Trader không còn là một khái niệm xa lạ mà đã là một công việc mà bất kể độ tuổi nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên cũ người mới ta, không phải ai cũng hiểu rõ về trader là gì, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu bước vào thị trường tài chính. Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu về trader là gì và cách để trở thành trader chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây.
Trader là gì?
Trader hay còn được gọi là nhà giao dịch, đây là những người mua và bán tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ… trên thị trường để kiếm lợi nhuận. Nhà giao dịch có thể làm việc cho công ty, ngân hàng hoặc làm việc tự do. Dù hình thức làm việc là gì, nhiệm vụ chính của họ là phân tích các chuyển động của thị trường và tìm cơ hội cho các giao dịch có lợi nhuận.
Nhà giao dịch thường bị nhầm lẫn với các khái niệm khác như nhà môi giới (broker) và nhà đầu tư (investor). Vậy cách để phân biệt broker, investor và trader là gì?
- Sự khác biệt chính giữa trader và investor đó là thời gian nắm giữ tài sản. Các nhà đầu tư có xu hướng dài hạn, trong khi nhà giao dịch lại chọn ngắn hạn.
- Sự khác biệt chính giữa trader và broker là vai trò công việc. Trader là người mua và bán tài sản. Còn broker lại chịu trách nhiệm thực hiện các lệnh mua bán thay cho khách hàng. Nói cách khác, broker là cầu nối giữa thị trường tài chính và khách hàng của họ.
Công việc của trader là gì?
Công việc của nhà giao dịch thường bao gồm:
- Theo dõi, phân tích các chỉ số để nhận biết những biến động của thị trường.
- Cập nhật tin tức tài chính, dự đoán của các tổ chức, cá nhân uy tín về giá cả trong ngắn hạn.
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận.
- Thực hiện các giao dịch mua và bán theo thời gian quy định.
Trader sẽ sử dụng các chiến lược giao dịch khác nhau như:
- Giao dịch trong ngày: các trader sử dụng chiến lược này để tìm kiếm lợi nhuận từ các biến động nhỏ trên thị trường. Họ thường đầu tư vào các thị trường có nhiều biến động vì điều này sẽ tạo sự dao động thường xuyên về giá cả.
- Giao dịch xoay vòng (swing trading): đây là chiến lược đầu tư dựa trên các biến động về giá trong thời gian dài hơn so với giao dịch trong ngày. Trader có thể phân tích dữ liệu để xác định các thời điểm mua và bán có lợi nhằm kiếm thêm lợi nhuận.
- Giao dịch kỹ thuật (technical trading): trader sử dụng chiến lược này thường tập trung vào các dữ liệu khác nhau và phân tích chỉ số để tìm kiếm cơ hội mua hoặc bán.
Kỹ năng và đặc điểm nhận dạng của trader chuyên nghiệp
Nghiên cứu
Phần lớn các hoạt động hàng ngày của trader đều liên quan đến việc nghiên cứu biến động, xu hướng. Bằng cách phát triển các phương pháp nghiên cứu hiệu quả, trader có thể nhận biết, tiếp thu thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn. Kỹ năng mềm này cũng giúp các trader cải thiện khả năng tìm kiếm những nguồn thông tin đáng tin cậy.
Phân tích thống kê
Các thống kê mà trader tìm kiếm và sử dụng thường liên quan đến lãi suất, diễn biến thị trường và số liệu kinh tế. Nếu trader hiểu các nguyên tắc cơ bản của phân tích thống kê sẽ giúp xác định xu hướng thị trường một cách hiệu quả.
Để trở thành pro trader cần sở hữu kỹ năng phân tích thống kê các chỉ số về lãi suất, số liệu kinh tế…
Tổ chức sắp xếp
Là một trader không thể tránh khỏi việc sở hữu lượng lớn dữ liệu và lịch sử giao dịch. Sắp xếp các tài liệu này một cách logic, các nhà giao dịch sẽ truy cập thông tin nhanh chóng khi cần. Bằng việc thiết lập cách làm việc hiệu quả, các nhà giao dịch có thể duy trì năng suất và tạo lợi nhuận hiệu quả
Bình tĩnh
Sự bình tĩnh giúp các trader tập trung trước các biến động của thị trường, giảm sự phân tâm. Từ đó đưa ra các quyết định phù hợp sau khi đã phân tích các rủi ro.
Tâm lý trader là gì? Các cảm xúc nổi bật nào mà trader thường gặp phải?
Tâm lý trader là khía cạnh thường bị bỏ qua khi nhắc đến những điều làm nên sự thành công của một trader. Hầu hết các chuyên gia đều nói về việc không đưa ra các quyết định giao dịch theo cảm tính. Mặc dù điều này có vẻ hợp lý nhưng cảm xúc của con người rất phức tạp. Vậy tâm lý trader phải như thế nào để trụ vững trước những biến động của thị trường tài chính?
