Eye contact hay giao tiếp bằng mắt là một phương thức giao tiếp hiệu quả trong bất kỳ cuộc đối thoại nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái giao tiếp bằng mắt với người khác, thậm chí còn lúng túng hoặc sợ hãi nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện. Vậy nguyên nhân của nỗi sợ eye contact là gì, làm thế nào để vượt qua? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết sau.
Sức mạnh của eye contact là gì?
Giao tiếp bằng mắt khi tương tác là một kỹ năng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận bạn cả trong các mối quan hệ cá nhân và công việc. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều lợi ích của việc duy trì eye contact trong các cuộc trò chuyện, bao gồm:
– Người khác dễ nhớ đến khuôn mặt của bạn hơn.
– Người khác sẽ nhớ những gì bạn nói lâu hơn sau khi cuộc trò chuyện kết thúc.
– Làm cho lời nói của bạn trở nên đáng tin và có giá trị hơn.
– Tạo ấn tượng với người khác về sự tự tin, thông minh.
Dù vậy nhưng không ít người lại có nỗi sợ khi giao tiếp bằng mắt. Điều này ít nhiều cản trở các tương tác hàng ngày bao gồm cả cuộc sống cá nhân và công việc.
E ngại Eye Contact, bạn sẽ mất gì?
E ngại giao tiếp bằng mắt sẽ gây ra những tác động tiêu cực như:
– Giảm sự tự tin khi tương tác với người khác.
– Giảm khả năng đọc hiểu ngôn ngữ phi cơ thể dẫn đến hiểu sai ý và xung đột hay hiểu lầm giữa các cá nhân.
– Khó kết nối với người vì cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi tương tác với người lạ.
– Dễ hoảng loạn. Khi cảm thấy lo lắng về điều gì đó, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng làm xuất hiện các triệu chứng như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở.
Xem thêm: Không biết giao tiếp có phải là trở ngại lớn nhất trong sự nghiệp của bạn?
Biểu hiệu của việc lo lắng khi eye contact là gì?
Tình trạng lo lắng khi giao tiếp bằng mắt khá phổ biến, dễ gặp phải trong nhiều tình huống khác nhau như phát biểu trước công chúng, phỏng vấn xin việc, trò chuyện, tương tác xã hội… Nếu là người có nỗi sợ này, bạn sẽ thường cảm thấy khó chịu, bối rối và có những dấu hiệu như:
– Chớp mắt quá mức vì không thoải mái khi đối diện với ánh mắt của người khác.
– Tránh nhìn vào mắt đối phương.
– Bồn chồn, cần cầm vật gì đó trong tay hoặc trong túi để đánh lạc hướng và quên đi cảm giác khó chịu.
– Đổ mồ hôi và đỏ mặt.
Tại sao nhiều người lại né tránh giao tiếp bằng ánh mắt?
Dù biết rằng bản thân có nỗi sợ này nhưng bạn có tìm hiểu về nguyên nhân của sự lo lắng khi eye contact là gì không? Bên cạnh lý do tâm lý của mỗi người thì còn liên quan đến chứng rối loạn âu lo xã hội.
Tâm lý bất an, nhút nhát
Khi bị người khác nhìn trực tiếp vào mắt, nhiều người cảm thấy bất an, đặc biệt là khi họ không tự tin về hình ảnh cá nhân hoặc giá trị của mình trong mắt người khác. Sự thiếu tự tin này có thể tạo ra cảm giác không an toàn, khiến cho việc duy trì eye contact trở nên khó khăn.
Như chúng ta đều biết, đôi mắt được mệnh danh là “cửa sổ tâm hồn”. Do đó, ánh mắt không chỉ là cách chúng ta giao tiếp mà còn biểu hiện cảm xúc sâu bên trong. Do đó, khi mắt đối mắt với người khác trong một cuộc giao tiếp, nhiều người cảm thấy lo lắng sợ đối phương đọc được suy nghĩ, cảm xúc hay ý định thật sự của mình.
Ngoài ra, trạng thái tâm lý hiện tại của mỗi người cũng là tác nhân ảnh hưởng đến eye contact. Những tình huống căng thẳng, tâm trí rối bời rất dễ làm cho việc giao tiếp bằng mắt bị dao động nhiều hơn lúc bình thường.
Ảnh hưởng của chứng rối loạn lo âu xã hội đến eye contact là gì?
Thông thường, những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội xác định eye contact gây ra khó chịu, lo lắng. Điều này có thể một phần là do di truyền. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người này có nỗi sợ rõ rệt khi giao tiếp bằng mắt trực tiếp. Khi xảy ra tình huống eye contact, chức năng cảnh bảo nguy hiểm của bộ não sẽ được kích hoạt. Do đó họ có xu hướng tránh duy trì eye contact với người khác.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu về bệnh tự kỷ cho thấy người tự kỷ quá nhạy cảm với giao tiếp bằng mắt nên não của họ hoạt động mạnh hơn bình thường trong quá trình xử lý biểu cảm trên khuôn mặt đối phương. Điều này có nghĩa là họ sẽ tránh eye contact vì gây ra sự khó chịu cực độ, thậm chí là đau đớn cho họ.
Cách để vượt qua nỗi sợ và duy trì eye contact là gì?
