Ở mỗi tổ chức sẽ có phương pháp quản trị riêng, một trong số đó là MBO. Đây là phương pháp giúp định rõ mục tiêu cho từng cá nhân và tập trung vào kết quả. Vậy cụ thể MBO là gì, làm thế nào để áp dụng phương pháp này? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Phương pháp MBO là gì?
MBO là viết tắt của từ “Management by Objectives” (quản trị mục tiêu) đề cập đến mô hình quản lý sử dụng các mục tiêu của tổ chức để xác định mục tiêu cho từng nhân viên. Qua đó, mọi nhân viên đều biết được những gì họ đã đạt được và thành tích của mỗi cá nhân có liên quan như thế nào đến các mục tiêu hàng đầu của công ty. Đồng thời còn cho thấy các hoạt động của nhân viên có ảnh hưởng lớn và nhấn mạnh tầm quan trọng về sự đóng góp của mỗi người đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Management by Objectives lần đầu được giới thiệu trong cuốn “The Practice of Management” của tác giả Peter Drucker năm 1954. Qua đó đề cập đến việc mô hình MBO tập trung vào giám sát hiệu suất của nhân viên bằng cách sử dụng các công cụ báo cáo và đánh giá hiệu suất.
Lợi ích của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO là gì?
Sử dụng MBO sẽ mang đến những lợi ích sau:
– Cải thiện hiệu suất: MBO có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của nhân viên tại nơi làm việc. Lập kế hoạch chi tiết và làm nổi bật những đóng góp của cá nhân là cách nâng cao tinh thần của nhân viên dẫn đến tăng hiệu suất.
– Ý thức về bản sắc: Công nhận thành tích của nhân viên sẽ giúp nâng cao lòng trung thành với công ty. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì được tham gia vào các mục tiêu của tổ chức, từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc cao hơn.
– Phát triển nghề nghiệp: Mô hình quản trị MBO sẽ tạo cơ hội để nhân viên phát triển sự nghiệp. Ban lãnh đạo thường quan tâm đến việc cải thiện và nâng cao kỹ năng của nhân viên vì đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để mang lại lợi ích cho công ty.
– Chú trọng vào mục tiêu nghề nghiệp: MBO cũng có thể giúp nhân viên nhận biết được mục tiêu nghề nghiệp, hiểu rõ hơn về vai trò của mình và cách đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Nhược điểm của MBO là gì?
MBO trở thành mô hình quản trị phổ biến vào những năm 1960 và 1970 sau khi được Drucker giới thiệu lần đầu tiên. Tuy nhiên, mô hình này đã không còn được sử dụng rộng rãi từ khi các công ty thử nghiệm những phong cách quản lý mới. Ngày nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng MBO, nhưng phương pháp quản trị mục tiêu này vẫn có những nhược điểm như:
– Ưu tiên đặt mục tiêu hơn là lập kế hoạch chiến lược: việc ưu tiên các mục tiêu cá nhân cho nhân viên có thể gây ra những bất lợi khi lập kế hoạch chiến lược dài hạn. Những công ty dành quá nhiều thời gian để thiết lập mục tiêu sẽ có ít thời gian hơn để tập trung vào văn hóa công ty, quy trình hoạt động và các vấn đề liên quan khác.
– Tạo áp lực cho nhân viên để đạt được mục tiêu: Vì MBO tập trung vào cá nhân nên các thành viên sẽ cảm thấy có quá nhiều áp lực để đạt được mục tiêu. Đây là một nhược điểm điển hình của phương pháp quản trị vì nhân viên dễ bị stress trong môi trường cạnh tranh. Từ đó dẫn đến khả năng giữ chân nhân viên thấp và văn hóa làm việc không lành mạnh.
– Cạnh tranh giữa các thành viên trong nhóm: Chính sách khen thưởng được tích hợp trong MBO sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các thành viên trong nhóm nhưng lại cản trở việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Động lực nhóm lành mạnh tại nơi làm việc nên bao gồm việc tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được cả mục tiêu cá nhân lẫn công ty.
Xem thêm: Làm sao để xây văn hóa cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy tinh thần nhân viên?
5 bước ứng dụng MBO cho nhà quản lý
1. Xác định mục tiêu của tổ chức
Điều quan trọng trước tiên là xác định các mục tiêu chính để công ty có thước đo đo lường sự đóng góp của từng cá nhân. Việc này cũng giúp đảm bảo công ty có một kế hoạch thống nhất để theo đuổi sự cải tiến, đổi mới và phát triển. Để thực hiện bước này, bạn có thể tạo danh sách các mục tiêu tiềm năng và xác định mục tiêu nào phù hợp nhất với khả năng của công ty.
2. Tạo mục tiêu cho nhân viên
Khi đã có danh sách mục tiêu rõ ràng, hãy sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống để chuyển mục tiêu của công ty thành mục tiêu riêng cho từng nhân viên. Phương pháp SMART là một gợi ý để bạn dễ dàng hơn trong việc tạo và đo lường mục tiêu của các thành viên trong nhóm hoặc tổ chức.
Khi nhân viên có những mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của công ty, họ sẽ hiểu được việc mình làm tạo nên bức tranh toàn cảnh như thế nào. Theo nghiên cứu của Asana, chỉ có 26% nhân viên hiểu rõ công việc của họ liên quan như thế nào đến mục tiêu của công ty và chỉ 16% nói rằng doanh nghiệp của họ có cách thiết lập, truyền đạt mục tiêu hiệu quả. Vì vậy việc truyền đạt thông tin rõ ràng cũng rất quan trọng.
3. Theo dõi hiệu suất và tiến độ
MBO có thể giúp bạn quản lý hiệu quả hơn nhưng việc theo dõi, giám sát hiệu suất, tiến độ làm việc của nhân viên là điều cần thiết. Bạn có thể theo dõi hiệu suất của từng người bằng cách thu thập các số liệu từ công cụ quản lý dự án. Sau đó đánh giá xem liệu các mục tiêu và kết quả chính (OKR) có được đáp ứng hay không.
Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để đẩy hiệu suất nhóm lên đỉnh cao?
4. Cung cấp phản hồi
Tầm quan trọng của việc phản hồi trong mô hình MBO là gì? Giao tiếp hai chiều là chìa khóa quan trọng để tăng năng suất của cả nhóm, bộ phận hay tổ chức. Do đó việc phản hồi sẽ giúp mọi người hiểu được đóng góp của mình ảnh hưởng như thế nào đến người khác và liệu có đáp ứng được trách nhiệm của mình hay không.
Khi nhân viên đã hoàn thành công việc, bạn nên đưa ra những phản hồi về tiến độ cũng như chất lượng công việc của họ. Đồng thời yêu cầu họ phản hồi về phong cách quản lý, làm việc của bạn như thế nào.
5. Khen thưởng thành tích
Bước cuối cùng của mô hình quản trị mục tiêu là khen thưởng thành tích. Điều này sẽ làm tăng tinh thần đồng đội, tạo ra động lực để mọi người làm việc chăm chỉ cho những nhiệm vụ tiếp theo. Có nhiều hình thức khen thưởng như ghi nhận thành tích, thông báo đến toàn bộ công ty, tiền thưởng, tăng lương, thăng chức, nghỉ phép… Những phần thưởng này có thể hữu hình hoặc vô hình nhưng sẽ khuyến khích nhân viên tiếp tục phát huy tối đa năng lực, tinh thần làm việc vì mục tiêu cá nhân và công ty.
Ví dụ về mô hình quản trị mục tiêu
Giả sử công ty A có mục tiêu hàng quý là kiếm được 30% doanh thu từ các hoạt động Marketing online. Để đạt được mục tiêu này, người quản lý chia thành các mục tiêu cá nhân cho từng thành viên như sau:
– Digital Marketers: đảm bảo có được 3 khách hàng mới trong quý.
– Quản lý: theo dõi hiệu suất của thành viên trong nhóm để xác định cách mỗi thành viên lên kế hoạch để đạt được mục tiêu cá nhân và có hướng đến mục tiêu chung hay không.
– Nếu một thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu vào cuối quý, họ sẽ nhận được một khoản tiền thưởng.
Nhìn chung, mô hình MBO sẽ đạt hiệu quả nhất khi được sử dụng như một phần của chiến lược quản lý toàn diện. Khi nhân viên có mục tiêu gắn liền với mục tiêu chung của công ty, họ sẽ có động lực để làm tốt nhiệm vụ hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về MBO là gì và áp dụng thành công cho công việc. Để tìm việc hợp nhất, đừng quên truy cập Vielam24h.vn nhé!
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Giấy xác nhận hạnh kiểm là gì? Xin giấy xác nhận hạnh kiểm ở đâu?