Nhu cầu của con người luôn vô hạn và rất đa dạng ở mọi hình thức. Thế nhưng trong hàng ngàn nhu cầu đó, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã tìm ra các điểm chung đặc trưng nhất và từ đó tháp ra đời. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì, được ứng dụng vào công việc như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu nhé!
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp được đặt tên tên theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, ông cũng là người tìm ra mô hình về tâm lý và động cơ con người. Theo ông, nhu cầu của con người được chia làm 2 nhóm chính là nhu cầu cơ bản và nhu cầu nâng cao.
Khi con người đạt được các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ,… họ sẽ dần chuyển sang các nhu cầu nâng cao hơn như nhu cầu về an toàn, tôn trọng,… Dựa vào những điều này là Abraham Maslow đã tạo ra tháp.
Trong 5 tầng của tháp Maslow, nhu cầu của con người sẽ đi từ đáy tháp lên đến đỉnh tháp. Điều này có nghĩa là khi nhu cầu tầng dưới được đáp ứng, con người sẽ dần chuyển sang các nhu cầu mới cao hơn.
8 bậc của tháp nhu cầu Maslow và ví dụ
Tháp nhu cầu Maslow được chia làm 3 nhóm nhu cầu chính: nhu cầu cơ bản, nhu cầu về tâm lý và nhu cầu tự thỏa mãn.
Hai tầng đầu của tháp Maslow thuộc về nhóm nhu cầu cơ bản. Tầng đầu tiên là nhu cầu về sinh lý, bạn có thể hiểu đơn giản là các nhu cầu như được ăn uống, nghỉ ngơi, có nơi ở, có quần áo để mặc. Đây là nhu cầu cơ bản nhất nhưng cũng là nhu cầu quan trọng nhất của con người.
Tại sao lại quan trọng nhất? Vì bạn không thể nào sống nổi nếu không được ăn và uống, bạn gần như không thể tồn tại nếu thiếu nhu cầu cơ bản này, chưa nói đến các nhu cầu cao hơn.
Tiếp theo đó tầng 2 – nhu cầu an toàn, sau khi nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ được thỏa mãn thì con người sẽ để ý đến vấn đề an toàn của bản thân. Con người sẽ mong muốn được đảm bảo an toàn về sức khỏe, về tài chính, về tính mạng của bản thân.
Xem thêm: Người lao động cần biết chính sách BHXH, tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2022
Để dễ hiểu hơn về nhu cầu an toàn, mình có ví dụ như sau: Khi bạn có thu nhập thấp thì bạn chỉ mong muốn kiếm được chỗ để ở là được, đồ ăn chỉ cần có thể ăn là được. Nhưng khi thu nhập tăng lên, bạn không còn nỗi lo về các nhu cầu sinh lý nữa thì bạn dần để ý đến sức khỏe hơn, bạn sẽ ăn ở những quán ăn sạch sẽ hơn, bạn cũng muốn kiếm một nơi ở an toàn hơn.
Nhu cầu về tâm lý sẽ gồm tầng 3 và tầng 4 lần lượt nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng. Sau khi có đầy đủ 2 nhu cầu cơ bản trên thì con người sẽ dần để ý đến các mối quan hệ xung quanh mình, muốn được hòa nhập trong một cộng đồng, muốn có một gia đình hạnh phúc, có bạn bè thân thiết.
Theo tháp Maslow, sau khi hoàn thành các nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn thì lúc này đây con người cần yêu và được yêu. Cùng với mong muốn được yêu thương, con người cũng cần được tôn trọng, đây cũng là tầng thứ 4 trên tháp nhu cầu Maslow.
Nhu cầu được tôn trọng này được chia làm 2 loại: mong muốn được người khác tôn trọng và lòng tự trọng đối với bản thân mình.
Nhóm nhu cầu tự thỏa mãn
Và cuối cùng là tầng cao nhất – nhu cầu được thể hiện bản thân. Đây cũng là nhu cầu duy nhất thuộc nhóm nhu cầu tự thỏa mãn. Sau khi con người có đầy đủ những nhu cầu cơ bản, nhu cầu về mối quan hệ, họ sẽ dần tập trung vào việc nhận ra tiềm năng của bản thân. Theo tháp Maslow miêu tả thì con người mong muốn đạt được đỉnh cao trong lĩnh vực sở trường, muốn đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình sở hữu. Thực chất thì theo Maslow, con người muốn thỏa mãn nhu cầu ở mức cao hơn là để bảo vệ và duy trì những nhu cầu ở tầng thấp hơn.
Tháp nhu cầu Maslow mở rộng
Ngoại trừ 5 tầng bên trên thì tháp của Maslow còn được mở rộng thêm 4 cấp độ khác hay còn gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc gồm những cấp độ được thêm vào như:
Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu này là mong muốn được học hỏi, tìm hiểu thêm những kiến thức để có thể mở rộng tầm hiểu biết.
