Bước vào độ tuổi 40-60, nhiều người sẽ gặp phải những thay đổi lớn về công việc, mối quan hệ, sức khỏe làm đảo lộn cuộc sống vốn dĩ đang yên bình. Các chuyên gia cho rằng rất có thể đây là midlife crisis hay còn gọi là khủng hoảng tuổi trung niên. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì và làm thế nào để vượt qua midlife crisis? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Midlife crisis là gì?
Khủng hoảng tuổi trung niên có thể hiểu là những thay đổi của cuộc sống bên ngoài có ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi khoảng 40-60. Ở giai đoạn này của cuộc đời, nhiều người có xu hướng đánh giá lại cuộc sống. Có người đối diện với tinh thần chấp nhận, vui vẻ nhưng một số khác lại lo lắng đến suy sụp.
Midlife crisis có tác động đến giá trị bản thân và sự tự tin dẫn đến những thay đổi về tâm trạng, hành vi, cảm xúc và các mối quan hệ. Một số quan điểm cho rằng lão hóa dẫn đến cảm giác chán nản, lo lắng và hối hận. Do đó khủng hoảng tuổi trung niên có liên quan đến việc họ muốn trẻ trung lại khi phải đấu tranh để chấp nhận thực tế rằng cuộc đời đã đi qua một nửa.
Khủng hoảng tuổi trung niên có thật không?
Các nhà nghiên cứu cho rằng midlife crisis là một cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội chỉ đến một khái niệm nào đó tồn tại không phải trong thực tế khách quan, mà là kết quả của sự tương tác của con người. Nó tồn tại bởi vì con người đồng ý rằng nó tồn tại. Tương tự như vậy, chính niềm tin bạn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nào đó ở độ tuổi trung niên đã khiến một số người cho rằng họ đang rơi vào midlife crisis. Nhưng không phải ai cũng trải qua cuộc khủng hoảng này. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy midlife crisis không phải là vấn đề đối với người dân ở nhiều nơi trên thế giới.
Các dấu hiệu của midlife crisis là gì?
Vì khủng hoảng tuổi trung niên không phải là một chẩn đoán chính thức nên các dấu hiệu chỉ mang tính cá nhân. Do đó những gì người này định nghĩa về midlife crisis có thể không nhất quán với những người khác.
Mặc dù nhiều quan điểm cho rằng khủng hoảng tuổi trung niên liên quan đến nỗi sợ chết hoặc mong muốn được trẻ lại, nhưng những cảm xúc trải qua trong midlife crisis sẽ không khác mấy so với nỗi đau khổ của bất kỳ loại khủng hoảng nào khác trong cuộc đời.
Một số thay đổi rõ ràng và đột ngột trong hành vi có thể là dấu hiệu của midlife crisis như:
– Thay đổi thói quen sinh hoạt và giấc ngủ.
– Tăng hoặc giảm cân.
– Quan tâm thái quá hoặc bỏ bê ngoại hình.
– Tâm trạng biến đổi rõ rệt như khó chịu hơn, dễ cáu gắt, buồn bã, lo lắng thái quá.
– Chấm dứt các thói quen cũ hoặc mối quan hệ.
– Hối hận, day dứt với những gì chưa thực hiện.
Xem thêm: Bật mí cách biến giấc ngủ trưa văn phòng thành thần dược cho cơ thể
Nguyên nhân của midlife crisis là gì?
Có rất nhiều lý do khác nhau tạo ra midlife crisis. Với đa số, tuổi trung niên là thời điểm mà các mối quan hệ và vai trò có sự thay đổi. Nhiều người có thể bắt đầu chăm sóc cha mẹ. Một số khác lại cảm thấy trống rỗng khi chợt nhận ra thời gian trôi quá nhanh, tuổi trẻ đã tàn phai theo năm tháng.
Quá trình lão hóa cũng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết trong thời gian này. Một số người mắc bệnh nhiều hơn, trong khi những người khác nhận thấy cơ thể hay sức đề kháng bị suy giảm.
Có thể gọi tuổi trung niên là thời gian lý tưởng để suy ngẫm về những gì đã qua. Những người ở độ tuổi này bắt đầu đặt câu hỏi cuộc sống sẽ ra sao nếu họ chọn con đường khác. Một số lại hối hận vì đã không sống theo cách mà họ từng mơ ước. Những người khác có thể suy nghĩ về năm tháng hạnh phúc đã trải qua trong cuộc sống.
