Bạn đang cần xin nghỉ không lương để giải quyết công việc cá nhân, gia đình? Bài viết này của Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ không lương chuẩn nhất, kèm theo mẫu đơn xin nghỉ không lương chi tiết, hợp lệ.
Những mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương dành cho người lao động
Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG Kính gửi: Ban giám đốc công ty:……… Trưởng phòng nhân sự: ……. Trưởng bộ phận:……………. Tôi tên là: Ngày tháng năm sinh: Chức vụ: Đơn vị công tác: Hộ khẩu thường trú: Nay tôi làm đơn này xin Ban giám đốc công ty, Trường phòng nhân sự, Trưởng bộ phận cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày… tháng… năm… đến ngày…. tháng…. năm. Lý do xin nghỉ:……… Tôi đã bàn giao công việc cho ………. trong suốt thời gian tạm nghỉ. Các công việc được bàn giao: ………… Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ như trên. Nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty. Kính mong Ban giám đốc xem xét và chấp thuận. Tôi xin trân trọng cảm ơn! …….., ngày…… tháng….. năm…… Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG Kính gửi: Ban giám đốc công ty: ……… Tôi tên là: Ngày tháng năm sinh: Chức vụ: Đơn vị công tác: Nay tôi làm đơn này xin Ban giám đốc công ty, Trường phòng nhân sự, Trưởng bộ phận cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày… tháng… năm… đến ngày…. tháng…. năm. Lý do xin nghỉ:……… Địa chỉ, điện thoại liên hệ khi cần:………… Tôi sẽ bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý với thủ trưởng trước khi được nghỉ và cập nhật nội dung công tác trong thời gian được nghỉ. Kính đề nghị…………. xem xét, giải quyết. Tôi xin trân trọng cảm ơn! …….., ngày…… tháng….. năm…… Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG Kính gửi: Ban giám đốc công ty: …… Phòng Hành chính – Nhân sự: Tôi tên là: MSNV: Bộ phận: Địa chỉ: Điện thoại: Nay tôi làm đơn này kính mong Ban giám đốc cho tôi được nghỉ việc không hưởng lương. Thời gian từ ngày… tháng… năm… đến ngày…. tháng…. năm. Lý do xin nghỉ:……… Tôi đã bàn giao công việc cho ………. Bộ phận: Các công việc được bàn giao: ………… Tôi xin trân trọng cảm ơn! …….., ngày…… tháng….. năm…… Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ngoài ra, có nhiều mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho giáo viên và công nhân viên chức. Các đơn xin nghỉ không lương trong trường hợp này cần được trình bày chi tiết hơn, đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Nếu bạn dự định nghỉ không lương trên 6 tháng, hãy bổ sung lý do cụ thể và kèm theo kế hoạch để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc.
Dưới đây là một mẫu đơn xin nghỉ không lương sau sinh mà bạn có thể tham khảo:
Hướng dẫn cách viết đơn và nộp hồ sơ nghỉ không lương
Bước 1: Tìm hiểu Quy Định Về Nghỉ Không Lương của Công Ty
Mỗi công ty sẽ có quy định riêng về việc nghỉ không lương, bạn cần:
- Kiểm tra kỹ nội quy lao động và hợp đồng lao động.
- Trao đổi với phòng nhân sự để nắm rõ chính sách.
Bước 2: Xác Định Thời Gian Nghỉ Không Lương
Xác định cụ thể thời gian bạn cần nghỉ, từ ngày nào đến ngày nào. Việc này giúp bạn dễ dàng thống nhất với công ty và lên kế hoạch cá nhân.
Bước 3: Viết Đơn Xin Nghỉ Không Lương
Tiêu đề:
Đơn xin nghỉ không lương.
Nội dung chính:
- Họ tên, chức vụ, phòng ban: Giúp xác nhận danh tính.
- Lý do xin nghỉ: Ngắn gọn, rõ ràng, và chính đáng.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc: Rõ ràng để công ty dễ sắp xếp công việc.
- Cam kết hoàn thành công việc: Đảm bảo không ảnh hưởng đến đồng nghiệp.
