Nhiều bạn trẻ đang theo học hoặc sắp tốt nghiệp ngành kế toán và muốn phát triển sự nghiệp vị trí kế toán kho vẫn bỡ ngỡ kế toán kho là gì? Công việc làm gì? Hiểu được điều này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu mô tả công việc chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Kế toán kho là gì? Kế toán kho tiếng Anh là gì?
Kế toán kho còn được gọi bằng cái tên kế toán theo dõi hàng tồn kho (Warehouse Accountant) là nhân sự kế toán làm việc trong kho hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm theo dõi, thống kê, kiểm soát và báo cáo quá trình xuất nhập tồn trong kho,… Đồng thời, còn quản lý số liệu giấy tờ, thủ tục, chứng từ hàng hóa nhằm hạn chế các rủi ro về thất thoát hàng hóa của doanh nghiệp.
Kế toán kho làm gì? Công việc có khó không?
Dưới đây là mô tả công việc chi tiết bạn cần biết:
1. Công việc chung
- Kiểm soát và kiểm kê hàng hóa: Kế toán kho phải thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa và thời hạn sử dụng của hàng hóa để doanh nghiệp lên chiến lược tiêu thụ kịp thời. Đồng thời, cần kiểm soát lượng hàng nhập – xuất tại kho để có dữ liệu thống kê chính xác.
- Lập chứng từ xuất – nhập kho: Cần ghi chép, kiểm tra và lưu trữ lại hóa đơn hàng hóa trong quá trình nhập và xuất để có được dữ liệu, số liệu cho việc đối chứng sau này.
- Hạch toán kế toán và kê khai thuế: Ghi chép và hạch toán các hoạt động liên quan đến hàng hóa, doanh thu và chi phí tại kho. Đồng thời, kế toán kho cần kê khai thuế đầu vào và đầu ra để đóng thuế cho Nhà nước theo quy định.
- Một số công việc khác: Thực hiện lập báo cáo thống kê hàng hóa còn tồn đọng và đưa ra hướng giải quyết để giảm thiểu hao hụt cho doanh nghiệp. Đồng thời, còn là người đề xuất nâng cấp kho hàng hóa khi cần thiết.
2. Công việc chi tiết
Công việc hàng ngày
- Đối với hàng hóa: Theo dõi và thực hiện xuất nhập hàng hóa tại kho để cập nhật số lượng, phân loại,… Dựa vào đó, tiến hành thống kê và đề xuất phương án tích trữ hàng hóa để không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng. Kế toán kho sẽ kiểm kê sổ sách, hóa đơn, chứng từ hàng hóa,…. và nộp về phòng kế toán.
- Đối với chứng từ: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi xuất – nhập hàng. Đồng thời nhập các thông tin, số liệu hóa đơn và chứng từ vào hệ thống doanh nghiệp hàng ngày để tránh thất lạc giấy tờ quan trọng. Nếu doanh nghiệp có công nợ, phải lập biên bản xác minh kịp thời.
- Quản lý kho: Thiết lập và sắp xếp công việc, hàng hóa hợp lý. Đồng thời, đưa ra các đề xuất về kho hàng để đảm bảo hiệu quả trong công việc. Kế toán kho là người chịu trách nhiệm về những chênh lệch trong sổ sách so với tình trạng thực tế.
Công việc hàng tháng:
- Theo dõi xuất nhập hàng hoá; cập nhật số liệu, dữ liệu định kỳ; thống kê và lập báo cáo vào cuối tháng để cấp trên nắm được số lượng và tình hình hàng hóa.
- Đối chiếu và hạch toán các hóa đơn, chứng từ trong tháng. Tính toán số liệu, chi phí để doanh nghiệp nắm được thu chi.
- Hoàn thành chứng từ ghi chép, sổ sách và chứng nhận giấy tờ để báo cáo với cấp trên. Đối chiếu hàng hóa giữa sổ ghi chép và thực tế để báo cáo cuối tháng.
Kỹ năng cần có để hoàn thành tốt công việc kế toán kho
1. Nắm vững kiến thức và nghiệp vụ kế toán kho
Trước tiên bạn phải có kiến thức và nghiệp vụ kế toán kho. Do phải thường xuyên làm việc với chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ về hàng hóa, thu chi,… đòi hỏi cần có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn.
2. Am hiểu các loại hàng hoá, vật tư của doanh nghiệp
Mỗi loại hàng hoá thường có các thuộc tính riêng, chẳng hạn như đơn vị tính, giá trị, số lượng, hạn sử dụng, và nhiều thông tin khác. Hiểu rõ về các thuộc tính này giúp ghi nhận thông tin chính xác trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Nhờ đó, có thể theo dõi số lượng và giá trị của từng loại hàng hoá dễ dàng, doanh nghiệp cũng có cái nhìn tổng quan về tình trạng tồn kho và đưa ra các quyết định quản lý hợp lý.
3. Kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng phần mềm kế toán thành thạo
Hiện nay, nhằm giúp công việc được thực hiện nhanh chóng, hầu hết doanh nghiệp đều tích hợp các phần mềm công nghệ để kiểm tra và thống kê hàng hóa. Do đó, các công ty tuyển dụng đều cần có trình độ tin học văn phòng căn bản và kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán thành thạo.
