Cảm xúc con người tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí, nhiều người còn rơi vào trạng thái “vui buồn lẫn lộn”. Bất kỳ ai cũng có thể trải qua những khoảnh khắc khó diễn tả cảm xúc. Để thật sự hiểu rõ và đo lường cảm xúc của mình, bạn có thể vận dụng bánh xe cảm xúc – hệ thống phân loại cảm xúc phổ biến hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “chiếc bánh xe cảm xúc huyền thoại này” nhé!
Bánh xe cảm xúc là gì?
Bánh xe cảm xúc (Mood Wheel) là một hệ thống đồ hoạ biểu thị những cung bậc cảm xúc khác nhau và cách cảm xúc phát sinh. Hệ thống này thường được sử dụng trong việc quản lý cảm xúc, đào tạo kỹ năng và quản lý stress. Trên thực tế, cảm xúc của con người được ví như một “chiếc bánh xe xoay tròn”. Bánh xe được chia thành nhiều phần tương ứng với các cảm xúc khác nhau, như vui vẻ, lo lắng, sợ hãi,…
Khi sử dụng, người dùng có thể xoay bánh xe cảm xúc để xác định cảm xúc hiện tại của mình. Sau đó, chúng ta sẽ khám phá những cảm xúc khác và cách chúng phát sinh từ cảm xúc hiện tại. Có thể nói, Mood Wheel là một công cụ hữu ích để chúng ta nhận diện và hiểu cảm xúc của mình cũng như người khác.
Nguồn gốc bánh xe cảm xúc
Bánh xe cảm xúc là thuật ngữ do giáo sư Robert Plutchik phát triển vào năm 1980. Bánh xe cảm xúc của Plutchik đóng góp to lớn vào quá trình hình thành thuyết tiến hoá tâm lý của loài người.
Mood Wheel do Plutchik phát triển được phân thành những hình thái cảm xúc đối cực nhau. Ông cũng chỉ ra có đến 34.000 cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, bạn rất khó để hiểu rõ được toàn bộ 34.000 cảm xúc này. Vì vậy, Plutchik đã chia cảm xúc thành 8 loại cơ bản, cụ thể như sau:
- Vui vẻ – Buồn bã (Joy – Sadness).
- Giận dữ – Sợ hãi (Anger – Fear).
- Tin tưởng – Ghê tởm (Trust – Disgust).
- Ngạc nhiên – Mong chờ (Surprise – Anticipation).
Xem thêm: Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả, tránh tổn thương lẫn nhau lúc bốc đồng
10 nền tảng lý thuyết về bánh xe cảm xúc của Plutchik
Giáo sư tâm lý người Mỹ – Plutchik đã phát triển Mood Wheel dựa trên 10 nền tảng lý thuyết sau:
- Khái niệm cảm xúc có thể áp dụng đối với mọi cấp độ tiến hoá, bao gồm con người và cả động vật. Hiểu cách khác, con người và động vật đều có những trải nghiệm về cảm xúc cơ bản là giống nhau.
- Cảm xúc cũng được hình thành theo một tiến trình lịch sử, ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa khác nhau tùy vào mỗi loài.
- Cảm xúc có khả năng thích nghi, giúp con người đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống để sinh tồn.
- Mỗi loài khác nhau sẽ có cách biểu hiện cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, cảm xúc của mỗi loài vẫn tồn tại những yếu tố và hình mẫu chung.
- Chỉ tồn tại một số ít cảm xúc cơ bản. Mỗi cảm xúc chủ yếu được hình thành từ các nguyên mẫu.
- Tất cả các trạng thái cảm xúc được hình thành do sự kết hợp hoặc ở trạng thái phát sinh. Hiểu đơn giản, cảm xúc được tạo ra từ sự hòa quyện và hợp nhất từ những khung bậc cảm xúc cơ bản.
- Toàn bộ cảm xúc đều là những cấu trúc giả định hoặc trạng thái lý tưởng hoá dựa trên hành động cụ thể.
- Các loại cảm xúc được định nghĩa theo các cặp đối cực nhau.
- Mức độ giống nhau của cảm xúc cực kỳ đa dạng.
- Cảm xúc có thể tồn tại ở nhiều cường độ khác nhau.
3 yếu tố cốt lõi trong Mood Wheel
Trên thực tế, Mood Wheel cũng được cấu tạo bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có 3 yếu tố cốt lõi, bao gồm:
- Màu sắc.
- Các sắc thái cảm xúc.
- Sự liên hệ giữa các cảm xúc.
Màu sắc
8 loại cảm xúc cơ bản trong bánh xe cảm xúc được sắp xếp theo một tập hợp cụ thể với từng nhóm màu khác nhau. Plutchik đã sắp xếp 8 cảm xúc cơ bản vào vòng tròn thứ 2 với mỗi màu sắc riêng biệt. Ví dụ màu đỏ biểu thị sự tức giận còn buồn bã mang màu xanh biển.
