
a) Môi trường làm việc: Bạn có cần một không gian yên tĩnh, nơi bạn có thể tập trung?
b) Lịch trình làm việc: Giờ giấc phù hợp để bạn làm việc là khi nào?
c) Đồng nghiệp: Đồng nghiệp có những tính cách và lối sống phù hợp với bạn không?
d) Tính sáng tạo trong công việc: Nhiều người bị rối loạn lưỡng cực thấy rằng họ luôn cần không gian sáng tạo. Công việc có liên quan đến sự sáng tạo không? Nó có cho bạn cơ hội theo đuổi các hoạt động sáng tạo ngoài công việc không?
Bạn cũng sẽ cần cân nhắc thêm những yếu tố sau về nghề nghiệp:
e) Trách nhiệm và phạm trù công việc
f) Các kỹ năng, bằng cấp yêu cầu cho công việc
g) Điều kiện làm việc
h) Lương và phúc lợi
i ) Cơ hội thăng tiến
4. Bí quyết giúp dân văn phòng vượt qua chứng rối loạn lưỡng cực
Việc Làm 24h sẽ bày cho bạn một vài bí quyết để vượt qua chứng rối loạn lưỡng cực. Có rất nhiều cách, nhưng 2 điều quan trọng nhất vẫn là:
4.1 Quản lý bản thân khi bị stress
Đã đi làm thì kiểu gì chẳng có stress. Quan trọng khi bị stress, bạn cần:
- Nghỉ ngơi thường xuyên.
- Tập hít thở sâu.
- Hãy đi dạo quanh khu nhà.
- Nghe nhạc thư giãn.
- Tâm sự với bạn bè.
Xem thêm: Những bài test kiểm tra stress giúp bạn xác định mức độ căng thẳng của bản thân
4.2 Thay đổi thói quen sống
- Tập thể dục hàng ngày
- Ngủ đủ giấc và ăn các bữa ăn bổ dưỡng.
- Nói chuyện với một nhà trị liệu.
- Giảm phiền nhiễu trong khu vực làm việc của bạn.
- Tăng ánh sáng tự nhiên hoặc làm việc với ánh sáng toàn phổ.
- Luôn ngăn nắp.
- Lập danh sách kiểm tra việc cần làm hàng ngày và đánh dấu các mục khi chúng được hoàn thành.
- Chia các công việc lớn thành các nhiệm vụ nhỏ. Nếu có thể, hãy tập trung vào từng việc theo từng thời điểm.
- Tuân thủ theo lịch trình công việc đã định.
- Đặt deadline cho từng công việc và thường xuyên theo dõi tiến trình.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
- Dành thời gian nhiều hơn cho người thân và những mối quan hệ chất lượng.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn sớm vượt qua hội chứng rối loạn lưỡng cực và thật vui vẻ trong cuộc sống nhé.