Đã từ lâu, ngành tài chính là một trong những ngành nhận được nhiều sự quan tâm khi mang lại mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn và tiềm năng thăng tiến sự nghiệp. Để sẵn sàng chinh phục ngành tài chính, các bạn cần hiểu ngành tài chính là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tài chính là gì?
Tài chính là một phạm trù kinh tế phản ánh tổng hợp các mối quan hệ phân phối của cải trong nền kinh tế xã hội; dựa trên hình thức phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ, nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế ở mỗi điều kiện nhất định.
Mô tả công việc các vị trí trong ngành tài chính
Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)
Nhân viên phân tích tài chính là vị trí khởi điểm trong ngành tài chính. Công việc này tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời tổng hợp bảng thống kê để lập báo cáo kinh doanh và báo cáo kế toán. Cụ thể thì công việc của nhân viên phân tích tài chính bao gồm:
- Nghiên cứu các dữ liệu tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển tài chính của doanh nghiệp.
- Xem xét các giao dịch kế toán để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
- Lập bảng thống kê tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Báo cáo kinh doanh và báo cáo kế toán theo quý, năm,… đến cấp trên.
- Tham gia nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin quản trị tài chính cho doanh nghiệp.
- Tham gia vào các dự án phát triển hệ thống, tổng hợp thông tin và phát triển quy trình nghiệp vụ của phòng Tài chính và Kế hoạch,…
Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst)
Vị trí này đòi hỏi thực hiện các phân tích và đánh giá dữ liệu tài chính dựa trên xu hướng của thị trường, tình trạng tài chính của doanh nghiệp và các kết quả dự đoán cho một loại giao dịch nhất định.
Cụ thể thì công việc của chuyên viên phân tích tài chính cấp cao bao gồm:
- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm ngoại giao và đàm phán với các tổ chức tài chính.
- Đề xuất cách thực hiện các dự án tài chính.
- Dự báo lợi nhuận hàng quý và hàng năm dựa trên quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các dự báo chi phí.
- Tham gia lập ngân sách tài chính cho các phòng ban và các dự án.
Trưởng nhóm phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)
Trường phòng phân tích tài chính chính chịu trách nhiệm theo dõi các dữ kiện tài chính của công ty, phân tích báo cáo tài chính và giải quyết các chênh lệch thanh toán. Họ cũng giám sát các giao dịch tài chính và kinh doanh, thực hiện đối chiếu và quản lý các khoản chưa thanh toán.
Nhiệm vụ chính của một trưởng nhóm phân tích tài chính là:
- Quản lý kế hoạch và phân tích xu hướng tài chính, tính toán mức độ ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm phân tích các dòng tiền và các hoạt động tài chính khác.
- Dẫn dắt các quá trình phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh của nhóm.
- Xác định các yêu cầu tài chính cho các dự án tài chính doanh nghiệp quan trọng.
- Đảm bảo cung cấp các tài liệu tài chính thích hợp về tất cả các giao dịch của doanh nghiệp giữa các bộ phận.
- Xác định các quy trình lập hồ sơ tài chính, soạn thảo và gửi báo cáo tài chính cho ban giám đốc.
- Hỗ trợ tạo ra các quy trình mới và cải thiện các quy trình hiện có.
Trưởng phòng tài chính (Financial Manager)
Dựa trên nguồn dữ liệu tài chính của phòng tài chính/kế toán mà trưởng phòng tài chính sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ tài chính để đảm bảo tính ổn định, tính lưu động, khả năng thanh khoản hoặc đủ sinh lời để đảm bảo doanh nghiệp có nên đầu tư hay không, từ đó đưa ra các tư vấn phù hợp.
Nhiệm vụ chính của một trưởng phòng tài chính bao gồm:
- Phân bổ và dự toán ngân sách.
- Phát triển các mô hình tài chính mang lại lợi nhuận và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh.
- Lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Hướng dẫn và dẫn dắt phòng tài chính/kế toán thực hiện các nghiệp vụ tài chính.