Các sắc thái cảm xúc
Về cơ bản, có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau được phát triển trên 8 cảm xúc cơ bản. Có thể thấy, mức độ của cảm xúc được biểu hiện bằng độ đậm, nhạt của màu sắc tương ứng. Càng gần trung tâm bánh xe, cường độ cảm xúc càng mãnh liệt.
Ví dụ, mức độ cảm xúc sẽ giảm dần từ thịnh nộ sang giận dữ hoặc từ kinh ngạc sang bất ngờ. Vậy nên, càng di chuyển ra xa trung tâm vòng tròn, sắc thái cảm xúc sẽ dịu đi, màu sắc cũng nhạt dần.
Sự liên hệ giữa các cảm xúc
Dựa trên bánh xe cảm xúc, bạn có thể dễ dàng nhận định được những cặp cảm xúc đối lập nhau ở những vị trí đối cực. Điều thú vị là hai cảm xúc đứng cạnh nhau có thể kết hợp và tạo ra một loại cảm xúc mới. Trên thực tế, trong chúng ta ai cũng đã trải qua sự kết hợp giữa các loại cảm xúc nhưng không thể xác định chúng là gì.
Vai trò của bánh xe cảm xúc do Plutchik phát triển
Định hình và phân loại cảm xúc
Bánh xe cảm xúc Plutchik giúp phân loại, xếp hạng các cảm xúc dựa trên sự tương quan và đối ngược giữa chúng. Điều này giúp bạn nhận biết và hiểu rõ hơn về các trạng thái cảm xúc khác nhau mà mình trải qua.
Mô tả và diễn giải cảm xúc
Bánh xe cảm xúc cung cấp một hệ thống biểu đạt cảm xúc rõ ràng và đơn giản. Hệ thống này giúp người ta mô tả và diễn giải cảm xúc dễ dàng, chuẩn xác, từ đó tạo ra sự hiểu biết và giao tiếp hiệu quả hơn.
Hiểu về tương quan cảm xúc
Bánh xe cảm xúc cho thấy mối quan hệ giữa các cảm xúc và tình trạng tâm lý. Đây là công cụ hỗ trợ người dùng nhìn thấy cảm xúc của chính mình. Trên thực tế, cảm xúc là một hệ thống phức tạp. Thông qua bánh xe cảm xúc, bạn có thể hiểu rõ hơn về sự tương quan và tương phản giữa các trạng thái cảm xúc khác nhau.
Áp dụng trong nghiên cứu và thăm dò cảm xúc
Bánh xe cảm xúc Plutchik được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thăm dò cảm xúc. Đây là một công cụ hữu ích để thu thập dữ liệu, đánh giá các trạng thái cảm xúc của con người trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, nghệ thuật, Marketing và thiết kế sản phẩm.
Hỗ trợ trong quá trình điều trị và xử lý cảm xúc
Bánh xe cảm xúc cung cấp “bức tranh” cảm xúc tổng quan. Dựa vào đó, bạn có thể áp dụng cho quá trình điều trị tâm lý. Thông thường, bánh xe cảm xúc được sử dụng trong các phương pháp điều trị tâm lý như tâm lý học cá nhân, tâm lý trị liệu nhóm hoặc tâm lý trị liệu hướng gián tiếp.
Bánh xe cảm xúc mang lại ý nghĩa gì cho con người?
1. Thấu hiểu cảm xúc của chính mình
Bánh xe cảm xúc là công cụ giúp bạn quan sát và nhận diện cảm xúc của chính mình. Từ đó, bạn có thể quản lý, kiểm soát cảm xúc bộc phát hiệu quả hơn. Khi sử dụng bánh xe, người dùng sẽ chọn phần tương ứng với cảm xúc mà mình đang trải qua. Từ đó, người dùng có thể diễn tả và định hướng cảm xúc của mình.
Dù vậy, việc ghi nhận và quan sát cảm xúc không hề đơn giản. Mỗi chúng ta cần dành thời gian để tập trung vào cảm xúc, theo dõi cơ thể và biểu hiện tâm lý. Đồng thời, bạn cũng cần ghi lại cảm xúc trong nhật ký hoặc bất kỳ phương tiện nào phù hợp. Đây là cách giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về cảm xúc của mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể quản lý và kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn.
2. Kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc tiêu cực
Đối diện với những cảm xúc tiêu cực là một kỹ năng quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Cảm xúc tiêu cực có thể nằm trong các phần như chán nản, đau khổ, buồn bã,… Vì vậy, bạn hãy gọi tên những cảm xúc mình đang trải qua và cảm nhận được.