Nhu cầu thẩm mỹ: Hệt như tên gọi, đây là mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp ở thế giới xung quanh. Vẻ đẹp này có thể được tìm thấy thông qua nhiều phương diện khác nhau như âm nhạc, nghệ thuật,…
Nhu cầu về tự tôn bản ngã: Mỗi người đều tồn tại trong mình lòng nhân hậu và bác ái sâu trong tâm thức. Vì thế, khi con người đạt được tất cả những tầng khác họ sẽ mong muốn được chia sẻ, và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhu cầu về tự tôn bản ngã: Theo đó, sự hoàn hảo về bản thân mang lại cho cá nhân những trải nghiệm mà bạn chưa từng trải qua trước đây. Nhu cầu này giúp bạn không còn để ý quá nhiều đến những mối quan tâm đến những nhu cầu trước mắt mà đạt được sự thanh thản trong tâm hồn.
Xem thêm: Tự do tài chính là gì? Đâu là bí quyết cho một cuộc sống an nhiên, vô lo vô nghĩ
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong cuộc sống
Tháp nhu cầu Maslow trong công việc
Trong kinh doanh
Với định nghĩa bên trên, bạn có thể thấy việc áp dụng tháp trong kinh doanh là cực kỳ quan trọng, một trong số những ngành mà có thể tận dụng phương pháp này rất hiệu quả đó là kinh doanh.
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của khách hàng hay nhân viên chắc chắn rằng không còn chỉ nằm ở việc mua và bán thông thường nữa. Các “chuẩn mực” mới được đặt ra trong ngành kinh doanh yêu cầu người làm trong ngành phải hiểu và áp dụng đúng lý thuyết thì mới dễ dàng thành công.
Dù đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ phải cần quan tâm một cách toàn diện đến nhu cầu của khách hàng và đồng nghiệp. Ví dụ như bạn bán một chiếc điện thoại, bạn sẽ cần phải biết liệu nhu cầu khách hàng ở một sản phẩm như vậy là gì, họ có chụp ảnh hay chơi game không hay chỉ cần những tính năng cơ bản
Nhìn chung việc áp dụng tháp Maslow trong lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được tâm lý khách hàng, từ đó dễ được tin tưởng, con đường thăng tiến và thành công sẽ rộng mở hơn với bạn.
Trong Marketing
Có thể nói trong ngành Marketing này, tháp trong marketing là một trợ thủ đắc lực. Dựa vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà những nhà tiếp thị có thể đưa ra một phương án tiếp cận phù hợp. Một người tiếp thị giỏi cần phải hiểu rõ mục tiêu của khách hàng, hiểu được khách hàng thích và không thích điều gì để từ đó lên một kế hoạch bài bản.
Ngoài ra, căn cứ vào tháp bạn có thể dễ dàng định vị phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp của mình. Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu và mục đích sử dụng sản phẩm khác nhau. Thế nên, việc xác định phân khúc khách hàng là rất quan trọng để bạn lập ra được kế hoạch tiếp thị phù hợp nhất.
Sau khi xác định được phân khúc khách hàng thì việc nghiên cứu hành vi khách hàng cũng rất quan trọng. Nhờ xác định được nhu cầu khách thông qua tháp Maslow, bạn có thể đưa ra sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau.
Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục
Việc giáo dục con cái cũng hoàn toàn có thể ứng dụng tháp Maslow. Với nhu cầu sinh lý cha mẹ nên để con cái tự lập hơn, trên thực tế thì việc nuông chiều quá mức có thể khiến con cái trở nên ỷ lại và không thể tự thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất.
Các nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng cũng rất quan trọng trong quá trình trẻ em phát triển. Đôi lúc cha mẹ đang dần can thiệp quá nhiều vào các mối quan hệ của con cái khiến chúng trở nên tự ti, không thể khẳng định bản thân. Trẻ em cũng có lòng tự trọng của chúng thể nên cha mẹ nên chú ý điều này nhiều hơn vì đôi lúc chỉ một hành động nhỏ cũng khiến lòng tự trọng của con bị tổn thương.
Tổng kết
Tháp nhu cầu Maslow có thể vẫn là một cụm từ khá xa lạ với mọi người. Nhưng trên thực tế tháp Maslow được áp dụng rất nhiều vào các khía cạnh cuộc sống. Hy vọng thông qua bài viết của Việc Làm 24h này, bạn đã có thêm kiến thức về tháp nhu cầu Maslow cũng như cách ứng dụng trong công việc và gia đình.
Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Người làm công việc phổ thông nên lưu ý gì?