Thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại đều phụ thuộc vào các nhà cung cấp và công ty B2B để hoạt động. Vậy B2B là gì, tại sao lại được gọi là B2B? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
B2B là gì?
B2B hay còn được gọi là B-to-B, là viết tắt của Business to Business. Đây là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như nhà sản xuất với nhà phân phối hoặc nhà phân phối với nhà bán lẻ. B2B đề cập đến hoạt động kinh doanh được thực hiện giữa các công ty thay vì giữa công ty với người tiêu dùng cá nhân (B2C – Business to Customer). Hình thức kinh doanh B2B là sử dụng sản phẩm được giao dịch để phát triển sản phẩm của họ hoặc bán lại để kiếm lợi nhuận. Bất kỳ mô hình kinh doanh nào tạo ra giá trị cho công ty khác để tiêu thụ giá trị này được gọi là mô hình B2B.
Ví dụ: công ty sản xuất chỉ, vải sẽ cung cấp cho nhà sản xuất may mặc để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện.
Các loại mô hình B2B là gì?
B2B là mô hình kinh doanh lớn và phức tạp, có thể được phân thành những loại phổ biến sau:
Mô hình B2B về sản phẩm
Đây là mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm hữu hình cho các doanh nghiệp khác. Chi phí đầu tư của mô hình này nhìn chung cao hơn so với các loại hình B2B khác.
Ví dụ: các công ty sản xuất văn phòng phẩm sẽ cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp, nhà bán buôn…
Các công ty B2B về sản phẩm thường có chi phí đầu tư lớn, trong đó có thể kể đến chi phí sản xuất
Mô hình B2B về dịch vụ
Đúng như tên gọi, công ty hoạt động theo mô hình này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp khác dịch vụ của riêng mình, ví dụ như dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý cuộc gọi, dịch vụ dịch thuật… Các công ty B2B về dịch vụ dễ vận hành hơn so với mô hình B2B về sản phẩm.
Mô hình B2B về phần mềm
Các công ty B2B về phần mềm có thể thuộc 2 mô hình trên, vì liên quan đến việc cung cấp cả dịch vụ và giải pháp phần mềm. Do đó nên liệt kê mô hình kinh doanh này thành mô hình riêng. Trong đó bao gồm:
- Mô hình B2B về phần mềm tập trung vào sản phẩm.
- Mô hình B2B về phần mềm tập trung vào dịch vụ.
Mô hình B2B thương mại điện tử
Mô hình này đề cập đến việc mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp thông qua thị trường trực tuyến. Thương mại điện tử là một trong những mô hình chính của B2B và hoạt động thực sự hiệu quả.
Sự khác biệt giữa mô hình B2B và B2C
Tiêu chí | B2B | B2C |
---|---|---|
Khách hàng | Doanh nghiệp và tổ chức | Khách hàng cá nhân |
Quy mô giao dịch | Lớn, số lượng ít | Nhỏ, số lượng nhiều |
Chu kỳ mua hàng | Dài, phức tạp | Ngắn, đơn giản |
Mục đích mua hàng | Phục vụ hoạt động kinh doanh | Phục vụ nhu cầu cá nhân |
Quyết định mua hàng | Phức tạp, có nhiều người tham gia | Đơn giản, do khách hàng cá nhân quyết định |
Mức độ chuyên nghiệp | Cao, chuyên môn cao | Thấp hơn, ít chuyên môn |
Kênh phân phối | Trực tiếp, qua đại lý, sàn giao dịch | Trực tiếp, qua đại lý, cửa hàng bán lẻ |
Marketing | Dựa trên mối quan hệ, phân tích định tính | Dựa trên thông điệp, phân tích định lượng |
Vai trò của mô hình kinh doanh B2B
Tạo ra giá trị gia tăng
- B2B giúp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhau, tạo ra chuỗi giá trị và giá trị gia tăng.
- Các doanh nghiệp có thể tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi, mua các dịch vụ hỗ trợ từ các đối tác B2B.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh
- B2B cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn cung ứng, công nghệ, kỹ năng chuyên môn chất lượng cao.
- Các giao dịch B2B thường có quy mô lớn, chu kỳ dài và mang tính chuyên nghiệp cao, giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
- B2B thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc liên ngành.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- Giao dịch B2B chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- B2B góp phần nâng cao năng suất lao động và tạo ra các công việc chất lượng cao.
Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2B là gì?
Thị trường ổn định và có thể dự báo trước
Thị trường B2B là doanh nghiệp phục vụ cho doanh nghiệp khác. Điều này có nghĩa là việc bán và mua hàng dựa trên các quyết định có tính toán phù hợp hơn là các quyết định đột ngột. Hơn thế nữa, các giao dịch, hợp đồng có thời hạn khá dài, từ vài tháng trở lên với giá cả được đảm bảo và các điều khoản được thương lượng giữa 2 bên.
Khách hàng có lòng trung thành với sản phẩm/dịch vụ cao
Vì các giao dịch B2B được thực hiện trong thời gian dài nên sẽ giúp các bên hiểu cách làm việc và tư duy của nhau. Nếu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng và minh bạch, đáng tin thì việc có được sự trung thành của khách hàng là điều hiển nhiên.
Đối tượng khách hàng có học thức
Khách hàng của thị trường B2B thường có sự chọn lọc cao. Họ không chỉ kén chọn đối tượng hợp tác kinh doanh mà còn có nhiều tiêu chí khác phục vụ cho mục tiêu của công ty. Đây chính là lý do vì sao các thương vụ kinh doanh B2B thường kéo dài và cần có sự chấp thuận của nhiều người.
Nhược điểm của mô hình B2B là gì?
