Trên hành trình theo đuổi ngành Y, nhiều người hướng đến ước mơ cháy bỏng hơn, trở thành bác sĩ chuyên khoa với chuyên môn cao và làm việc trong lĩnh vực y khoa cụ thể. Vậy bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì? Bác sĩ chuyên khoa 1 chữa bệnh gì? Bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sĩ ai giỏi hơn? Trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chúng ta sẽ khám phá vai trò và nhiệm vụ bác sĩ chuyên khoa 1, đặc biệt là chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1. Cùng theo dõi nhé!
Bác sĩ chuyên khoa 1 2 3
1. Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ chuyên khoa sở hữu chuyên môn sâu trong một lĩnh vực y khoa cụ thể như thần kinh, tiêu hóa, nhi khoa,… Sau 6 năm hoàn thành chương trình đại học và được đào tạo thêm chuyên môn, sinh viên Y khoa sẽ nhận được bằng cấp bác sĩ, nhưng vẫn chưa có chứng chỉ hành nghề. Để có đủ năng lực chuyên môn và được cho phép hành nghề chính thức, họ cần tiếp tục học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Nếu muốn nâng cao trình độ, có 2 hướng chính để lựa chọn là thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu chuyên sâu. Nếu tiếp tục rèn luyện thực hành lâm sàng, các bác sĩ có thể tiến dần lên bác sĩ chuyên khoa 1 2 3. Vậy bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì?
2. Bác sĩ chuyên khoa 1
Khi chọn thực hành lâm sàng, bác sĩ cần học thêm một chuyên khoa trong khoảng 1 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng. Bác sĩ chuyên khoa 1 (Special doctor) là người chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y, họ có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng.
Theo quy chế đào tạo chuyên khoa cấp 1, sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng, họ phải học thêm 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1. Bên cạnh đó, các giảng viên có bằng bác sĩ nội trú hoặc bằng chuyên khoa 1 thuộc chuyên ngành được đào tạo sẽ tương đương trình độ Thạc sĩ.
Chương trình đào tạo
Hình thức đào tạo:
- Hệ tập trung học liên tục trong 2 năm.
- Hệ chứng chỉ học theo từng đợt kế trong vòng 3 năm.
Các chuyên ngành đào tạo bắt buộc:
- Chăm sóc giảm nhẹ
- Chẩn đoán hình ảnh
- Chấn thương chỉnh hình
- Da liễu
- Dinh dưỡng
- Dược lý và Dược lâm sàng
- Gây mê hồi sức
- Giải phẫu bệnh
- Hóa sinh y học
- Hồi sức cấp cứu
- Huyết học
- Kiểm nghiệm thuốc – Độc chất
- Lão khoa
- Lao
- Ngoại – Lồng ngực
- Ngoại – nhi
- Ngoại khoa
- Ngoại – Thần kinh và sọ não
- Ngoại – Tiết niệu
- Nhãn khoa
- Nhi khoa
- Nội khoa
- Nội tiết
- Phẫu thuật tạo hình, tái tạo và thẩm mỹ
- Phục hồi chức năng
- Răng Hàm Mặt
- Sản phụ khoa
- Tai Mũi Họng
- Tâm thần
- Thần kinh
- Tổ chức quản lý dược
- Truyền nhiễm
- Ung thư
- Y học cổ truyền
- Y học gia đình
Bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sĩ ai giỏi hơn?
Bác sĩ chuyên khoa 1 có trình độ tương đương bằng cấp thạc sĩ.
Điều kiện thi bác sĩ chuyên khoa 1
Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy và công tác tại các cơ sở y tế để thực hành nghề, phải có kinh nghiệm lâm sàng từ 12 tháng trở lên. Đối với nữ giới, độ tuổi giới hạn dưới 45 tuổi, nam dưới 50 tuổi.
3. Bác sĩ chuyên khoa 2
Các bác sĩ sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 có thể nâng cao trình độ chuyên môn khi học chuyên sâu thêm 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2. Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ tương đương bằng tiến sĩ và có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1. Do đó, bác sĩ chuyên khoa 2 thường sẽ giữ các vị trí chủ chốt tại các cơ sở y tế.
Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2
Thời gian đào tạo: 2 năm
Hình thức đào tạo: Dựa theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các chuyên ngành đào tạo bắt buộc:
- Quản lý y tế
- Chấn thương chỉnh hình
- Nội tiêu hóa
- Ngoại khoa
- Nội khoa
- Ngoại tiêu hóa
- Sản phụ khoa
- Y học cổ truyền
Đối tượng đủ điều kiện thi bác sĩ chuyên khoa 2
Là những người đang công tác chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế và cơ sở thực hành lâm sàng, đồng thời đã được tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa 1. Đối với nữ giới, độ tuổi giới hạn dưới 50 tuổi, nam dưới 55 tuổi.
4. Bác sĩ chuyên khoa 3
Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam chỉ đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 và bác sĩ chuyên khoa 2, không có bác sĩ chuyên khoa 3 như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Các khối thi
Hiện nay, Bộ Giáo dục đã mở rộng mô hình đào tạo trong lĩnh vực Y khoa, các bạn có thể thi bác sĩ chuyên khoa 1 với các khối thi sau đây:
- Khối A (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối B01 (Toán, Sinh, Sử)
- Khối B03 (Toán, Văn, Sinh)
- Khối B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công nhân)
- Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Các trường uy tín đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và 2
Các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành y, cụ thể là trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 có thể tham khảo cơ sở đào tạo chuyên khoa y khối dưới đây:
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Dược Hà Nội
- Học viện Quân Y
- Đại học Y Dược TPHCM
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học Y Huế
- Đại học Y Dược Thái Bình
- Đại học Y Hải Phòng
- Đại học Y Dược Cần Thơ
Bác sĩ chuyên khoa 1 làm gì, chữa bệnh gì?
Bác sĩ chuyên khoa 1 thường tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị các trường hợp bệnh lý ở một lĩnh vực y khoa cụ thể như tim mạch, da liễu, nội khoa, phẫu thuật, nhi khoa, sản khoa…
Bác sĩ chuyên khoa 1 thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện công lập.
- Thăm khám và điều trị bệnh tân tại các cơ sở Y tế và bệnh viện địa phương
- Tham gia vào công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu chuyên ngành
- Tham gia vào công việc giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học chuyên ngành
Mức lương
Mức lương của bác sĩ chuyên khoa 1 có thể lên đến 20 – 40 triệu đồng/tháng. Đồng thời, hệ số lương bác sĩ sẽ tăng theo quy định của ngành. Các bạn sinh viên khi mới ra trường có mức thu nhập từ 8 – 15 triệu đồng.
Xem thêm: Lương bác sĩ bao nhiêu, có thay đổi gì trong năm 2023 không?
Điểm khác biệt giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa
Không giống với bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa là những chuyên gia y tế đã hoàn tất chương trình đào tạo sau đại học và học chuyên sâu một lĩnh vực y khoa cụ thể.
Dưới đây là những điểm khác biệt giữa bác sĩ đa khoa và chuyên khoa:
1. Đào tạo
- Bác sĩ đa khoa: Được đào tạo rộng hơn, có kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực y tế khác nhau.
- Bác sĩ chuyên khoa: Được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực y khoa cụ thể.
2. Chuyên môn
- Bác sĩ đa khoa: Chăm sóc các triệu chứng bệnh lý thông thường, các vấn đề sức khỏe hàng ngày.
- Bác sĩ chuyên khoa: Tập trung vào một lĩnh vực y khoa cụ thể như tim mạch, da liễu, nội khoa, phẫu thuật, nhi khoa,… Với kiến thức sâu về lĩnh vực cụ thể, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán và điều trị các trường hợp phức tạp hơn.
3. Phạm vi chẩn đoán và điều trị
Người đầu tiên mà bệnh nhân gặp khi có vấn đề về sức khỏe là bác sĩ đa khoa. Do đó, bác sĩ đa khoa có thể thực hiện chẩn đoán và điều trị các trường hợp phổ biến. Nếu cần đến chuyên môn cao hơn, bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu hoặc chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị và chăm sóc.
Kết luận
Với vị trí ra trường cao hơn so với bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa hướng đến việc học chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y để nâng cao kỹ năng chuyên môn. Trước khi quyết định học bác sĩ chuyên khoa, hy vọng các bạn đã hiểu rõ bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 là gì cũng như chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1. Hơn nữa bác sĩ chuyên khoa là ngành độc đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực khi đối mặt với những áp lực và khó khăn, nhưng chắc chắn mở ra một tương lai rộng mở.
Xem thêm: Bác sĩ nội trú là gì? Vì sao bác sĩ nội trú là mơ ước của sinh viên ngành Y