- Đề xuất các kế hoạch cải thiện quy trình tài chính.
- Thực hiện báo cáo đến giám đốc tài chính.
Giám đốc tài chính (Financial Director)
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này thường được hiểu là những người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh hoặc đầu tư sinh lời cho một doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức. Giám đốc tài chính sẽ thông qua quá trình đánh giá dự án, ngân sách, các giao dịch khác liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp để dự đoán hiệu suất tổng thể tài chính của doanh nghiệp, triển vọng lĩnh vực hoặc ngành trong tương lai.
- Đưa ra các chiến lược đầu tư tài chính phù hợp.
- Quản lý rủi ro và cơ hội các lựa chọn đầu tư tài chính. Đánh giá cơ hội và thách thức từ các dự án kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp dựa theo sự biến động thị trường tài chính.
- Quản lý nguồn tiền và phân bổ ngân sách cho các dự án tài chính phù hợp.
- Tư vấn kế hoạch sử dụng tài chính lâu dài cho ban giám đốc và doanh nghiệp.
- Xây dựng nguồn tài chính dự phòng cho các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
- Thiết lập chính sách phân chia lợi nhuận phù hợp với quy mô doanh nghiệp.
- Quản lý và chỉ đạo hoạt động tài chính của các phòng kế toán, phòng tài vụ, phòng sản xuất – kinh doanh,…
- Chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện báo cáo tài chính định kỳ.
- Báo cáo đến CEO và trực tiếp thảo luận các bước đi tài chính cần thiết cho doanh nghiệp.
Phát triển sự nghiệp ngành tài chính ở đâu?
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay, các tài khoản ký quỹ và các dịch vụ quản lý tiền mặt cho khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cung cấp thư tín dụng, hoán đổi lãi suất, dịch vụ trao đổi ngoại tệ hoặc bảo hiểm,…Hơn nữa, các ngân hàng này cũng thành lập các công ty chứng khoán, đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế. Các bạn hoàn toàn có thể chọn ngân hàng thương mại là môi trường làm việc để phát huy chuyên môn cũng như mở rộng con đường sự nghiệp theo thời gian.
Một số ngân hàng thương mại hàng đầu hiện nay như:
- Ngân hàng quốc doanh: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank),…
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank),…
- Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng Việt Nga (VRB), Indovina Bank Limited (IVB),…
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC, Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong,…
- Ngân hàng chi nhánh nước ngoài: Citibank, Bangkok Bank, Shinhan Bank,…
Ngân hàng đầu tư
Hiện nay, ngân hàng đầu tư nổi bật nhất ở Việt Nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Ngân hàng đầu tư hoạt động trên thị trường vốn và thị trường tài chính, giúp các doanh nghiệp cũng như nhà nước huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Đây là môi trường phù hợp để các bạn tham gia và gắn bó để phát triển sự nghiệp lâu dài.
Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng được quản lý chuyên nghiệp bởi các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng giám sát và các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Quỹ đầu tư hoạt động dựa theo cách thu hút tiền nhàn rỗi từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư với các hình thức như tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại tài sản khác.
Một số quỹ đầu tư nổi bật ở Việt Nam: Quỹ Ngân hàng Vietcombank, Quỹ đầu tư Việt Nam, Quỹ Asean Small Cap Fund, Quỹ Dragon Capital Vietnam Enterprise Investment Ltd,…
Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán được biết đến là một tổ chức hoạt động có tư cách pháp nhân và có giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán – được cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước. Hoạt động kinh doanh chứng khoán này có thể là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán. Một số công ty chứng khoán uy tín tại Việt Nam hiện nay phải kể đến Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS), Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset), Công ty Cổ phần kinh doanh chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS),…
Bộ phận tài chính
Bộ phận tài chính phụ trách các công việc liên quan đến nguồn tài chính để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính chất công việc của phòng tài chính tại các doanh nghiệp này đảm bảo sẽ là môi trường phù hợp để các bạn cống hiến và gắn bó lâu dài.
