Growth Marketing là tiếp thị tăng trưởng. Vậy những kỹ năng Growth Marketing nào là cần thiết và làm thế nào để phát triển, nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Phát triển kỹ năng để trở thành T-shape Growth Marketer
T-shape Growth Marketer là người có kiến thức rộng ở nhiều kỹ năng mềm và chuyên sâu trong một số kỹ năng nhất định. Chiều ngang của chữ T thể hiện những kiến thức nền tảng trải dài ở nhiều lĩnh vực, còn chiều dọc thể hiện thế mạnh chuyên sâu. Đối với Growth Marketer, phát triển kỹ năng theo mô hình T-shape là mục tiêu cần hướng đến để tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Kỹ năng Growth marketing cơ bản
1. Data Tracking & Analytics
Kỹ năng này liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, xác định mẫu và xu hướng cũng như thực hiện các hoạt động để cải thiện trải nghiệm của khách hàng dựa trên kết quả phân tích. Nói cách khác, bạn phải có khả năng hiểu dữ liệu và đưa ra quyết định. Kỹ năng Growth Marketing này giúp tránh lãng phí thời gian, tiền bạc vào các chiến lược không mang lại hiệu quả.
Ở mức độ cơ bản của kỹ năng này, bạn cần biết những kiến thức sau:
– Google Analytics: có thể điều hướng qua các tab của Google Analytics và quen thuộc với các thứ nguyên (secondary dimensions).
– Google Tab Manager: hiểu những kiến thức về cách thức hoạt động, cấu trúc tài khoản của Google Tab Manager.
– Excel/Google Spreadsheets: nên biết các công thức đơn giản trong Excel, nếu biết các hàm nâng cao như SUMIFS, IMPORTXML… thì càng tốt.
– CRM/Databases/SQL: Bạn nên học để có thể xử lý Database và SQL. Nếu có kinh nghiệm về CRM như Hubspot, Pipedrive sẽ rất có lợi khi gia nhập vào ngành Growth Marketing.
Xem thêm: CRM là gì? Vì sao các doanh nghiệp đều cần CRM?
2. Technical Skill
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Growth Marketer và Traditional Marketer là kỹ năng thành thạo các ứng dụng kỹ thuật công nghệ. Những technical skill bạn cần có bao gồm:
– Xây dựng và tối ưu hóa trang đích (landing page).
– Front-end code: khuyến khích bạn nên nắm vững kiến thức cơ bản về HTML và CSS.
– Dễ tiếp cận và thích nghi với nhiều công cụ, phần mềm khác nhau.
3. Behavioural Psychology (Tâm lý học hành vi)
Xét cho cùng, một phần quan trọng của Growth Marketing là hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Khả năng giao tiếp và hiểu người khác là chìa khóa cho câu hỏi làm thế nào để Marketer phát triển kế hoạch tiếp thị hiệu quả cho đối tượng mục tiêu mà họ không thực sự biết?
Các Growth Marketer cho rằng phân tích dữ liệu có thể thu hẹp khoảng cách này và giúp đánh giá mức độ tương tác của khách hàng hiện tại để điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, dữ liệu cũng chỉ là công cụ hỗ trợ, quan trọng là sử dụng kỹ năng mềm của mình.
Là Growth Marketer, bạn cần có khả năng đặt mình vào vị trí của người dùng khi cân nhắc từng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm. Đồng thời không ngừng phát triển khả năng kết nối với mọi người sẽ cải thiện việc thu hút và giữ chân khách hàng.
4. Kiến thức Marketing
Là Growth Marketer đương nhiên bạn sẽ cần có hiểu biết chung và toàn diện về Marketing vì đây là trọng tâm trong vai trò của bạn. Hãy nhớ rằng về cốt lõi, tiếp thị tập trung vào việc thu hút nhiều người chú ý và nhớ đến thương hiệu thông qua các nhiệm vụ như tạo, triển khai các chiến dịch quảng cáo, truyền thông hiệu quả.