Thị trường nhỏ
Vì thị trường B2B về cơ bản là giao dịch với các doanh nghiệp thay vì cá nhân nên có ít người mua và bán hơn. Không giống như phục vụ cho thị trường tiêu dùng, việc bán các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt sẽ hạn chế khách hàng tiềm năng.
Thách thức trong tiếp thị
Tiếp thị cho doanh nghiệp không dễ dàng như với người tiêu dùng thông thường. Trong khi các công ty B2C tự do trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và nội dung để thu hút khách hàng, công ty B2B cần tạo kế hoạch cẩn thận trước khi sử dụng chiến lược tiếp thị nào. Các công ty B2B cần đầu tư vào nhân lực chất lượng và hiểu được hình thức kinh doanh để tạo ra những chiến dịch tiếp thị – quảng cáo hiệu quả.
Quy trình bán hàng trong thị trường B2B
Quy trình bán hàng truyền thống trước đây khá đơn giản. Khi có nhu cầu, người mua sẽ tìm kiếm và xác định nhà cung cấp, trao đổi trực tiếp với nhân viên bán hàng về nhu cầu. Sau đó tham khảo ý kiến của những người liên quan, nếu hài lòng, người mua sẽ ký kết thỏa thuận. Đối với các nhà cung cấp, phương thức tiếp thị để mang lại khách hàng tiềm năng và doanh số là các cuộc gọi hoặc gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, Internet và công nghệ đã làm thay đổi quy trình bán hàng B2B. Quá trình ra quyết định của người mua hiện nay thường sẽ là:
- Khi có nhu cầu, người mua sẽ tìm kiếm nhà cung cấp thông qua nhiều nguồn, trong đó có Internet. Từ nền tảng này, họ sẽ kiểm tra các web đánh giá, diễn đàn, phương tiện truyền thông xã hội về thông tin của nhà cung cấp.
- Sau khi đã thu thập được thông tin, họ sẽ chọn ra những nhà cung cấp phù hợp để liên hệ hoặc đưa ra quyết định mua hàng.
Chiến thuật bán hàng đơn giản giúp doanh nghiệp B2B bứt phá
Tạo tài khoản mạng xã hội
Đây là cách đơn giản và nhanh nhất để người mua tìm thấy bạn đồng thời cũng là kênh giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể bán hàng trực tiếp trên các mạng xã hội này.
Tạo fanpage là cách để đến gần hơn với khách hàng
Thu hút khách hàng bằng nội dung hấp dẫn, sáng tạo
Nội dung sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa người mua và người bán. Bằng việc xây dựng nội dung theo chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp sẽ kết nối và thiết lập niềm tin với khách hàng. Chẳng hạn như Hubspot, tiếp thị nội dung đã giúp công ty phát triển nhanh chóng từ mới thành lập đến có giá trị lên tới hàng trăm triệu đô la.
Content marketing sẽ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng
Sử dụng trang web để tạo khách hàng tiềm năng
Tùy vào loại hình công ty B2B, bạn có thể tạo trang web sao cho phù hợp. Nếu mạng xã hội là nơi tương tác với khách hàng thì trang web chính là nơi giữ chân họ. Khách hàng thường có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về nhà cung cấp để cảm thấy tin tưởng. Do đó, tạo website là cách để bạn làm điều này ngay từ bước đầu của quá trình chinh phục khách hàng.
Xem thêm: TOP 10 các công cụ tạo website miễn phí, đơn giản khiến trang web của bạn ấn tượng
Thử các chiến lược tiếp thị
Thúc đẩy kinh doanh B2B chưa bao giờ là dễ dàng và đòi hỏi việc sử dụng nhiều kênh tiếp thị khác nhau. Tập trung vào những giải pháp miễn phí như SEO, tiếp thị nội dung, mạng xã hội… là cách bắt đầu không tồi. Những hoạt động này có thể mất nhiều thời gian để bạn thấy kết quả ngay lập tức nhưng mang lại cơ sở vững chắc cho sau này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các giải pháp marketing trả phí như quảng cáo Facebook, quảng cáo Google để nhanh chóng có khách hàng tiềm năng.
Các doanh nghiệp B2B nổi bật
Amazon Business
Amazon cũng hoạt động trong lĩnh vực B2B với dịch vụ Amazon Business, cung cấp cho các doanh nghiệp một nền tảng trực tuyến để mua sắm các sản phẩm/ dịch vụ cần thiết. Với Amazon Business, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều nguồn hàng khác nhau và mua sắm với giá sỉ.
Salesforce
Salesforce là công ty phần mềm có trụ sở tại San Francisco, California. Công ty này cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho các doanh nghiệp, giúp quản lý thông tin tương tác với khách hàng và phát triển kinh doanh. Bao gồm hệ thống quản lý dịch vụ khách hàng, giải pháp quản lý bán hàng, phân tích dữ liệu,…
IBM
IBM cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ cho các doanh nghiệp khác, tăng cường khả năng quản lý. Bao gồm các giải pháp phần mềm, phần cứng, dịch vụ đám mây, dịch vụ an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo,… Các sản phẩm/ dịch vụ của IBM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Với khách hàng là các công ty và tổ chức, IBM cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng và tư vấn chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Kết luận
Các doanh nghiệp B2B là một phần quan trọng của nền kinh tế với doanh thu lớn mỗi năm. Do đó kinh doanh B2B cần nhiều nỗ lực và kiên trì để vươn tới thành công. Với những thông tin từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về B2B là gì. Nếu bạn đã sẵn sàng gia nhập thị trường B2B bằng công việc phù hợp, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Digital Marketing là gì, xu hướng và cơ hội phát triển ra sao trong tương lai?