Công ty bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm uy tín tại thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam, công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, công ty TNHH Manulife Việt Nam,… Các bạn có thể làm việc tại các công ty bảo hiểm để tham gia vào quy trình quản lý dòng tiền lớn đến từ khách hàng chi trả cho các chương trình bảo hiểm. Hoặc các bạn có thể tham gia quản lý dòng tiền để đầu tư mang lại lợi nhuận cao cũng như xoay vòng nguồn vốn để chi trả cho các rủi ro của công ty.
Những tố chất cần thiết để phát triển sự nghiệp ngành tài chính là gì?
Học vấn
Nền tảng học vấn sẽ là một bàn đạp vững chắc để thành công trong ngành tài chính. Để đáp ứng tính chất chất đặc thù của ngành tài chính, đòi hỏi các bạn phải có các bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ về Kế toán và Tài chính.
Ngoài ra, các bạn chọn theo đuổi ngành tài chính cần theo học các kì thi cao cấp để lấy chứng chỉ có giá trị quốc tế bao gồm:
- CPA – Certified Public Accountants: Chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán
- ACCA – Association of Chartered Certified Accountants: Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc
- CFA – Chartered Financial Analyst: Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính
- CAIA – Chartered Alternative Investment Analyst: Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế
Kinh nghiệm
Khi chọn theo đuổi và gắn bó lâu dài với ngành tài chính, đòi hỏi các bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn ngành tài chính. Để phát triển sự nghiệp ngành tài chính, các bạn cần có thời gian để xây dựng lộ trình phát triển phù hợp với năng lực của bản thân. Kinh nghiệm chuyên môn sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn được thăng chức bởi năng lực làm việc vượt trội, thái độ làm việc ổn định, thích nghi và tương tác linh hoạt với mọi công việc, …
Kỹ năng chuyên môn
Người làm trong ngành tài chính muốn thăng tiến nhanh chóng trong công việc cần có những kỹ năng chuyên môn nổi trội như:
- Quan tâm tới xu hướng phát triển thị trường tài chính và nền kinh tế.
- Đọc hiểu báo cáo tài chính cũng như chiến lược kinh doanh và phân tích mối liên hệ giữa cả hai.
- Kỹ năng xây dựng, thực hiện, phân tích và đánh giá mô hình tài chính.
- Kỹ năng lập báo cáo tài chính.
- Kỹ năng tính toán tốt.
- Kỹ năng phân tích, định lượng và xử lý dữ liệu tài chính.
- Hiểu biết về kinh tế học vi mô và vĩ mô trong môi trường pháp lý.
- Kỹ năng tư duy logic, chiến lược.
- Kỹ năng máy tính như sử dụng Excel, Access,… và các công cụ tài chính khác như PivotTable, VBA,…
- Ý thức bảo mật thông tin.
Kỹ năng mềm
Ngoài những kỹ năng cứng đòi hỏi tính chuyên môn thì những kỹ năng mềm dưới đây cũng được người làm trong ngành tài chính áp dụng linh hoạt như:
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng tập trung.
- Kỹ năng thích nghi nhanh và biết ứng biến trước mọi tình huống.
- Kỹ năng nắm bắt được những chi tiết nhỏ.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Chịu được áp lực công việc cao.
Đạo đức nghề nghiệp ngành tài chính là gì?
Với tính chất đặc thù của ngành tài chính là gắn liền với tiền, đòi hỏi người người làm trong ngành này cần kiên định và có đủ bản lĩnh để tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền. Để làm được điều đó, mọi người cần hiểu rõ tính chất công việc, tuân thủ những yêu cầu và chuẩn mực của ngành để đảm bảo giữ vững đạo đức nghề nghiệp.
Kết luận
Việc Làm 24h tin rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được ngành tài chính là gì giúp các bạn định hướng và nắm bắt những cơ hội để nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nhờ đó ngày càng phát triển và gặt hái những thành công vượt bậc.
Xem thêm: FOC là gì? Những ảnh hưởng của FOC trong lĩnh vực xuất nhập khẩu