Có thể nhân viên của bạn sẽ tự nhận ra tính chần chừ của mình, nhưng họ lại không biết làm cách nào để thoát khỏi thói quen đó. Dưới đây là 4 điều cơ bản bạn cần biết để giúp nhân viên bỏ thói quen chần chừ trong công việc hiệu quả, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
1. Nhận diện sự chần chừ của nhân viên
Chần chừ sẽ làm mất rất nhiều thời gian của tổ chức khi hoàn thành công việc nào đó. Là nhà quản lý, bạn cần nhận biết được nhân viên nào đang trì trệ công việc với những biểu hiện sau:
- Khi được hỏi về tiến độ hoàn thành công việc, họ luôn trả lời “Tôi đang làm” và chẳng nói gì thêm nữa.
- Những nhân viên luôn “vắt chân lên cổ” vào cuối thời hạn mới bắt đầu làm.
- Kết quả không đúng với năng lực của nhân viên.
- Thường xuyên đồng ý làm những công việc khác cho đồng nghiệp, và dồn thời gian vào những việc ấy thay vì làm những việc chính của bản thân.
2. Trao đổi với nhân viên để tìm ra giải pháp giúp họ bỏ thói quen chần chừ
Sau khi đã quan sát và đánh giá được biểu hiện làm việc chần chừ của nhân viên, bạn nên tạo một buổi gặp riêng, đưa ra nhận xét và hỏi xem ý kiến của nhân viên đó như thế nào.
Hãy quan sát thái độ của họ khi nói chuyện như thế nào, xem thử họ có đổ lỗi cho người khác hay họ nhận lỗi về mình. Từ đó, bạn có thể đưa ra những biện pháp khác để xóa bỏ sự trì hoãn của nhân viên.
Có thể sự chần chừ của họ bắt nguồn từ những việc cá nhân bên ngoài. Vì thế, bạn hãy hỏi và lắng nghe về cuộc sống của họ như thế nào, họ có đang bị áp lực việc gì không, có gặp khó khăn trong công việc hay không,… Để từ đó, bạn hiểu hơn về nhân viên của mình và nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của họ.
Xem thêm: 8 nguyên tắc giúp dân văn phòng rèn luyện kỹ năng lắng nghe để “luôn luôn thấu hiểu”
3. Checklist công việc cuối ngày
Bạn có thể tạo bảng checklist công việc vào cuối ngày cho nhân viên. Để đảm bảo chính xác và công bằng, bạn nên để các nhân viên kiểm tra chéo công việc của nhau. Với bảng checklist này, buộc nhân viên phải hoàn thành công việc đúng thời hạn và nâng cao hiệu quả công việc hơn. Nếu không sẽ có những hình phạt cho những ai không hoàn thành nhiệm vụ.
Xem thêm: Checklist là gì? Vì sao checklist lại quan trọng trong quản lý công việc?
4. Đặt ra quy định thưởng, phạt để khuyến khích nhân viên từ bỏ thói quen chần chừ, đình trệ trong công việc
Việc này cũng giống như đặt ra những quy định thưởng phạt khuyến khích nhân viên làm việc. Các yếu tố xét thưởng nhân viên phải rõ ràng, cụ thể và quá trình đánh giá phải công bằng. Những hình thức thưởng như:
- Thưởng tiền mặt
- Thưởng dịch vụ, voucher
- Tăng lương
- Thăng chức
Nhân viên nào không hoàn thành công việc đúng thời hạn, hoặc vi phạm quy định sẽ bị áp dụng hình thức phạt tương ứng. Các hình thức phạt được áp dụng phổ biến là:
- Nhắc nhở
- Phạt tiền
- Trừ điểm thi đua nhóm
- Đình chỉ công tác
- Sa thải
Xem thêm: Bí quyết xử đẹp nhân viên liên tục phạm lỗi mà quản lý cần biết
Có những quy định thưởng phạt, những nhân viên làm việc trì trệ sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc đúng thời hạn, hạn chế phạm lỗi. Nếu họ vẫn không cải thiện, thì bạn nên xem xét đến việc sa thải họ, đừng để ảnh hưởng đến công việc chung của tổ chức.
Là một người quản lý, bạn cần nhận dạng được sự trì trệ của nhân viên từ lúc đầu và chấn chỉnh ngay lập tức. Nắm bắt tâm lý nhân viên và chia sẻ xem họ có gặp khó khăn gì hay không. Từ đó giúp họ lấy lại tinh thần và làm việc tốt hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm để cải thiện thu nhập hiện tại, nhanh tay nhấp ngay vào website Việc Làm 24h để tham khảo nhé!
Xem thêm: Top các việc làm ca đêm thu nhập hấp dẫn mà bạn chớ nên bỏ qua