Quy tắc ứng xử nơi công sở là tổng hợp những chuẩn mực hành vi của một nhân sự. Quy tắc này thường được thể hiện dưới dạng văn bản chính thức hoặc cẩm nang. Phạm vi áp dụng thông thường là toàn tổ chức, từ cấp lãnh đạo đến chuyên viên. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều quy tắc ứng xử nơi công sở “luận bất thành văn”. Điều này phụ thuộc vào văn hoá của phòng ban hoặc tính chất công việc.
Vậy quy tắc ứng xử nơi công sở là gì? 10 quy tắc ứng xử ngầm mà bạn cần phải biết là gì? Mời bạn cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
1. Quy tắc ứng xử nơi công sở là gì?
Đây là một tập hợp các quy tắc để nhân viên cư xử chuyên nghiệp trong môi trường công sở. Mặc dù tuỳ biến ở mỗi công ty, song những quy tắc này đều phục vụ cho một mục tiêu. Đó là cho phép nhân viên hình thành mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp và khách hàng. Đồng thời, đây còn là cơ sở giúp nhân viên thăng tiến trong sự nghiệp.
2. Tầm quan trọng của quy tắc ứng xử nơi công sở là gì?
Quy tắc ứng xử nơi công sở giúp bạn tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Ấn tượng về một người cũng rất quan trọng trong việc quyết định thái độ của mọi người xung quanh với bạn. Nhận định này dựa theo kết quả của một nghiên cứu gần đây từ Đại học Chicago. Theo đó, mọi người có xu hướng đưa bạn vào danh sách “đen” hay “đỏ” phụ thuộc vào ấn tượng đầu gặp nhau. Điều này có thể cản trở bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp của mình.
Giải pháp chính là phải nắm rõ quy tắc ứng xử nơi công sở, đặc biệt là những “luật ngầm”. Điều này giúp bạn nhanh chóng xây dựng các mối quan hệ và tạo ấn tượng tốt với người xung quanh. Đây là tiền đề giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc.
Môi trường công sở không chỉ là 8 tiếng 1 ngày cho một việc. Đó còn là nơi bạn được trau dồi kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm (Interpersonal Skills). Càng lên cao, càng cần nhiều kiến thức & kỹ năng mềm. Chính vì thế, bạn càng hiểu về quy tắc ứng xử nơi công sở, bạn càng có cơ sở để phát triển kỹ năng mềm. Bạn càng phát triển kỹ năng mềm, cơ hội thăng tiến và vươn xa trong sự nghiệp càng cao.
Sau đây là 10 quy tắc ứng xử nơi công sở mà bạn cần biết.
3. 10 quy tắc ứng xử nơi công sở bạn cần biết là gì?
3.1. Hãy đúng giờ
Thời gian là vàng là bạc. Chính vì thế, hãy trân trọng thời gian làm việc của bản thân. Đồng thời, hãy tôn trọng thời gian làm việc của những người đồng nghiệp. Hãy luôn cam kết và thực hiện công việc theo đúng deadline bạn đã đặt ra.
Nếu trượt deadline, cả nhóm của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ tạo nên ảnh hưởng liên đới tới những đồng nghiệp và tiến độ công việc chung. Ngoài ra, đúng giờ còn thể hiện khi bạn tham dự các cuộc họp hoặc gặp gỡ đối tác.
Có thể nói, đúng giờ gần như quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi làm việc chung. Đây cũng là một trong số những yếu tố quan trọng giúp định hình tác phong chuyên nghiệp của bạn.
3.2. Tránh buôn chuyện
Buôn dưa lê vốn dĩ không còn quá xa lạ với anh chị em công sở. Sau những giây phút căng thẳng, buôn chuyện được xem như 1 hành động giải toả áp lực hiệu quả. Tuy nhiên, hãy cẩn thận về câu chuyện mà bạn đem ra để bàn tán.
Cách bạn đối xử với mọi người phản ánh nhiều về tính cách của bạn. Nếu bạn nói xấu người khác, nhiều khả năng người khác cũng nhìn bạn bằng ánh mắt tương tự. Ngoài ra, đồng nghiệp có thể ít có xu hướng tin tưởng bạn hơn nếu họ nghe thấy bạn nói xấu các đồng nghiệp khác. Đơn giản vì, họ sợ mình sẽ trở thành “tâm điểm chuyện phiếm” tiếp theo của bạn.
3.3. Hiểu rõ văn hoá & môi trường làm việc
Điều quan trọng là phải quan sát và hiểu môi trường làm việc của bạn để bạn biết điều gì phù hợp. Ví dụ, các công ty khởi nghiệp có quy định về trang phục thoải mái hơn. Ngược lại, bạn cần ăn mặc chuyên nghiệp & chỉn chu hơn trong các tập đoàn lớn. Mọi công ty đều có văn hoá riêng biệt. Quan trọng bạn tìm được điểm đặc biệt giữa mình và tổ chức để hoà hợp.
