Để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có số lượng nhân viên đông phải cần đến phần mềm HRM. Vậy phần mềm HRM là gì, có những phần mềm HRM nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Phần mềm HRM là gì?
HRM là viết tắt của từ Human Resource Management, là quản lý nguồn nhân lực. Phần mềm HRM được hiểu là phần mềm quản lý nhân sự. Việc sử dụng phần mềm giúp hỗ trợ quản lý và tổ chức thông tin liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Các hệ thống HRM giúp tự động hóa nhiều quy trình quản lý nhân sự, từ việc theo dõi thông tin nhân viên, quản lý chấm công, tới quản lý hiệu suất và đào tạo.
Tính năng chính của phần mềm nhân sự HRM
– Quản lý thông tin nhân viên: Lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân, kỹ năng, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc của nhân viên.
– Quản lý chấm công: Tính lương, quản lý giờ làm việc, theo dõi ngày nghỉ phép.
– Tuyển dụng, quản lý ứng viên: Hỗ trợ quy trình tuyển dụng từ việc đăng tuyển, thu thập hồ sơ ứng viên, đánh giá và chọn lựa.
– Quản lý hiệu suất: Đánh giá hiệu suất nhân viên, đề xuất kế hoạch phát triển, theo dõi mục tiêu công việc.
– Quản lý đào tạo và phát triển: Theo dõi các chương trình đào tạo, kế hoạch phát triển nghề nghiệp, quản lý kỹ năng của nhân viên.
– Quản lý chính sách phúc lợi: Theo dõi các chế độ phúc lợi như bảo hiểm y tế, nghỉ phép….
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự HRM?
Sử dụng phần mềm HRM là giải pháp lý tưởng để tối ưu hóa quá trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Phần mềm giúp tăng cường hiệu suất làm việc cũng như tiết kiệm thời gian thông qua việc tự động hóa nhiều công việc lặp lại như chấm công, tính lương, quản lý thông tin nhân viên. Ngoài ra, phần mềm HRM như một cổng linh hoạt để truy cập thông tin nhân viên, đánh giá hiệu suất hay đề xuất kế hoạch phát triển hiệu quả hơn.
Phần mềm HRM cũng tạo nên sự minh bạch trong doanh nghiệp khi nhân viên dễ dàng theo dõi các thông tin về lương thưởng, phúc lợi hay các chính sách nhân sự. Từ đó giúp thúc đẩy sự công bằng, tạo ra môi trường làm việc tích cực và đáng tin cậy.
Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là bảo mật thông tin. Phần mềm nhân sự HRM có khả năng lưu trữ thông tin, ngăn chặn rủi ro mất mát hay truy cập trái phép. Đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến quản lý nhân sự và làm việc.
Làm thế nào để chọn được phần mềm HRM tốt nhất?
Lựa chọn phần mềm HRM là một quá trình đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng.. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng để cân nhắc về phần mềm HRM:
– Tính năng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
– Dễ sử dụng để tận dụng mọi tính năng.
– Linh hoạt, có khả năng tích hợp với các hệ thống khác để tránh sự rời rạc thông tin.
– Khả năng bảo mật cao.
– Hiệu năng hoạt động ổn định, có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đáng tin cậy.
– Chi phí phù hợp với ngân sách và tương xứng với tính năng.
Top 9 phần mềm HRM hiệu quả nhất
1. BambooHR
BambooHR là phần mềm nhân sự hàng đầu với hệ thống quản trị tinh gọn, linh hoạt, gồm nhiều chức năng từ tuyển dụng đến quản lý nhân sự, đào tạo, và báo cáo dễ dàng. Tuy nhiên, điểm trừ là không cung cấp bảng lương, yêu cầu người dùng phải sử dụng công cụ khác.
Những ưu điểm của phần mềm HRM như:
– Phù hợp với doanh nghiệp quy mô lớn, quy trình phức tạp.
– Bảo mật tốt.
– Có chức năng quản lý hồ sơ ứng viên.
– Dễ dàng thiết lập và chỉnh sửa các nghiệp vụ nhân sự.
– Tính năng email onboarding tự động.
Chi phí: từ 99$/tháng/12 nhân viên.
2. MISA AMIS HRM
Phần mềm này phù hợp với nhiều doanh nghiệp ở mọi quy mô khi đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ từ cơ bản đến nâng cao của bộ phận nhân sự và ở nhiều ngành như sản xuất, giáo dục, dược, y tế… Một số ưu điểm của MISA AMIS HRM như:
– Lưu trữ dữ liệu Cloud online.
– Bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, DMCA…
– Tương thích với nhiều thiết bị nên có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
– Đa dạng hình thức chấm công như GPS, FaceID, vân tay, wifi.
Chi phí:
– Standard: 14.658.000đ/năm/30 người.
– Professional: 26.278.000đ/năm/30 người.
3. DigiiHR
DigiiHR thuộc OOC là đơn vị có thâm niên trong ngành dịch vụ tư vấn hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp. Đây là phần mềm quản trị nguồn lực lưu trữ dữ liệu trực tuyến dưới dạng điện toán đám mây, với tính bảo mật cao và sự minh bạch trong quản lý dữ liệu.
