Dù bạn là người thích làm việc với sếp trước, nhưng khi làm việc với sếp mới, bạn sẽ có thêm cơ hội thử thách và phát triển bản thân. Và nếu người sếp trước của bạn thường gây “khó khăn” cho bạn thì đây là một bước thay đổi hữu ích cho bạn. Những ai biết cách tận dụng cơ hội này thì sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong công việc. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h xem ngay 3 điều dưới đây sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với sếp mới nhé.
3 bí quyết đơn giản giúp ghi điểm, tạo ấn tượng với sếp mới trong một nốt nhạc
1. Tạo hình ảnh tốt
Khi có sếp mới, bạn nên tạo ấn tượng với sếp mới bằng cách thể hiện bản thân một cách tốt nhất trong lần gặp đầu tiên. Bạn hãy thể hiện những điểm mạnh của mình và những gợi ý rằng sếp có thể hỏi bạn khi thắc mắc một vấn đề nào đó. Và khi sau một thời gian thì bạn có thể thoải mái và thư giãn hơn với sếp.
Tuy nhiên, bạn cần cân bằng giữa mức độ thoải mái và tính chuyên nghiệp một cách hữu hiệu nhất bằng cách đến sớm vài phút trước buổi họp, đừng mặc quần áo quá khác quy định, và giữ phép lịch sự tối thiểu. Điều này không những khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn và giúp bạn giữ vững phong độ với sếp.
Xem thêm: 4 quy tắc giúp tạo hình ảnh tốt, chuyên nghiệp trong mắt sếp và đồng nghiệp
2. Đưa ra những ý tưởng mới để tạo ấn tượng với sếp mới
Khi một người vào vai trò là cấp trên, họ thường muốn tìm ra phương thức phát triển tốt hơn cho công ty. Thế nên, đây là một cơ hội cho bạn thể hiện bản thân bằng việc đóng góp những ý tưởng mới. Đối với những ý tưởng hay, có thể dùng để giải quyết tình hình thì bạn hoàn toàn tạo ấn tượng với sếp mới.
Bạn nên lên ý tưởng giúp công ty phát triển tốt hơn và xin sếp một cơ hội để trình bày chúng. Nếu bạn không có ý tưởng nào, thì trong quá trình họp bạn hãy nghe thật rõ tình hình hiện tại của công ty, ghi lại những chú ý, những vướng mắc mà sếp đang muốn gỡ bỏ. Từ đó bạn có thể dành thời gian suy nghĩ và gửi email hoặc trình bày trực tiếp với sếp khi tìm ra được hướng giải quyết.
Nên tránh nhắc lại những cách mà người sếp trước đã làm. Vì không ai muốn nhân viên của mình mãi nhắc về sếp cũ. Điều đó thể hiện bạn không đánh giá cao năng lực của sếp mới và không tôn trọng họ.
Xem thêm: 5 điều khiến sếp khó chịu trong công việc, cần lưu ý ngay!
3. Khi sếp cần bạn giúp
Nếu sếp nhờ bạn giúp đỡ vì họ mới vào công ty nên còn nhiều điều chưa biết thì bạn nên tận dụng cơ hội này để tạo một mối quan hệ mật thiết với họ. Bạn nên cho sếp thấy bạn luôn có mặt khi sếp cần. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa giúp đỡ và nịnh hót. Vì nếu bạn cư xử quá “lố” thì không chỉ sếp không thích mà ngay cả đồng nghiệp của bạn cũng sẽ ghét bạn.
Hành động này nếu xử sự không khéo thì sẽ mang kết quả trái chiều, bạn sẽ làm mất lòng với đồng nghiệp của mình. Thế nên đừng tỏ vẻ bạn là người duy nhất trong công ty có thể giúp sếp mà bạn cũng nên khuyến khích đồng nghiệp giúp đỡ sếp hoặc gợi ý cho sếp về những đồng nghiệp có thể giúp sếp trong từng vấn đề cụ thể.
Mỗi người sếp đều cho bạn những bài học đáng quý. Vì thế, khi có một người sếp mới cũng là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển thêm. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách thích nghi và ứng xử chuyên nghiệp để vừa tạo ấn tượng với sếp mới vừa không làm “mất lòng” đồng nghiệp.
Xem thêm: Flex là gì? Làm sao thoát flexing đồng nghiệp hay khoe khoang?