Mỗi công ty theo từng quy mô sẽ cho bạn nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu khác nhau. Đối với các công ty nhỏ hơn, bạn sẽ học hỏi thông qua thực chiến và tư duy phản biện. Đối với các công ty lớn, bạn sẽ học về tư duy quan trị, tư duy lãnh đạo và quy trình hệ thống bài bản.
3.4. Giữ không gian làm việc sạch sẽ
Đừng khiến không gian làm việc trở nên lộn xộn. Vừa tốn thời gian để dọn dẹp, nhiều lúc lại tốn thêm thời gian để “đào bới” tìm vật dụng, tài liệu mình cần.
Chưa kể, mọi người còn có lý do để đánh giá bạn là một người bừa bộn, thiếu ngăn nắp. Cách bạn làm một việc cũng là cơ sở để mọi người nhận định cách bạn làm nhiều việc.
3.5. Hãy tôn trọng không gian làm việc của người khác
Mỗi người sẽ có một phong cách làm việc khác nhau. Vì vậy, hãy lưu ý khi làm việc trong một văn phòng mở. Một số người có thể muốn bật nhạc thật to. Người khác có thể chỉ muốn một không gian tĩnh lặng. Nếu bạn muốn vừa nghe nhạc vừa làm việc, hãy sử dụng tai nghe. Hoặc tốt hơn, hãy tìm một không gian văn phòng mà bạn có thể làm việc riêng biệt.
3.6. Chân thành nhưng vẫn chuyên nghiệp.
Hãy đối xử thật lòng với đồng nghiệp xung quanh và cấp trên bằng tính cách và con người thật của bạn. Đừng biến mình trở nên hợm hĩnh trong mắt người khác. Tuy nhiên, cũng hãy lựa chọn việc để chia sẻ và câu chuyện để nói. Hạn chế tối đa việc mang việc nhà lên bàn chuyện cơ quan, nhằm tránh những sự xao nhãng trong công việc.
Nếu đồng nghiệp không thấy thoải mái, hãy tôn trọng quyết định của họ. Điều quan trọng là hãy lưu tâm đến ranh giới của người khác. Chia sẻ chuyện cá nhân là sự lựa chọn của mỗi người. Vì vậy, đừng ép buộc nếu người khác không muốn.
3.7. Thể hiện sự quan tâm thực sự
Khi nói chuyện với người khác, hãy dành toàn bộ sự tập trung của bạn vào câu chuyện. Duy trì giao tiếp bằng đối mắt và đặt những câu hỏi tiếp theo gợi sự tò mò. Bằng cách đó, mọi người nhận thức được rằng bạn đang tập trung và cũng rất vui khi được ở bên cạnh. Từ đó, họ cũng sẽ cởi mở hơn khi chia sẻ với bạn những câu chuyện.
3.8. Hãy nói chuyện nhiều hơn với những đồng nghiệp phòng ban khác
Đừng chỉ bó mình trong phạm vi phòng ban mình làm việc. Hãy mở rộng mối quan hệ của bạn với những phòng ban khác. Biết đâu, bạn và họ sẽ có cơ hội hợp tác cùng nhau trong tương lai gần.
Khi có cơ hội, hãy giới thiệu phòng ban của mình với họ. Vừa lịch sự, vừa giúp đôi bên có cơ hội mở rộng mối quan hệ của mình. Từ đó, đôi bên sẽ có nhiều cơ hội để hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc.
3.9. Lịch sự và chuyên nghiệp trong mọi hình thức giao tiếp.
Đối với điện thoại, email và cuộc họp trực tiếp, điều quan trọng là phải luôn chuyên nghiệp. Khi gửi email, không sử dụng những từ ngữ đặt nặng yếu tố cảm xúc. Hãy giữ cho tin nhắn ngắn gọn nhưng thân thiện vừa đủ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống
3.10. Đặt điện thoại xuống trong các cuộc họp.
Không nên nhắn tin hoặc duyệt web khi bạn đang tham gia các cuộc họp. Nó tạo ấn tượng rằng bạn không chú ý và khiến mọi người nhận định bạn không nghiêm túc với công việc.
Trong cuộc họp, hãy tắt điện thoại hoặc đặt điện thoại ở chế độ im lặng.
4. Tạm kết
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những nguyên tắc ứng xử nơi công sở cần lưu ý. Không chỉ giỏi về chuyên môn, mà bạn còn cần phải giỏi cả về những kỹ năng mềm khác. Điều này sẽ giúp bạn thăng tiến tốt hơn trong sự nghiệp. Để làm được điều đó, nắm vững những nguyên tắc giao tiếp là điều cơ bản nhất.
Việc Làm 24h hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cho mình những kiến thức & kinh nghiệm quý báu. Mong rằng, bạn sẽ ứng dụng thành công để ngày càng vươn xa hơn trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Năm mới rồi, thất nghiệp không đáng sợ nữa, chỉ cần bạn nhớ 4 điều này