Điểm nổi bật của DigiiHR là khả năng đồng bộ thông tin với các phần mềm khác, tạo nên hệ thống quản trị toàn diện. Các tác vụ quản lý khó khăn được xử lý hiệu quả bởi các phân hệ chính trong phần mềm, hỗ trợ việc tạo báo cáo chi tiết.
Chi phí: liên hệ để nhận báo giá.
4. SV-HRIS
Phần mềm SV-HRIS giúp chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp khi bao gồm nhiều tính năng như chấm công, tính lương, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng… Những ưu điểm của SV-HRIS có thể kể đến như:
– Doanh nghiệp quy mô dưới 30 nhân sự sẽ được sử dụng miễn phí.
– Tính năng xem lịch sử hoạt động của người dùng cá nhân trong thời gian gần nhất.
– Tự động áp dụng chính sách lương theo quy định mới nhất của luật pháp.
– Tùy chỉnh báo cáo dưới nhiều hình thức khác nhau như biểu đồ, bảng biểu excel…
Chi phí: liên hệ để nhận báo giá.
5. Zoho People
Zoho People phần mềm HRM sử dụng cloud server, bao gồm nhiều tính năng như tạo, lưu trữ hồ sơ nhân viên; hỗ trợ thiết lập quy trình onboarding chuyên nghiệp; quản lý chấm công và nghỉ phép tổ chức. Bên cạnh đó người dùng còn có thể kiểm soát, đối chiếu dữ liệu hai chiều hay nhân viên có thể tự do truy cập cổng thông tin để kiểm tra bảng công lương và ngày nghỉ phép.
Tuy nhiên với phiên bản điện thoại, phần mềm này được đánh giá là khó sử dụng. Ngoài ra không hỗ trợ tiếng Việt nên khá bất tiện với người dùng không thông thạo tiếng Anh.
Chi phí:
– Miễn phí cho 5 người dùng.
– Gói Essential HR: $1.25$/người dùng/tháng.
– Gói Professional: 2$/người dùng/tháng.
– Gói Premium: 3$/người dùng/tháng.
– Gói Enterprise: 4.5$/người dùng/tháng.
6. Lotus
Lotus được xem như là “ngôi sao đầy triển vọng” trên thị trường phầm mềm HRM với nhiều tính năng quản trị nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp quy mô lớn. Người dùng có thể nhanh chóng theo dõi hoạt động nhân sự qua KPI và báo cáo thời gian thực. Ưu điểm của Lotus bao gồm khả năng tự do thiết lập cấu hình tính lương, KPI; tích hợp trên website và thiết bị di động; kết nối với các hệ thống ERP cao cấp khác nhau.
Chi phí: dùng thử miễn phí, liên hệ để nhận báo giá chi tiết.
7. IHCM
IHCM là phầm mềm quản lý nhân sự HRM với nhiều công cụ đánh giá hiệu suất như KPI, OKR, BSC. Được phát triển dựa trên phương pháp quản trị MBO nên sẽ không phải là giải pháp lý tưởng cho những doanh nghiệp quản lý nhân viên theo thành tích và năng lực. Một số ưu điểm của phần mềm này như:
– Dễ dàng tạo bảng chấm công trực tuyến.
– Có tính năng khảo sát ẩn danh.
– Quản lý lịch làm việc và nghỉ phép của nhân viên hiệu quả hơn.
– Có phiên bản dành cho điện thoại.
Chi phí:
– 1 – 60 người: 1.500.000đ/tháng.
– 61 – 90 người: 3.000.000đ/tháng.
– Trên 90 người: liên hệ để nhận báo giá.
8. Zenefits
Zenefits là sự lựa chọn phù hợp cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ khi được thiết kế với giao diện thân thiện và tích hợp nhiều tính năng. Trong đó nổi bật nhất là quản lý tiền lương và phúc lợi. Những ưu điểm của Zenefits có thể kể đến như:
– Có các công cụ quản lý và phản hồi về hiệu suất.
– Chăm sóc khách hàng 24/7.
– Thiết kế giao diện logic, dễ theo dõi dữ liệu.
– Quản lý bảng lương dễ dàng.
Chi phí: liên hệ để nhận báo giá.
9. Tanca
Tanca là phần mềm HRM được nhiều doanh nghiệp tin chọn. Ưu điểm của Tanca bao gồm tính lương tự động theo nhiều cách khác nhau, hỗ trợ hầu hết các nghiệp vụ nhân sự, tiết kiệm thời gian cho phòng nhân sự. Ngoài ra, dữ liệu được bảo mật cao và đảm bảo minh bạch nhờ công nghệ lưu trữ đám mây, giao diện thân thiện và dễ theo dõi số liệu.
Chi phí: dùng thử 14 ngày, liên hệ để nhận báo giá chi tiết.
Với bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích để chọn được phần mềm RHM tốt và phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi blog của Vieclam24h.vn để cập nhật những chủ đề hấp dẫn khác nhé!
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Làm việc 4 ngày 1 tuần: Liệu có thành xu hướng tương lai hay chỉ sớm nở chóng tàn?