Đối với những người luôn theo đuổi mục tiêu, họ có xu hướng hành động nhiều hơn. Thay vì nhìn lại thời gian đã qua, họ cật lực thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong nửa sau của cuộc đời.
Cách để vượt qua midlife crisis là gì?
1. Chấp nhận những thay đổi
Năng lực chấp nhận luôn là chìa khóa cho những biến động trong cuộc sống. Bởi lý do đơn giản là nếu chống đối lại sự thay đổi cũng không có ích gì, ngoài việc tạo thêm đau khổ cho bản thân.
2. Không đổ lỗi hay đóng vai nạn nhân
Đối diện với cuộc khủng hoảng, nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho bạn đời, con cái, đồng nghiệp,… để trốn tránh trách nhiệm. Tuy nhiên điều này chỉ khiến tình trạng tồi tệ thêm vì sẽ tạo ra căng thẳng, bất đồng trong gia đình, công việc.
3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất ở giai đoạn này, do đó nên có lối sống lành mạnh hơn để hạn chế những bệnh tật và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng.
Xem thêm: Học thiền ở đâu? Gợi ý các khóa học thiền TPHCM, Hà Nội uy tín
4. Làm những điều khiến bản thân thoải mái, thích thú
Dựa trên sở thích hoặc những mong muốn chưa được thực hiện khi còn trẻ, có thể tự tạo niềm vui cho mình bằng những hoạt động này. Qua đó những lo âu, cảm xúc tiêu cực dần nhường chỗ cho niềm vui và sự tận hưởng cuộc sống này.
5. Giao tiếp với mọi người để giải bày những lo lắng midlife crisis
Thay vì chọn thu mình với những suy nghĩ, lo âu hãy chấp nhận sự giúp đỡ từ mọi người. Ngoài ra, có thể tham gia các hoạt động tình nguyện để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Xem thêm: Vai trò nghệ thuật giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại?
Làm thế nào để đồng hành cùng ai đó đi qua midlife crisis?
Nếu nghi ngờ người thân hay bạn bè có thể đang gặp midlife crisis, bạn có thể giúp đỡ và đồng hành cùng họ bằng cách:
– Lắng nghe chân thành: có thể nhu cầu được chia sẻ của họ sẽ tăng trong thời gian này, do đó cách tốt nhất là lắng nghe và không phán xét cũng như đưa ra lời khuyên ngay từ đầu.
– Không chế giễu, không phản đối: một số người trong giai đoạn này sẽ cố gắng thay đổi bản thân bằng các kiểu tóc mới, thay đổi phong cách ăn mặc, sống khác hơn so với trước đây… Do đó, đừng chế giễu hay ngăn cản họ, thay vào đó bạn có thể khuyến khích hoặc góp ý chân thành và để họ tự do làm điều mình muốn.
– Bày tỏ sự quan tâm: hãy quan tâm họ bằng những cách tinh tế hơn là việc nói thẳng rằng “chắc hẳn bạn đang gặp khủng hoảng tuổi trung niên”. Điều này sẽ làm họ thêm xấu hổ và cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Do đó, bạn nên nhẹ nhàng hỏi thăm và khơi gợi để họ chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc.
– Ủng hộ hoặc tham gia các hoạt động cùng họ: các hoạt động rèn luyện thể chất như tập yoga, đi bộ hay hoạt động theo sở thích như làm bánh, đánh đàn… sẽ vơi đi nỗi đau và giúp họ tích cực, vui vẻ hơn.
Kết luận
Cũng như những cuộc khủng hoảng khác xảy ra trong cuộc đời, midlife crisis là cơ hội để hiểu hơn về bản thân và thay đổi theo chiều hướng tích cực để có cuộc sống ý nghĩa hơn. Do đó hãy đón nhận midlife crisis với tinh thần cởi mở và đi qua khủng hoảng thật nhẹ nhàng. Qua bài viết này hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về midlife crisis và đừng quên theo dõi Vieclam24h.vn để cập nhật những chủ đề mới nhất nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Giải mã mô hình ASK: Công cụ hữu hiệu để đánh giá, cải thiện năng lực nhân sự