Là nhân viên, để tránh mắc sai lầm bạn luôn nghĩ rằng nên hỏi ý kiến sếp cho tất cả mọi việc. Bạn đâu biết rằng, những hành động đó đôi khi là lý do khiến sếp coi thường bạn. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h xem những hành động dưới đây để phòng tránh nhé!
Tiết lộ 5 điều khiến sếp coi thường bạn!
1. Hỏi “làm màu”
Không nên hỏi những câu hỏi bạn đã biết câu trả lời hay những câu hỏi đơn giản mà bạn có thể tự tìm hiểu trên mạng hoặc hỏi các đồng nghiệp khác. Tốt hơn hết, nếu thực sự cần thiết thì bạn hãy hỏi, còn không thì bạn nên tự tìm hiểu. Đừng để những câu hỏi ngớ ngẩn đó khiến sếp đánh giá thấp về bạn. Trước khi hỏi sếp, bạn nên tự hỏi bản thân liệu vấn đề này bạn có giải quyết được hay không, liệu sếp có trả lời hết tất cả các câu hỏi của bạn? Bạn sẽ đưa ra được đáp án có nên hỏi sếp hay không sau khi trả lời các câu hỏi đó.
Không chỉ trong công việc, mà ở ngoài cuộc sống của bạn cũng vậy, đừng hỏi mãi những vấn đề không đáng hỏi sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu và nghi ngờ năng lực của bạn.
Xem thêm: Làm sao để nhân viên chủ động suy nghĩ sáng tạo, tăng hiệu quả công việc?
2. Không đóng góp ý kiến
Đừng đem khó khăn đến cho sếp mà không kèm theo một giải pháp nào. Hãy đề xuất những hướng giải quyết bạn cho là phù hợp nhất khi trình bày một vấn đề nào đó.
Tương tự trong các cuộc họp, bạn nên đưa ra ý kiến đóng góp, đó là việc làm cần thiết giúp bạn tạo ấn tượng với sếp và chứng tỏ năng lực của mình với các đồng nghiệp khác. Đừng nên để sếp “tự biên tự diễn”, hãy cùng tạo ra một cuộc họp hiệu quả và hoàn chỉnh nhất. Do đó, bạn hãy chuẩn bị thật kĩ và thận trọng đưa ra ý kiến của mình để sếp thấy được sự cố gắng không ngừng của bạn nhé.
3. Lời nói không đi đôi với hành động: đây là điều sẽ khiến sếp coi thường trách nhiệm của bạn
Bất kể công việc nào, sếp cũng luôn mong muốn nhân viên của mình làm nhiều hơn nói. Khi bạn làm nhiều việc có giá trị, đạt hiệu quả cao thì lời nói của bạn mới đáng giá. Nếu bạn chưa làm được gì nhiều thì dù bạn có nói hay, nói nhiều thế nào thì mọi người cũng xem như gió thoảng. Hãy chứng tỏ bằng hành động, đừng chỉ bằng lời nói!
Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng
4. Luôn gây rắc rối
Hẳn là trong bất cứ một công việc nào thì việc bạn gây ra quá nhiều rắc rối sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là trong quá khi làm việc, nếu bạn mắc nhiều lỗi sẽ khiến công việc của bạn không những thất bại mà còn bị sếp khó chịu. Và việc này nếu diễn ra thường xuyên thì sẽ khiến sếp phải nhìn lại và đánh giá lại năng lực của bạn, thậm chí cân nhắc xem có nên để bạn tiếp tục ở lại công ty hay không.
Hãy nhớ, trong quá trình làm việc bạn hãy phát huy khả năng hết mức có thể và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Hãy để sếp nhận ra rằng bạn không hề tầm thường, bạn còn rất nhiều khả năng mà sếp chưa biết. Hãy theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ lỡ các thông tin việc làm hữu ích cùng các cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!
Xem thêm: 5 chủ đề không nên nói với đồng nghiệp dù thân thiết đến đâu