Bạo lực lạnh nơi công sở: Làm sao nhận diện và thoát khỏi vòng vây?

Bạo lực không chỉ tồn tại dưới dạng vật lý mà còn biểu hiện qua khía cạnh tinh thần, được gọi là bạo lực lạnh. Với cấu trúc như một xã hội thu nhỏ, môi trường công sở là nơi dễ xảy ra những hành vi bạo lực lạnh. Vậy làm thế nào để nhận diện và thoát khỏi tình trạng này ở nơi làm việc? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạo lực lạnh là gì?

Bạo lực được định nghĩa là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất để gây ra tổn hại cho người khác, chẳng hạn như đánh đập. Khác với bạo lực thông thường, dù không dùng vũ lực vẫn làm tổn thương người khác. Những hành vi im lặng, thờ ơ, bắt nạt, quấy rối bằng ngôn từ là một số đặc trưng nổi bật nhất của bạo lực lạnh. 

Khái niệm này bắt đầu thu hút sự quan tâm thông qua tài liệu nghiên cứu về bạo lực gia đình của Lỗ Đản Ma vào năm 2016. Theo nghiên cứu này, những người đàn ông Trung Quốc thường áp đặt hình phạt lên vợ, bạn đời hoặc con cái bằng cách im lặng và phớt lờ, một lối giáo dục được coi là cực kỳ sai lầm.

bạo lực lạnh
Bạo lực lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ tổ chức nào.

Bạo lực lạnh xảy ra ở mọi khía cạnh của cuộc sống từ gia đình, các mối quan hệ bạn bè, người yêu cho đến công việc. Bất kỳ nơi nào, bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân hay người gây ra một cách vô thức, thậm chí là có ý thức. Dù không gây ra nỗi đau về thể chất, nhưng bạo lực lạnh lại là đòn tra tấn tinh thần khủng khiếp, gây ra tổn hại khó đo lường về mặt tâm lý cho những người phải hứng chịu hành vi này. 

Xem thêm: Đừng biến drama công sở trở thành một nét văn hóa độc hại

Bạo lực lạnh ở nơi công sở diễn ra như thế nào?

Trong môi trường công sở, bạo lực lạnh có thể diễn ra giữa sếp với nhân viên, giữa nhân viên với nhau và thể hiện qua các hành vi gây áp lực, quấy rối, chơi xấu, kỳ thị, cô lập, vu oan cho một hoặc một nhóm người nào đó nhằm kiểm soát, xúc phạm hoặc làm tổn thương tinh thần của họ. 

Theo một vài số liệu được thu thập từ năm 2014 ở Nhật Bản với 10.000 nhân viên công sở thì có đến 25,3% người nói rằng họ đã từng bị bạo lực lạnh ở nơi làm việc, đáng chú ý con số này đã tăng lên 32,5% vào năm 2016. Trong cuộc khảo sát khác, nhiều người cũng cho rằng họ đã bị bạo lực lạnh ở nơi công sở ít nhất 1 lần hoặc nhìn thấy người khác bị bạo hành tinh thần. Một số ví dụ có thể kể đến như:

bạo lực lạnh
Khi một người là nạn nhân của bạo lực lạnh, họ luôn “được” giám sát bởi những đồng nghiệp.

– Sếp yêu cầu nhân viên làm việc quá mức, vượt quá khả năng của họ mà không có sự hỗ trợ hoặc nguồn lực đủ để hoàn thành.

– Sử dụng ngôn ngữ, thái độ hoặc hành động để tạo ra môi trường làm việc căng thẳng, áp lực hoặc loại bỏ những người mà họ không ưa thích.

– Chê trách công khai, phê phán không công bằng, hoặc xúc phạm tinh thần người khác với mục đích làm giảm tự tin và uy tín của họ.

– Loại bỏ người khác trong các cuộc họp, dự án hoặc hoạt động tập thể, tạo ra sự cô lập.

– Sử dụng quyền lực để tạo ra sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa các tôn giáo hoặc giữa các nhóm người khác nhau.

– Không tôn trọng không gian cá nhân hoặc thông tin cá nhân của người khác.

– Luôn dò xét, theo dõi, chỉ trích và phán xét các hành động của người khác trong mọi trường hợp.

Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bao gồm:

– Cấu trúc và văn hóa tổ chức: Trong những môi trường thiếu sự công bằng, tích cực, nhân viên thường không cảm thấy được tôn trọng, công nhận. Đồng thời áp lực công việc không thể giải quyết có thể dẫn đến hành vi bạo lực lạnh.