Xem thêm: Dân văn phòng cần cẩn thận với 4 dấu hiệu của các bệnh tâm lý thường gặp
Khi đề cập đến tâm lý giao dịch là đang bàn về những cảm xúc mà một trader gặp phải khi giao dịch. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trader trên thị trường. Một số cảm xúc mà các trader phải đối mặt như:
Sợ hãi
Đây là cảm xúc đầu tiên và quen thuộc khi nói về giao dịch tài chính. Sợ hãi là phản ứng cảm xúc tự nhiên đối với mối đe dọa được não bộ ghi nhận. Khi mua hoặc bán, chắc chắn bạn kỳ vọng thị trường sẽ di chuyển theo hướng tích cực. Nỗi sợ sẽ bắt đầu len lỏi khi điều ngược lại xảy ra. Khả năng thua lỗ làm bạn sợ hãi và đưa ra những quyết định đột ngột, không theo kế hoạch. Vì tâm lý con người được thiết lập chống lại nỗi sợ bằng cách chiến đấu hoặc bỏ chạy. Và đa số các nhà giao dịch sẽ chọn cách bỏ chạy vì không thể chống lại hướng di chuyển tiêu cực của thị trường.
Tham lam
Sau nỗi sợ, tham lam là cảm xúc phổ biến nhất mà các trader phải “chiến đấu” hàng ngày. Lợi nhuận biết bao nhiêu là đủ? Nếu thị trường đang tăng thì tại sao lại không tiếp tục đầu tư để có nhiều lợi nhuận hơn? Đây là những suy nghĩ tiêu biểu mà sự tham lam thúc đẩy các trader hành động và lờ đi những nguy cơ tiềm ẩn. Mặc dù sự lạc quan là tốt, nhưng ranh giới giữa tham lam và lạc quan rất mỏng manh, chỉ cần phân tâm là bạn đã vượt qua ranh giới này và dễ mắc sai lầm.
Hy vọng
Hy vọng là cảm xúc tích cực, nhưng nếu không đi cùng với sự hiểu biết thực tế thì có thể dẫn đến những tổn thất nặng nề. Hãy tưởng tượng bạn mua cổ phiếu của công ty A vì bạn cho rằng giá sẽ tăng lên trong vài ngày. Sau một giờ đầu tăng đột biến, giá cổ phiếu bắt đầu giảm. Bạn không hiểu lý do vì sao lại giảm. Đây là lúc cảm xúc hy vọng xuất hiện và bạn buộc phải tin rằng giá sẽ bắt đầu tăng trở lại. Những trader không biết cách kiểm soát hy vọng có cơ sở sẽ dễ gặp thất bại với những quyết định sai lầm.
Hối tiếc
Giả sử bạn dự định mua cổ phiếu của công ty B vì bạn phân tích rằng giá sẽ tăng. Nhưng cuối cùng bạn đã không mua và giá cổ phiếu đã tăng sau đó. Lúc này bạn bắt đầu cảm thấy hối hận. Những suy nghĩ hối tiếc này sẽ làm lu mờ lý trí và rất có thể đưa bạn đến những quyết định sai lầm tiếp theo.
Làm thế nào để kiềm chế các quyết định giao dịch dựa vào cảm xúc nhất thời?
Đầu tiên hãy xác định nguyên nhân kích hoạt cảm xúc và nhận ra cách bạn phản ứng với chúng. Ví dụ bạn sẽ làm gì khi cảm thấy sợ hãi hay tiếc nuối? Điều này sẽ giúp quản lý cảm xúc tốt hơn. Bạn có thể ghi lại những giao dịch bị chi phối bởi cảm xúc của mình. Cố gắng phát hiện các khuôn mẫu và tập trung bình tĩnh khi thực hiện các giao dịch tương tự. Dần dần bạn sẽ hạn chế những quyết định như vậy trong tương lai.
Tạo kế hoạch quản lý rủi ro là điều cần thiết để đảm bảo mức lợi nhuận và thua lỗ trong khoảng cho phép cũng là cách để bạn tỉnh táo trước cảm xúc.
Thị trường tài chính luôn luôn biến động và việc giữ vững tâm lý là một trong yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành trader chuyên nghiệp. Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu thêm về trader là gì. Và đừng quên theo dõi những chủ đề hấp dẫn khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Nếu bạn đang tìm kiếm những công việc ở ngành tài chính, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem ngay: Supply chain là gì? Kỹ năng nào giúp bứt phá trong ngành quản lý chuỗi cung ứng?