Ký tên, ngày tháng năm
(Đừng quên ký tên và ghi ngày nộp đơn để tăng tính minh bạch).
Bước 4: Nộp Đơn Xin Nghỉ Không Lương
Hãy nộp đơn trực tiếp cho quản lý hoặc phòng nhân sự, đồng thời Theo dõi quá trình xét duyệt để đảm bảo đơn của bạn không bị bỏ sót.
Các quyền lợi không được hưởng khi xin nghỉ việc không lương
Về cơ bản, khi nghỉ việc không lương, sẽ có những hạn chế nhất định về quyền lợi của người lao động. Tốt nhất, bạn nên nắm rõ thông tin này để đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Quyền lợi về bảo hiểm
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH, xin nghỉ việc không lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Nghỉ việc không lương từ trên 14 ngày sẽ không được đóng BHXH.
- Nghỉ việc không lương từ trên 14 ngày sẽ mất quyền hưởng chế độ bảo hiểm.
- Đơn vị lao động có quyền cắt giảm nhân sự với những người nghỉ quá nhiều ngày.
- Nhân sự nghỉ việc không lương không được tham gia BHYT theo hộ gia đình (do còn nằm trong danh sách những người được công ty đóng). Quy định này được nêu rõ trong Khoản 1 và Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Xem thêm: Người lao động cần biết chính sách BHXH, tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2022
Quyền lợi về ốm đau/bệnh tật/tai nạn
Người lao động được phép hưởng chế độ ốm đau, bệnh tật khi tham gia BHXH. Tuy nhiên, tại Điểm C, Khoản 2, Điều 3 thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định rõ đối tượng, người ốm đau/bệnh tật/tai nạn phải là đối tượng không nằm trong thời gian:
- Nghỉ phép hằng năm.
- Nghỉ phép do có việc riêng.
- Nghỉ phép không lương theo quy định của Luật Lao động.
- Nghỉ chế độ thai sản theo quy định về BHXH.
Vậy nên, những người viết đơn xin nghỉ phép không lương không thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau/bệnh tật/tai nạn.
Xem thêm: Người lao động cần biết gì về bảo hiểm tai nạn lao động, cách tính như thế nào?
Quyền lợi tính nghỉ phép năm
Khi làm việc đủ 12 tháng, người lao động sẽ được quyền nghỉ phép từ 12 – 16 ngày theo quy định tại Khoản 1, Điều 113, Bộ Luật Lao động 2019. Tuy nhiên, tại điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động có thời gian nghỉ phép quá nhiều sẽ bị mất quyền lợi nghỉ phép năm so với những người làm đủ theo quy định.
Kết Luận
Nhìn chung, đơn xin nghỉ việc không hưởng lương cần được trình bày đầy đủ những nội dung quan trọng. Đồng thời, việc viết đơn xin nghỉ không lương không hề khó nếu bạn nắm rõ quy trình và quy định. Tùy theo đặc thù, cũng như tính chất công việc, người lao động có thể sửa đổi, bổ sung và tùy chỉnh sao cho hợp lý.
Hy vọng rằng những thông tin từ Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục để an tâm nghỉ việc một cách hiệu quả nhất!
FAQ: Những Thắc Mắc Thường Gặp
Khi nào nên sử dụng đơn xin nghỉ không lương?
Người lao động thường làm đơn xin nghỉ không lương khi cần giải quyết việc cá nhân không thể trì hoãn, như chăm sóc gia đình, du lịch dài ngày hoặc điều trị bệnh dài hạn. Các trường hợp này cần được trình bày rõ ràng và hợp lý để tăng khả năng được phê duyệt
Thời gian nghỉ không lương ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu nghỉ không lương quá 14 ngày trong tháng, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Điều này cần được cân nhắc kỹ trước khi quyết định thời gian nghỉ
Mẫu đơn xin nghỉ không lương có cần công chứng không?
Thông thường, mẫu đơn xin nghỉ không lương không cần công chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, công ty có thể yêu cầu người lao động công chứng đơn xin nghỉ để đảm bảo tính pháp lý.