Xem thêm: Các tuyệt chiêu dùng hàm trong Excel cực đơn giản dân văn phòng cần biết
4. Sắp xếp và tổ chức công việc linh hoạt
Cần có kỹ năng sắp xếp và tổ chức hàng hóa, giấy tờ, chứng từ, sổ sách,… hợp lý, khoa học để khâu quản lý dễ dàng hơn. Tránh trường hợp thất thoát dữ liệu và số liệu gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
5. Kỹ năng quản lý thời gian
Nhiệm vụ là theo dõi, đối chứng, báo cáo số liệu hàng hóa và chứng từ mỗi ngày. Do đó, cần có kỹ năng quản lý thời gian khoa học, hợp lý để công việc không bị tồn động, gây ra các tổn thất không đáng có.
6. Trung thực, cẩn thận, tập trung, tỉ mỉ
Kế toán kho chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các thông tin và số liệu về tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp được ghi nhận chính xác và minh bạch. Do đó, sự tỉ mỉ, tập trung cao độ trong công việc là yếu tố cần thiết để theo dõi và ghi nhận đúng lượng hàng hóa, tài sản trong kho. Đồng thời, cần phải nghiêm túc, trung thực trong công việc, có như thế mới nhận được sự tín nhiệm của ban lãnh đạo.
Cơ hội tuyển dụng kế toán kho như thế nào, công việc có vất vả không?
Kế toán kho là bộ phận không thể thiếu tại các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các khu công nghiệp. Do đó, cơ hội tuyển dụng kế toán kho là rất lớn. Các bạn có thể tìm hiểu và ứng tuyển các vị trí phù hợp trên Việc Làm 24h. Đừng quên tìm hiểu kỹ lưỡng mô tả công việc kế toán kho của các vị trí ứng tuyển nhé!
Nhiều bạn e ngại công việc kế toán kho vất vả. Thực ra, khối lượng công việc của nhân viên kế toán kho phụ thuộc vào quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp lớn, kế toán kho phải làm việc với khối lượng lớn hàng hóa xuất ra, số nguyên vật liệu nhập vào, số lượng đối tác mua/bán,… Đặc biệt vào thời gian sản xuất cao điểm hay mùa vụ bán hàng, phải làm việc với khối lượng công việc vô cùng lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn thường tuyển dụng kế toán kho với số lượng lớn và chia thành nhiều kho khác nhau để dễ quản lý, nên các bạn có thể yên tâm nhé!
Mức lương có cao không?
Nghiệp vụ kế toán kho không quá phức tạp so với các vị trí khác trong mảng kế toán. Công việc này thường phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường cần tích lũy kinh nghiệm kế toán. Do đó, mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Kế toán nội bộ làm những công việc gì, mức lương hấp dẫn ra sao?
Liệu học kế toán có khó không?
Khi theo học ngành kế toán, các bạn cần hình dung những cơ hội và thách thức mà mình phải đối mặt như sau:
Cơ hội
Phạm vi làm việc rộng mở: Các kế toán viên có thể làm ở bất kỳ loại hình công ty, doanh nghiệp miễn sao đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán của các doanh nghiệp dao động từ 2 – 6 kế toán chịu trách nhiệm nghiệp vụ khác nhau để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp.
Mức thu nhập ổn định: Mức thu nhập ngành kế toán thường cao hơn 20 – 30% so với các công việc khác.
Lộ trình thăng tiến rõ ràng: Kế toán là một những ngành có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí kế toán viên cơ bản và sau đó thăng tiến lên các vị trí quản lý hoặc chuyên gia cao cấp hơn.
Thách thức
Khối lượng kiến thức, nghiệp vụ lớn: Công việc của nhân viên kế toán thường là phát lương, kiểm kho, ghi xuất, nhập tồn, in ấn hóa đơn và làm các thủ tục liên quan cho doanh nghiệp… Lượng kiến thức chuyên môn lớn khiến nhiều người cảm thấy áp lực.
Các thông tư, văn bản pháp luật thay đổi liên tục: Do tính chất công việc liên quan đến tài chính và pháp lý, do đó, kế toán viên cần cập nhật thông tin liên tục để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và không vi phạm quy định luật pháp.
Tỷ lệ cạnh tranh cao: Hàng năm, số lượt đăng ký dự tuyển ngành kế toán luôn chiếm phần lớn so với các ngành khác. Do đó, khi ra trường, các bạn trẻ phải đối mặt với nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán lớn không kém.
Kết luận
Một kế toán kho chuyên nghiệp luôn nắm rõ những công việc cần phải thực hiện để quản lý kho hàng của doanh nghiệp hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ qua bài viết trên đã mang đến cái nhìn toàn diện nhất về công việc. Đừng quên truy cập và ứng tuyển các hàng loạt vị trí ở các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn uy tín “săn đón” trên Việc Làm 24h ngay hôm nay nhé!
Xem thêm: Những nguyên tắc ngầm khi giao tiếp, kết bạn với đồng nghiệp nơi công sở