Kỹ năng Marketing rất quan trọng vì giải quyết các phần trên cùng của phễu Marketing đó là awareness và acquisition. Growth Marketer có thể đào sâu các giai đoạn ở cuối phễu nhưng vẫn cần có khả năng quản lý những yếu tố nền tảng cho sự phát triển của công ty.
Growth Marketer phải có khả năng phối hợp các chiến dịch tiếp thị với bức tranh toàn cảnh và các chiến thuật cá nhân hóa độc đáo để tăng tỷ lệ tương tác và giữ chân khách hàng.
5. Growth Hacking Mindset
Growth Hacking Mindset được thể hiện qua việc cởi mở với mọi thứ với tinh thần không bảo thủ. Đây là lý do tại sao thử nghiệm là một phần quan trọng của Growth Hacking. Điều quan trọng nữa là bạn phải thử nghiệm mọi thứ ở quy mô nhỏ trước khi triển khai ở quy mô lớn. Tự phát triển Growth Hacking Mindset sẽ khá khó khăn vì bạn cần tiếp xúc với thực tế nhiều và tốt hơn nếu được làm việc với Growth Hacker có kinh nghiệm.
Kỹ năng Growth marketing tổng quát
1. Customer Retention
Giữ chân khách hàng là một bước quan trọng trong PIRATE Funnel – mô hình cơ bản trong tiếp thị tăng trưởng. Do đó retention là kỹ năng Growth Marketing hữu ích vì thu hút một khách hàng mới tốn chi phí gấp 5 lần so với giữ chân khách hàng cũ. Tuy nhiên đây không phải là một kỹ năng dễ dàng có được vì còn liên quan đến chất lượng sản phẩm.
2. UI/UX là một kỹ năng Growth Marketing quan trọng
Đây là một kỹ năng Growth Marketing quan trọng, đặc biệt là khi làm việc cho các công ty phần mềm. Thiết kế thân thiện với người dùng là điều cần thiết vì ảnh hưởng đến CTR và conversion. Bạn không nhất thiết phải có kỹ năng UI/UX chuyên nghiệp nhưng cần hiểu và có thể áp dụng các nguyên tắc cơ bản.
Xem thêm: UI UX là gì? Sự khác biệt giữa UI và UX, cơ hội nghề nghiệp ở mảng này có hấp dẫn?
3. Visual Design
Hiểu biết về thiết kế sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn vì gần như mọi nền tảng đều cần hình ảnh từ quảng cáo, blog, fanpage đến landing page… Với nhiều công cụ thiết kế online và đơn giản như Canva, bạn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục kỹ năng này. Tuy nhiên, kỹ năng này lại phụ thuộc nhiều vào tư duy thẩm mỹ và cảm nhận của mỗi người. Không phải bất kỳ Growth Marketer nào cũng nhạy với thiết kế. Do đó, thực hành nhiều là yếu tố then chốt để cải thiện kỹ năng Growth Marketing này.
4. Customer Interviews
GROWS process luôn bắt đầu với dữ liệu cứng (hard data) để tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu trong PIRATE Funnel. Và câu hỏi quan trọng cần trả lời là tại sao khách hàng lại rời khỏi phễu ở đây?
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ như khảo sát, nhưng để có câu trả lời xác đáng hơn, bạn cần sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn khách hàng. Bạn cần biết cách thiết lập một cuộc phỏng vấn, cách đặt câu hỏi và làm thế nào để mọi người đồng ý thực hiện phỏng vấn.
5. Copywriting
Bạn cần nội dung ở mọi nơi trong Marketing. Do đó đây là kỹ năng Growth Marketing không thể thiếu để thực hiện công việc. Nhưng viết nội dung không hề dễ dàng bởi vì bạn luôn phải tạo ra sự cân bằng. Thu hút sự chú ý nhưng không lộ liễu. Thuyết phục nhưng không bán hàng. Đơn giản nhưng cũng sâu sắc. Nhìn chung cần tạo cảm giác tự nhiên để “chạm” đến khách hàng.