– Phong cách lãnh đạo: Lãnh đạo thiếu quyết đoán, thái độ không rõ ràng có thể tạo ra áp lực và giao tiếp không hiệu quả, góp phần vào sự xuất hiện của bạo lực lạnh.

– Yếu tố cá nhân: Đặc điểm tính cách và ý thức cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng. Những người thường xuyên nảy sinh cảm xúc tiêu cực có thể bị tách biệt nhưng đôi khi chính họ cũng trở thành nguồn gốc của hành vi bạo lực lạnh khi họ không xử lý được cảm xúc tiêu cực và làm ảnh hưởng đến người khác.

Những yếu tố này có thể kết hợp và tương tác dẫn đến bạo lực lạnh làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe cũng như hiệu suất làm việc và khả năng gắn bó của nhân viên.

bạo lực lạnh
Một người sếp tồi cũng đủ gây ra bạo lực lạnh.

Các dấu hiệu nhận biết

Để nhận diện hành vi không lành mạnh nào khác trong môi trường công sở, bạn có thể chú ý vào những dấu hiệu như:

– Thay đổi trong tâm trạng và hành vi của đồng nghiệp hoặc chính mình: Những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực lạnh thường có sự thay đổi trong tâm trạng. Họ trở nên ít hòa nhập, lo lắng, hoặc thậm chí sợ hãi, cảm giác không an toàn ở nơi làm việc.

– Sứt mẻ mối quan hệ với đồng nghiệp: Thường dẫn đến môi trường làm việc căng thẳng và những người bị ảnh hưởng có thể trở nên xa lánh, không hợp tác hoặc có mâu thuẫn với đồng nghiệp mà họ cảm thấy đang gây áp lực hoặc làm tổn thương họ.

– Hiệu suất làm việc giảm sút: Khi tinh thần bị ảnh hưởng, bạn sẽ trở nên thiếu tập trung, làm việc sai sót nhiều hơn.

– Thái độ và ngôn ngữ giao tiếp không lành mạnh: Sự xuất hiện của lời nói, hành vi xúc phạm, đe dọa hoặc không tôn trọng trong giao tiếp rất có thể là dấu hiệu của bạo lực lạnh.

Xem thêm: Mối quan hệ toxic là gì? 4 lời khuyên để tránh xa mối quan hệ toxic chốn công sở

bạo lực lạnh
Khi bị bạo lực lạnh, nạn nhân không thể tập trung vào công việc.

Cách vượt qua bạo lực lạnh ở môi trường công sở

Nếu chẳng may là nạn nhân của bạo lực lạnh ở nơi làm việc, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn nên tập trung vào việc chăm sóc bản thân cũng như sức khỏe tinh thần. Bạn hãy giữ bản thân bình tĩnh, không sa đà vào những cảm xúc tiêu cực và bảo vệ bản thân bởi những ảnh hưởng ở nơi làm việc. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc những người đáng tin cậy. Việc chia sẻ cảm xúc sẽ làm giảm bớt áp lực và cảm giác cô đơn.

Đồng thời, bạn nên thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần như thiền, yoga, các hoạt động thể chất hoặc sáng tạo. Các hoạt động này sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần và tập trung vào những điều tích cực. 

bạo lực lạnh
Đôi khi nghỉ việc cũng chính là cách thoát ra khỏi “địa ngục” của bạo lực lạnh.

Nếu có thể, hãy thảo luận với người quản lý hoặc bộ phận nhân sự về vấn đề bạn đang gặp phải. Đôi khi, họ có thể hỗ trợ và giúp bạn tìm giải pháp để giảm bớt tác động của bạo lực lạnh.

Cuối cùng, khi cảm thấy không thể cải thiện tình huống, bạn nên xem xét khả năng chuyển đổi công việc. Việc tìm một môi trường làm việc lành mạnh hơn là bước quan trọng để bảo vệ bản thân và tìm lại sự cân bằng tinh thần trong những tình huống bất khả kháng. 

Bạo lực lạnh sẽ không vì bạn sống tốt, làm tốt hay cống hiến cho công ty mà trừ bạn ra. Quan trọng là cách bạn đối mặt và giải quyết vấn đề như thế nào. Hãy nhớ rằng sợ hãi sẽ chỉ làm bạn ngày càng bị lún sâu vào những tổn thương tinh thần. Chìa khóa cho mọi khó khăn chính là sự can đảm và khả năng tự nhận thức. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về bạo lực lạnh ở môi trường công sở. Để tìm bến đỗ mới phù hợp hơn đừng quên truy cập Vieclam24.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Cẩm nang sinh tồn chốn công sở từ A-Z giúp bạn thoát khỏi vòng vây drama!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục