Thời đại hiện nay với sự lên ngôi của mua sắm online và Internet không biên giới, người bán có thể tiếp cận trực tiếp với người mua hàng cuối cùng mà không cần thông qua các kênh phân phối truyền thống. Không phải B2C, hay B2B mà D2C đang là mô hình phân phối chiếm lĩnh thị trường. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về D2C là gì, vì sao nhiều doanh nghiệp áp dụng D2C và làm sao triển khai D2C hiệu quả?
D2C là gì?
D2C là viết tắt từ cụm Direct-to-Consumer – tiếp cận/bán trực tiếp tới khách hàng. Khách hàng ở đây cũng được hiểu là người mua hàng cuối cùng mà không thông qua các cửa hàng, không gian trưng bày online hay offline của bên thứ 3.
Cụm từ D2C có thể dùng cho mô hình bán hàng, phân phối sản phẩm hoặc D2C marketing – tức là triển khai các phương tiện tiếp cận trực tiếp tới khách hàng mục tiêu cuối cùng.
Thông thường, doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh doanh D2C đều phải triển khai D2C marketing song hành cùng các phương thức tiếp thị khác để tăng hiệu quả.
Theo truyền thống, nhà sản xuất cần tới các đại lý, kênh phân phối hoặc bên thứ 3 trưng bày, giới thiệu sản phẩm để đưa hàng hoá tới khách hàng, nhất là ở thị trường tỉnh xa hoặc ở nước ngoài. Mạng lưới đại lý càng rộng, quy mô thị trường và doanh số càng lớn. Cách làm này có nhiều hạn chế như:
+ Tốn thêm các chi phí trung gian (hoa hồng cho nhà phân phối, phí đóng gói, vận chuyển, kho bãi, phí cho các đại lý…).
+ Giá của sản phẩm bị đội lên do trải qua nhiều khâu.
+ Tăng tỷ lệ thất thoát, hư hỏng hàng hóa.
+ Thách thức trong kiểm soát chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, sai lệch về truyền thông trong quá trình sản phẩm tới tay người dùng
Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh D2C, nhà sản xuất hoặc bất cứ đơn vị bán nào đều có thể tiếp cận tới người dùng ở bất cứ đâu trên thế giới. Phương pháp này khắc phục được toàn bộ những khó khăn của hình thức phân phối và tiếp thị truyền thống.
D2C thường được triển khai song song cùng các mô hình truyền thống để tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, nhất là trong thời đại thương mại điện tử đang lên ngôi.
Năm 2022, gần 64% người tiêu dùng trên toàn thế giới đã mua sản phẩm trực tiếp từ thương hiệu họ yêu thích thay vì qua kênh phân phối trung gian.
Nhiều nhà sản xuất trên toàn cầu đã mở các shop online thay vì cửa hàng thực tế, cung cấp hàng hoá với giá cạnh tranh hơn, kích thích tiêu dùng và tăng dấu ấn thương hiệu.
Những cái tên lớn phải kể đến như các nhãn hàng thời trang (Nike, GAP, Zara…) mỹ phẩm (L’Oréal…), công nghệ (Apple …) đều đã sử dụng mô hình này.
Khách hàng có thể tham quan các cửa hàng online chính hãng, mua sắm, tương tác trực tiếp với thương hiệu họ yêu thích, đặt hàng từ nước ngoài giao về tận nhà mà thậm chí không cần ra khỏi nhà.
Với D2C và sự bùng nổ của thương mại điện tử, nông dân có thể trực tiếp bán nông sản từ cánh đồng, nhà sản xuất có thể livestream bán sản phẩm ngay tại kho, các quầy hàng tươi sống có thể bán và giao sản phẩm đi ngay tại khu vực chế biến…
Mô hình D2C được dự báo là sẽ góp phần tác động lớn tới bức tranh kinh doanh, tiếp thị và định hình hành vi mua sắm của thời đại công nghệ.
Phân biệt D2C và B2C
B2C (business to customer) là mô hình cung ứng sản phẩm từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng nhưng là theo bất cứ kênh phân phối nào. Theo đó, mô hình này không quan trọng việc doanh nghiệp có phải là nhà sản xuất hay nhập hàng từ đơn vị nào khác. Các doanh nghiệp bán theo hình thức B2C vẫn có thể bán qua chuỗi đại lý của thương hiệu, bán qua các cửa hàng nhượng quyền, các nhà bán lẻ… B2C thường kinh doanh theo hình thức đa kênh, giúp dễ dàng mở rộng thị trường
Như vậy, D2C có thể xem là mô hình “con” của mô hình B2C. Không ít doanh nghiệp sản xuất và bán theo B2C cũng đang chuyển dần sang D2C.
Xem thêm: B2C là gì? Bí quyết áp dụng mô hình B2C hiệu quả, cải thiện doanh số
Ngành nghề nào có thể triển khai D2C?
D2C được xem là mô hình có thể áp dụng cho nhiều ngành hàng hiện nay. Một số lĩnh vực đã triển khai mô hình này và đem lại hiệu quả cao phải kể đến như:
- Thời trang, làm đẹp
- Công nghệ, điện tử
- Thực phẩm, đồ uống
- Đồ gia dụng
- Trang sức
- Nội thất
- Sản phẩm thủ công
Lợi ích – thách thức của D2C là gì?
Lợi ích của D2C là gì?
Loại bỏ đi các kênh trung gian, D2C đang đem lại cho cả người bán và người mua nhiều lợi ích như:
Với người bán/nhà sản xuất
- Tăng mức độ kiểm soát về sản phẩm và việc kinh doanh.
- Linh hoạt hơn trong chính sách giá, kiểm soát biên lợi nhuận tốt hơn.
- Hiểu thị trường hơn nhờ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
- Tăng trải nghiệm cho khách hàng.
- Hạn chế được các rủi ro khi bán hàng qua khâu trung gian.
- Hạn chế rủi ro về hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu.
- Tiết kiệm chi phí.
- Dễ dàng nghiên cứu hoặc đánh giá thị trường.
- Tăng tính cạnh tranh.
- Thuận lợi hơn khi thử nghiệm sản phẩm mới.
Với người mua hàng
- Mua sản phẩm với giá tốt hơn.
- Tăng niềm tin vào thương hiệu thông qua việc tìm hiểu sản phẩm dễ hơn.
- Dễ dàng ra quyết định mua sắm.
Thách thức của D2C là gì?
Mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bắt tay thực triển khai D2C hiệu quả bởi nhiều lý do:
- D2C hiện nay chủ yếu phù hợp với các sản phẩm mang tính cá nhân cao hoặc đã có thương hiệu. Với nhiều ngành hàng như (tạp hoá, đồ gia dụng…), khách hàng vẫn tin chọn những cửa hàng offline và đề cao tính tiện lợi hơn.
- Cần có sự đồng nhất giữa khâu sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng, sai một bước đều có thể ảnh hưởng danh tiếng thương hiệu.
- Chuẩn bị vốn dành cho xây dựng và vận hành các hệ thống bán hàng online (website, trang TMĐT, fanpage, ứng dụng…) lẫn của hàng offline.
- Thách thức về làm chủ công nghệ vận hành D2C như: hiển thị đơn hàng tồn, cung cấp tổng thể về hành trình khách hàng (lịch sử tìm kiếm, mục ưa thích, giao dịch…).
- Đối mặt với sự cạnh tranh cao hơn và cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường số.
- So với bán hàng trực tiếp hoặc qua kênh phân phối có sẵn thương hiệu, doanh nghiệp mới cần phải tự gây dựng uy tín từ đầu.
- Xử lý được các vấn đề về giao vận trực tiếp cho khách hàng.
- Khó để mở rộng thị phần nếu chỉ triển khai D2C.
Làm sao để triển khai D2C hiệu quả?
Như vậy, bạn đã hiểu D2C là gì, ưu điểm cũng như thách thức doanh nghiệp phải vượt qua nếu muốn triển khai mô hình này. Sau đây là một vài lưu ý từ Vieclam24h.vn để triển khai D2C hiệu quả hơn:
- Hiểu biết sâu về ngành, đối thủ cạnh tranh: không phải ngành nghề nào cũng phù hợp để triển khai mô hình D2C, hãy xem liệu lĩnh vực của mình có phù hợp không?
- Tìm hiểu kỹ hơn insight khách hàng để tạo ra hành trình khách hàng thuận tiện.
- Đầu tư cho website và các giao diện người dùng hấp dẫn (trên ứng dụng, trên các cửa hàng online…).
- Xây dựng các chiến dịch tiếp thị số phù hợp (SEO, email marketing, quảng cáo, inbound marketing…).
- Ứng dụng công nghệ để liên tục đo lường hiệu quả tiếp thị, bán hàng và cải thiện tốt hơn (Automation marketing, tích hợp CRM, chat bot…).
- Liên tục cải thiện quy trình.
- Đầu tư cho quản lý kho hàng, quản lý đơn hàng và khâu vận chuyển, giao nhận: để giải quyết bài toán vận chuyển, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với bên thứ 3 hậu cần (3PL – third-party logistics). Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản xuất, quảng cáo, tăng trưởng.
- Thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả.
Không có công thức triển khai D2C cho tất cả mọi ngành hàng mà doanh nghiệp cần dựa theo insight khách hàng cũng như nguồn lực sẵn có để xây dựng mô hình D2C phù hợp.
Lời kết
Qua bài viết trên, Vieclam24h.vn hi vọng đã mang tới cho bạn cái nhìn ngắn gọn nhưng toàn cảnh về D2C là gì, vì sao D2C trở thành xu hướng và các lưu ý để triển khai mô hình này được hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog Vieclam24h.vn để có thêm nhiều tri thức mới, hữu ích mỗi ngày.
Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.
Xem thêm: Giải mã hậu cần là gì? Nhiệm vụ và vai trò của ban hậu cần trong từng lĩnh vực