Copywriting là một kỹ năng khó và không phải ai cũng có năng khiếu. Do đó bạn có thể áp dụng các công thức viết quảng cáo, tham gia các khóa học content và thực hành nhiều để trau dồi khả năng viết của mình.
Kỹ năng Growth marketing chuyên sâu
1. Acquisition Marketing (Social, Search, Content, Email…)
Acquisition Marketing là một kỹ năng rất rộng nhưng không thể thiếu trong Growth Marketing và bao gồm:
– SEO/SEM.
– PR/Influencer Marketing.
– Paid Social Media.
– Organic Social Media (Facebook/Instagram/LinkedIn…)
– Email Marketing.
2. Referral Programs & Viral Marketing
Hầu như các chiến dịch nổi tiếng nhất đều là Referral Programs. Hầu hết các kênh đều không thể cạnh tranh với chiến lược tiếp thị lan truyền và chia sẻ. Tuy nhiên không dễ dàng để thực hiện Referral Programs & Viral Marketing. Nếu là người mới vào nghề, đừng vội học hỏi kỹ năng này mà bỏ qua các kỹ năng quan trọng căn bản khác.
3. Conversion Rate Optimization & A/B-testing
Ngoài việc thu hút khách hàng bằng các chiến dịch tiếp thị lan truyền và độc đáo, tối ưu hóa chuyển đổi là một trong những kỹ năng “sexy” nhất của Growth Marketing. Các Growth Marketer xuất sắc không bao giờ chạy theo đám đông, thay vào đó họ là những người sáng tạo, đối mặt với vấn đề bằng ý tưởng táo bạo. Và thử nghiệm chính là chìa khóa để thực hiện công việc này.
Bất cứ khi nào bạn đi tiên phong và tạo ra các chiến lược mới để giải quyết các vấn đề, bạn sẽ trải qua giai đoạn thử nghiệm. Thử nghiệm và thất bại là thiết yếu của quy trình A/B test để đánh giá mức độ thành công của các phương pháp.
Để thành thạo tối ưu hóa chuyển đổi, bạn cần có những kỹ năng sau:
– Kỹ thuật A/B testing (the technique of A/B testing) vì không phải các công cụ A/B testing đều giống nhau.
– Dữ liệu của A/B testing (the data side of A/B testing) để bạn đánh giá hiệu quả của thử nghiệm.
– Tâm lý của A/B testing (The psychology of A /B testing) để thiết lập thử nghiệm A/B thành công.
– Sản xuất các tài nguyên để tạo A/B testing (The production side of A/B testing) bao gồm viết nội dung quảng cáo và thiết kế hình ảnh.
4. Activation & User Onboarding là kỹ năng growth marketing cần có trong tiếp thị
Có thể hiểu kỹ năng này là giới thiệu sản phẩm đến người dùng để họ nhận thấy giá trị, giữ chân họ và khuyến khích chia sẻ với người khác. Quan trọng là bạn giới thiệu như thế nào để đạt mục tiêu. Để làm tốt nhiệm vụ này, bạn nên đào sâu kiến thức về tiếp thị như hành trình của khách hàng và phát triển khách hàng.
5. Marketing Automation
Marketing Automation giúp Growth Marketer tiết kiệm thời gian và hoàn thành công việc nhanh hơn. Có nhiều công cụ để thực hiện tự động hóa như Zapier. Bạn hãy học cách sử dụng thành thạo các công cụ để tối ưu hóa công việc, hoàn thành nhiều mục tiêu hơn trong thời gian ngắn hơn.
4 bước để phát triển các kỹ năng Growth Marketing
Cũng giống như bất kỳ công việc nào khác, Growth Marketer phải học và nỗ lực trau dồi, cải thiện các kỹ năng. WASP (Watch, Ask, Seek, Practice) là 4 bước giúp bạn phát triển hơn.
1. Watch: quan sát hoạt động của các Growth Marketer
Vì phá vỡ khuôn mẫu và phát triển các chiến lược đổi mới là một trong những kỹ năng quan trọng của Growth Marketer nên điều quan trọng là quan sát cách những người khác thực hiện.
Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt để bạn có thể học hỏi. Đồng thời hãy xem xét các chiến dịch của quảng cáo khác với tâm thế là người quan sát và phân tích. Một số mẹo dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc quan sát này:
– Truy cập các trang web của các doanh nghiệp khác: xem xét thông tin thương hiệu, văn hóa của công ty khác biệt như thế nào? Sứ mệnh, các danh mục đầu tư… được thể hiện ra sao?
– Truy cập vào các tài khoản mạng xã hội và mức độ tương tác: nên lưu ý kiểm tra tính xác thực vì họ có thể sử dụng bots để thổi phồng số liệu.
– Theo dõi đối thủ cạnh tranh của bạn: đây không phải là phương pháp mới nhưng bạn sẽ học được nhiều điều về các chiến lược tương tác xã hội của đối thủ và thử áp dụng cho chính mình để đánh giá hiệu quả.
– Nghiên cứu báo cáo doanh thu của đối thủ cạnh tranh: xem tốc độ tăng trưởng trong quá khứ của họ như thế nào sau đó so sánh dữ liệu với các chiến thuật hiện tại để đánh giá mức độ tin cậy.
2. Ask: hỏi những gì chưa hiểu là kỹ năng growth marketing cần thiết để phát triển sự nghiệp
Ham học hỏi và sự tò mò sẽ đưa bạn tiến rất xa trong nghề Growth Marketing. Hãy tham gia các group chất lượng về Growth Marketing, kết nối với những Growth Marketer có kinh nghiệm và mạnh dạn hỏi khi bạn có điều gì thắc mắc hoặc chưa hiểu.
3. Seek: tìm kiếm cơ hội để học hỏi
Vì Growth Marketing luôn đổi mới do đó bạn nên tích cực tìm kiếm các cơ hội mới để học hỏi. Có nhiều cách học khác nhau để giúp bạn cải thiện các kỹ năng như:
– Tự thực hiện các nghiên cứu trực tuyến và đọc các bài viết xoay quanh các chủ đề như SEO, UI/UX, viết, chiến lược tiếp thị…
– Tham gia các khóa học ở các nền tảng như Coursera, LinkedIn, Hubspot…
– Đọc sách.
4. Practice: Phát triển kỹ năng Growth Marketing bằng cách thực hành
Học đi đôi với hành là cách tốt nhất và nhanh nhất. Học qua kinh nghiệm trực tiếp sẽ giúp bạn thấy được quy trình vận hành của tiếp thị tăng trưởng và cảm nhận được cách các kiến thức được áp dụng thực tế. Đừng quên theo dõi các Growth Marketer khác và thử các cách tiếp cận khác nhau. Đồng thời cũng nên cởi mở với những nhận xét, góp ý của mọi người để phát triển toàn diện hơn.
Growth Marketer là những người có khả năng làm việc độc lập, càng ít phụ thuộc càng tốt nên cần nhiều kỹ năng để hoàn thành tốt công việc. Bạn không cần phải trở thành chuyên gia ở tất cả các kỹ năng nhưng bắt buộc phải có kiến thức cơ bản. Qua bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng các bạn đã hệ thống được những kỹ năng Growth Marketing cần thiết và lên kế hoạch để chinh phục cũng như tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Để tìm việc Marketing mới nhất, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem thêm: 5 đặc điểm sếp tốt khiến nhân viên tận tâm, cống hiến hết mình cho công việc