Đa số các ứng viên khi được phỏng vấn đều bày tỏ mong muốn làm việc trong môi trường “chuyên nghiệp”, còn đối với những người đã đi làm thì họ luôn yêu cầu công ty tạo môi trường làm việc “chuyên nghiệp”. Vấn đề là bạn có hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp là như thế nào? Dựa vào những phương diện nào để đánh giá? Sau đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ một vài tiêu chí để nhận diện môi trường làm việc “chuyên nghiệp”.
Bật mí 7 dấu hiệu giúp bạn nhận diện môi trường làm việc chuyên nghiệp
1. Kế hoạch dài hạn
Đối với những công ty chuyên nghiệp họ luôn có những kế hoạch dài hạn định hướng cho việc kinh doanh và phát triển công ty. Họ luôn có kế hoạch riêng cho từng phòng ban, các công việc thực hiện cụ thể. Còn những công ty khác họ chỉ vạch ra những mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn mang tính chất đối phó với tình hình hiện tại.
2. Quy trình làm việc của môi trường làm việc chuyên nghiệp
Quy trình làm việc giữa các phòng ban rõ ràng, thống nhất, phối hợp nhịp nhàng để thực hiện công việc một cách nhanh-gọn-lẹ. Các phòng ban sẽ cập nhật tài liệu về quy trình làm việc thường xuyên để các nhân viên có thể nắm rõ và thực hiện đúng theo quy trình, không làm gián đoạn công việc.
3. Vị trí công việc rõ ràng
Tùy vào mỗi vị trí, công ty sẽ đưa ra quyền hạn và trách nhiệm khác nhau. Đầu tiên là bản mô tả công việc phải rõ ràng, đầy đủ thông tin về khối lượng công việc mà bạn đảm nhận. Thứ hai là các biểu mẫu về đào tạo, báo cáo phải được thống nhất và hướng dẫn với tất cả nhân viên để không mất thời gian khi họ cần chúng. Từ đó, giữa các nhân viên và cấp trên sẽ có sự thống nhất về quyền hạn và trách nhiệm cho vị trí đang đảm nhận.
Xem thêm: Áp lực vô hình nơi công sở, nhà quản lý nên làm gì để giảm thiểu rủi ro?
4. Văn hóa doanh nghiệp là dấu hiệu dễ nhận biết một môi trường làm việc chuyên nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp phản ánh toàn bộ các giá trị văn hoá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có thể xem đó là một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Nó được thể hiện qua trong giao tiếp, hội họp, cách xử lý, giải quyết vấn đề,…
Làm việc trong một doanh nghiệp có văn hóa riêng sẽ tác động đến suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên để họ theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Bạn có hợp làm việc ở đây không?
5. Cấp trên gương mẫu, quản lý tốt
Cấp trên thực hiện các công tác đào tạo, hướng dẫn và quản lý nhân viên. Họ thể hiện lãnh đạo chứ không phải vì quyền lợi cá nhân. Người quản lý luôn tìm hướng để phát triển nhân viên dựa trên những tiêu chí mà họ thiết lập cho từng người và cho bộ phận riêng của họ. Họ tìm cách để tạo động lực cho cả bộ phận thực hiện tốt và đảm bảo hoàn thành đúng tiến trình mà họ đặt ra. Có chính sách thưởng, phạt công bằng và hợp lý. Và đặc biết, họ luôn đi đầu trong sinh hoạt và công việc, dám chịu trách nhiệm về những gì họ làm.
Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết nào để trở thành một Leader vừa có tâm vừa có tầm
6. Xem người lao động là tài sản của công ty
Thông qua quyền lợi, chế độ lương thưởng và chính sách cho người lao động bạn có thể nhận biết công ty đó có tốt hay không. Mỗi cá nhân trong công ty đều là một tài sản đổi với công ty. Vì thế, họ luôn có những chính sách, kế hoạch giữ chân nhân tài để xây dựng nguồn nhân lực phát triển toàn diện hơn.
7. Kịp thời ghi nhận thành tích, đóng góp của nhân viên
Đối với một công ty chuyên nghiệp họ luôn có những hành động tuyên dương, “thưởng nóng” cho những nhân viên làm tốt. Vì đó là cách để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn và làm cho họ cảm thấy rằng họ đang làm một điều gì đó có ý nghĩa.
Những gợi ý trên sẽ giúp bạn xác định môi trường làm việc của mình liệu đã chuyên nghiệp hay chưa. Môi trường làm việc chuyên nghiệp không chỉ là kết quả của nỗ lực của doanh nghiệp mà đó là toàn bộ công sức của toàn thể công ty, trong đó có cả bạn. Vì thế hãy “chuyên nghiệp” trong môi trường làm việc “chuyên nghiệp” bạn nhé. Việc Làm 24h sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường tìm kiếm công việc phù hợp nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu các quy định tạm hoãn hợp đồng lao động doanh nghiệp cần biết