1. Giảm lo lắng về eye contact
Để giảm bớt lo lắng khi giao tiếp bằng mắt, hãy bắt đầu tiếp xúc dần dần với những người mang lại cảm giác an toàn cho bạn, chẳng hạn như bố mẹ, bạn thân. Ví dụ nhìn vào mắt nhau khi nói chuyện trong bữa cơm tối. Hoặc giao tiếp bằng mắt thường xuyên nhất có thể khi đi dạo cùng nhau.
Sau đó dần dần tăng mức độ khó theo thời gian như eye contact với người quen nhưng không quá thân thiết. Tiếp tục luyện tập cho đến khi có thể tự tin nhìn vào mắt người lạ mà không cảm thấy sợ hãi chút nào.
Bạn thậm chí có thể thử bắt đầu bằng việc giao tiếp bằng mắt với các nhân vật trên tivi hoặc qua Facetime nếu bắt đầu giao tiếp bằng mắt ngoài đời thực khiến bạn cảm thấy quá căng thẳng. Khi cảm giác nỗi lo lắng dâng cao trong những tình huống phải giao tiếp bằng mắt, hãy thử tập thở sâu để làm chậm nhịp tim và bình tĩnh lại.
2. Lắng nghe tích cực
Khi tương tác với người khác, hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực như gật đầu hoặc đáp lại một cách thích hợp để thể hiện rằng bạn đang tham giao vào cuộc trò chuyện. Điều này có thể giúp xây dựng mối quan hệ và làm cho việc eye contact trở nên tự nhiên hơn.
3. Sử dụng Chameleon Effect
Chameleon Effect hay hiệu ứng tắc kè hoa là một phương thức hiệu quả để tạo dựng mối quan hệ và khiến người khác cảm thấy thoải mái với sự có mặt của bạn. Bạn có thể bắt chước kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể và cách giao tiếp bằng mắt của họ để tạo sự thoải mái cho các tương tác. Dưới đây là gợi ý một số cách để bắt chước hành vi của người khác:
– Giao tiếp bằng mắt: nếu họ nhìn lên, hãy nhìn lên và tương tự khi họ nhìn xuống.
– Biểu cảm khuôn mặt: cười khi họ cười, cau mày khi họ cau mày hay nghiêng đầu khi họ làm vậy.
– Tư thế: nếu họ ngồi thẳng, bạn cũng nên ngồi thẳng giống họ.
Xem thêm: Chameleon Effect: Hiệu ứng tắc kè hoa biến hóa khôn lường mọi tình huống
4. Áp dụng các cách giao tiếp bằng mắt hiệu quả
Nếu đang nói chuyện trực tiếp với ai đó hay nhìn vào người khác trong nhóm, hãy chọn vị trí ngay giữa hoặc phía trên mắt đối phương một chút. Khi cảm thấy không thoải mái, bạn có thể thử để mắt hơi mất tập trung để làm dịu và thư giãn ánh nhìn.
Thỉnh thoảng, bạn nên di chuyển ánh nhìn sang nơi khác, tránh việc nhìn chằm chằm sẽ khiến người khác khó chịu. Ngoài ra, còn có một số mẹo giao tiếp bằng mắt khác như:
– Tạo eye contact ngay từ đầu trước khi bạn bắt đầu nói chuyện với ai đó.
– Sử dụng quy tắc 50/70: duy trì giao tiếp bằng mắt 50% thời gian khi nói và 70% khi nghe.
– Duy trì việc nhìn vào mắt 4 – 5 giây: giữ giao tiếp bằng mắt trong khoảng 4-5 giây mỗi lần, hoặc tương đương với khoảng thời gian bạn cần để ghi nhớ màu mắt của đối phương.
– Chậm rãi chuyển sang nhìn xa: khi bạn nhìn đi chỗ khác, hãy làm điều này thật chậm rãi vì nếu chuyển ánh nhìn quá nhanh có thể khiến bạn trông ngại ngùng và lo lắng.
– Sử dụng kỹ thuật tam giác: thay vì nhìn xuống hoặc nhìn đi chỗ khác (điều này thể hiện sự thiếu tự tin), bạn thử nhìn những điểm khác trên khuôn mặt đối phương. Thử tạo ra một hình tam giác nối hai mắt và miệng của họ, sau mỗi bốn đến năm giây bạn có thể di chuyển hướng nhìn qua mỗi đỉnh tam giác.
– Thực hiện cử chỉ thay thế: khi không còn thoải mái với việc giao tiếp bằng mắt nữa, bạn có thể gật đầu hoặc thực hiện những cử chỉ phù hợp. Điều này sẽ tự nhiên hơn so với việc đột ngột nhìn đi chỗ khác.
Tạm kết
Thể hiện sự bối rối, lo lắng khi giao tiếp mắt sẽ khiến bạn trông thiếu tự tin trước đối phương. Do đó việc thực hành và cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng mắt sẽ mang đến sự tự tin trong mọi cuộc trò chuyện. Chỉ cần nhớ thư giãn, hít thở sâu và thử giao tiếp bằng mắt một cách tự nhiên. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nỗi lo lắng của mình giảm đi như thế nào. Với bài viết trên, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích để vượt qua nỗi sợ eye contact. Để tìm việc làm mới nhất, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Groupthink là gì? Tư duy tập thể là hình thức làm việc đồng lòng hay đồng phạm?