Sau khi xác định được cảm xúc tiêu cực của mình, bạn chỉ cần “dọn dẹp” chúng. Trên thực tế, nếu những cảm xúc tiêu cực không được triệt tiêu hoặc bị kìm nén quá lâu, chúng có thể phát triển thành những cảm xúc tiêu cực mới với cường độ cao hơn. Khi đã hiểu rõ điều này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân, động lực để xoa dịu cảm xúc của mình.
Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?
3. Nuôi dưỡng các mối quan hệ xung quanh
Bánh xe cảm xúc có thể giúp bạn nuôi dưỡng và cải thiện những mối quan hệ xung quanh. Khi có khả năng “nắm giữ” và “cai trị” cảm xúc của mình, bạn sẽ trở nên tự tin, luôn giữ được bình tĩnh và tỏa sáng trong mắt người xung quanh.
Bên cạnh đó, khi đã hiểu rõ cảm xúc của mình, bạn có thể tự do truyền tải thông điệp, làm tăng mối gắn kết trong các tình huống giao tiếp.
Ngoài ra, bánh xe cảm xúc còn giúp bạn nhận diện được cảm xúc của người khác. Khi đã hiểu rõ trạng thái tâm lý của một người, bạn sẽ dễ dàng tạo ra một môi trường giao tiếp thuận lợi, nhất là trong những tình huống tương tác xã hội. Vận dụng bánh xe cảm xúc cũng giúp bạn tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng được sự tin tưởng và thấu hiểu nhau.
Xem thêm: Enneagram là gì? 9 nhóm tính cách trong Enneagram Test có gì thú vị?
Cách áp dụng bánh xe cảm xúc để “gỡ rối tơ lòng”
Bước 1: Xác định vấn đề
Đầu tiên, bạn hãy xác định rõ vấn đề mà mình đang gặp phải. Đó có thể là một tình huống khiến bạn stress, xảy ra xung đột trong mối quan hệ hoặc trạng thái tâm lý tiêu cực. Việc xác định vấn đề giúp bạn hình dung được khó khăn mình đang trải qua. Từ đó, đặt nền tảng cho việc áp dụng để giải quyết vấn đề.
Bước 2: Nhận diện cảm xúc chủ đạo
Trong bước tiếp theo, bạn cần sử dụng để xác định cảm xúc chủ đạo. Bạn cần xem xét những 8 loại cảm xúc cơ bản và xác định cảm xúc phù hợp nhất với trạng thái của mình.
Bước 3: Nắm vững cảm xúc
Khi đã nhận diện được cảm xúc chủ đạo, thay vì né tránh, bạn hãy tập trung vào việc nhận thức và chấp nhận cảm xúc mình đang trải qua. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi cho bản thân về các nguyên nhân và quan hệ cảm xúc đối với vấn đề mình gặp phải. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng hiểu tại sao bạn lại xuất hiện cảm xúc như vậy.
Bước 4: Tìm hiểu mức độ của cảm xúc trong bánh xe cảm xúc
Quan sát và nhận biết được mức độ cảm xúc của mình là bước tiếp theo bạn cần thực hiện. Cảm xúc có thể nằm trong nhiều mức độ khác nhau, như nhẹ, trung bình hoặc mãnh liệt. Việc xác định mức độ cảm xúc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và tìm cách xử lý phù hợp nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu các bài test tâm lý online đáng tin cậy và chất lượng bạn cần biết
Bước 5: Chọn giải pháp
Cuối cùng, dựa trên cảm xúc chủ đạo và mức độ cảm xúc, bạn cần chọn giải pháp xử lý phù hợp, cụ thể như sau:
- Sự kích động: Giải tỏa căng thẳng bằng hoạt động thể chất và sáng tạo.
- Sợ hãi: Đối mặt với nỗi sợ bằng cách tìm hiểu, áp dụng kỹ thuật quản lý sợ hãi và tìm sự hỗ trợ.
- Kinh ngạc: Tạo môi trường ổn định và tin cậy, học cách quản lý stress.
- Kinh tởm: Loại bỏ yếu tố gây kinh tởm, tạo môi trường tích cực và thay đổi suy nghĩ.
- Vui mừng: Tận hưởng và duy trì cảm xúc tích cực, chia sẻ niềm vui và đặt mục tiêu mới.
- Buồn bã: Tìm cách giảm stress, tham gia vào hoạt động giải trí và tạo môi trường tích cực.
- Sốc: Tìm sự hỗ trợ, học cách đối phó và tìm hiểu các phương pháp giảm căng thẳng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm Mood Wheel. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu bánh xe cảm xúc là gì cũng như cách áp dụng vào cuộc sống. Chúc bạn thành công và vượt qua những cảm xúc tiêu cực nhé!
Xem thêm: Transcendental meditation là gì? Lợi ích của thiền siêu việt trong cuộc sống