Công việc phải nói là tuyệt vời. Lương và các loại trợ cấp công việc khác đều rất ổn. Nhưng một trong những vấn đề lớn nhất của nơi làm việc lại là gánh nặng khiến tôi muốn từ bỏ chính công việc này. “Sếp”.
Tôi năm nay 29 tuổi. Làm sale “chủ chốt” cho một công ty về Bất động sản nổi tiếng tại Tp. Hồ Chí Minh. Đã trải qua kha khá thời gian để leo lên dược vị trí này. Công việc phải nói là tuyệt vời. Lương và các loại trợ cấp công việc khác đều rất ổn. Nhưng một trong những vấn đề lớn nhất của nơi làm việc lại là gánh nặng khiến tôi muốn từ bỏ chính công việc này. “Sếp”.
Mọi thứ sẽ thật hoàn hảo nếu như sếp tôi không là một ông sếp không ra gì
Ông ấy luôn đi trễ, về sớm. Đến công ty thì cũng chẳng làm gì ngoài việc vắt chân lên ghế rồi rung đùi. Luôn chèn ép nhân viên của mình
Ông ấy luôn đi trễ, về sớm. Đến công ty thì cũng chẳng làm gì ngoài việc vắt chân lên ghế rồi rung đùi. Luôn chèn ép nhân viên của mình. Mọi công sức và nỗ lực của cả team nhanh chóng biến thành công sức của chỉ riêng mình sếp. Ông ấy còn có những hành động “không tốt đẹp gì” với các đồng nghiệp nữ trong công ty.
Hàng loạt, hàng loạt các cư xử thiếu tôn trọng nhân viên được sếp chọn ở dạng “hành động”. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều các nhân viên khác cũng chung nỗi niềm tương tự. Chúng tôi đã từng thử “đổi sếp” bằng cách kiện lên cấp lãnh đạo cao hơn. Nhưng thực tế dường như phũ phàng hơn dự định. Sếp có vẻ không giỏi trong công việc. Nhưng các mối quan hệ được xây dựng bằng gạch tiền lại không hề thiếu. Thường thì nếu chúng tôi dùng tiền để trị tiền thì chắc chắn không bao giờ thành công và chỉ có thể là “tiền mất tật mang”.
Chung quy lại thì một phần thất bại cũng là do ý chí chủ quan của mỗi người. Vì công việc này quá tốt. Nên rủi ro phải chịu khi chống lại sếp là quá lớn so với những áp lực khi chúng tôi dưới ách thống trị của ông ta.
Chúng tôi quyết định đến phương án thay đổi ông ta
Chúng tôi đã quyết định nghe và thấu hiệu sếp hơn
Không thành công được bằng cách thay máu người lãnh đạo. Thì chúng tôi quyết định đến phương án thay đổi ông ta. Bắt đầu từ cách “nhấn vào điểm mạnh của sếp” đến cách “nghe để hiểu”. Chúng tôi cho rằng bản thân con người ai cũng muốn được khen. Ai cũng có nhu cầu được hiểu. Vì vậy việc xác lập hai bước như trên sẽ góp phần thay đổi mối quan hệ của nhân viên và sếp theo một góc độ khác.
Chỉ cần bạn dành thời gian và cho người khác cơ hội thì con đường của cả hai bên sẽ dễ dàng hơn. Hiện tại, tôi và các bạn đồng nghiệp của mình vẫn đang kiên trì trên con đường đó.
Hãy nhớ rằng Sếp là người có khả năng làm cuộc đời của bạn trở nên bất hạnh, vốn dĩ công sở đã không dễ thở một chút nào, vậy nên việc giải quyết khúc mắc với sếp là cách duy nhất bạn có thể làm cho nó không thêm khó khăn.
Và ghi nhớ những câu hỏi này: liệu vấn đề có nằm ở lãnh đạo hay không. Liệu họ có bận tâm tới quyền lợi của bạn hay không? Họ là đồng minh hay là kẻ địch?
Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có được quyết định đúng đắn và hợp lý nhất. Nếu đã lựa chọn ra đi, hãy tiếp tục đặt những câu hỏi tương tự trong quá trình tìm việc, bởi chúng sẽ giúp bạn tìm được “bến đỗ” lý tưởng cho mục tiêu của mình. Và đừng dừng lại cho tới khi bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc.