Google My Business là một trong những công cụ quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp khai báo và xác minh danh tính trên Internet. Nhờ công cụ này, doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động trên những điểm chạm trực tuyến như Google Search và Google Map. Vậy Google My Business là gì? Vì sao nên chọn Google My Business? Cách đăng ký và tối ưu Google My Business account ra sao? Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp trong bài viết dưới đây!
Google My Business là gì?
Google My Business hay Google Business là công cụ miễn phí được Google cấp, cho phép doanh nghiệp có thể quản lý sự hiện diện trên Google Map và Google Search.
Sau khi hoàn tất quá trình xác minh Google My Business account, khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp dễ dàng hơn. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể tận dụng để giới thiệu và quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn.
Vì sao doanh nghiệp nên triển khai Google My Business?
1. Quản lý thông tin doanh nghiệp hiệu quả từ Google My Business
Theo Google nghiên cứu, khách hàng thường đánh giá cao các doanh nghiệp đã xác minh thông tin trên Google My Business hơn so với các doanh nghiệp không xác minh. Một số thông tin mà khách hàng có thể tìm thấy trên Google, bao gồm Google Search và Google Map như:
- Thời gian hoạt động.
- Tên công ty/doanh nghiệp/cửa hàng.
- Thông tin liên hệ (số điện thoại, trang web, tài khoản mạng xã hội, địa chỉ,…)
- Đánh giá của khách hàng.
- Hình ảnh liên quan đến cửa hàng, sản phẩm/dịch vụ, nội thất, ngoại thất,…
- Loại hình kinh doanh
2. Xây dựng tin cậy từ Google My Business
Sau khi đăng ký và cập nhật thông tin chính xác trên Google My Business, doanh nghiệp sẽ được Google xác minh tài khoản và hiển thị vị trí cụ thể trên Google Map. Khách hàng có thể chủ động tìm kiếm thông tin doanh nghiệp và an tâm tin dùng sản phẩm/dịch vụ.
Mặt khác, khách hàng còn có thể đọc được Review (nhận xét, đánh giá) từ những người dùng đã trải nghiệm mà Google Business cho phép hiển thị. Những nhận xét tích cực giúp xây dựng và gia tăng độ uy tín trong lòng khách hàng.
Theo khảo sát của Google, có đến 84% người tiêu dùng tin vào các đánh giá trên Google Business; 87% người tiêu dùng ưu tiên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của các địa điểm đạt 3 – 5 sao và 74% người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng các doanh nghiệp có những đánh giá tích cực.
3. Tiếp cận và kết nối với khách hàng mục tiêu
Thông tin doanh nghiệp trên Google My Business thường hiển thị đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm những thông tin, hình ảnh liên quan.Google My Business cung cấp tính năng kiểm tra lượng người dùng ghé thăm địa chỉ, từ khóa tìm kiếm liên quan và số lần thực hiện cuộc gọi tới doanh nghiệp,… Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về khách hàng tiềm năng và áp dụng vào các chiến dịch Marketing phù hợp.
Xem thêm: Phân khúc khách hàng là gì? Các phân khúc khách hàng mục tiêu hiện nay
Cách tạo hồ sơ và đăng ký Google My Business Account cho doanh nghiệp
Hồ sơ doanh nghiệp chỉ được Google xác minh nếu doanh nghiệp có địa điểm thực tế. Trong trường hợp kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của công cụ khác như Google Ads và Google Analytics. Sau khi Google xác minh thông tin, Hồ sơ doanh nghiệp sẽ được tạo và cho phép người dùng thêm ảnh, để lại đánh giá, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Dưới đây là các bước đăng ký Google Maps cho doanh nghiệp
Bước 1: Truy cập Google My Business, chọn “Bắt đầu ngay bây giờ” nằm ở góc trên cùng bên phải.
Bước 2: Đăng nhập Tài khoản Google doanh nghiệp muốn liên kết hoặc tạo Tài khoản Google nếu bạn chưa có.
Bước 3: Nhập tên doanh nghiệp và chọn Danh mục kinh doanh. Nhấn Next để đồng ý với Điều khoản và Chính sách quyền riêng tư của Google.
Bước 4: Nhập vị trí doanh nghiệp.
Google Business sẽ đặt câu hỏi “Bạn có muốn thêm một địa điểm mà khách hàng có thể ghé thăm như cửa hàng hoặc văn phòng không?”. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp, đây là vị trí hiển thị của doanh nghiệp trên Google Maps và Google Search. Nhấn Yes nếu bạn đồng ý hoặc nhấn No nếu bạn muốn bỏ qua bước này. Nếu nhấn Yes, bạn cần nhập thông tin địa chỉ vào bảng hiển thị trên màn hình. Sau đó bạn nhấn Next và tiếp tục xác định vị trí hiển thị trên Google Maps.
Trường hợp bạn phải đến địa điểm của khách hàng, hãy chọn “Tôi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng của mình”. Nếu bạn không muốn hiển thị địa chỉ công khai, hãy click chọn “Ẩn địa chỉ của tôi (đó không phải là cửa hàng)”. Cuối cùng, chọn khu vực Giao hàng của bạn.
Google sẽ hỏi bạn còn địa chỉ nào nữa không. Nhấn Yes nếu bạn muốn thêm nhiều địa chỉ (chi nhánh) khác, còn không hãy nhấn No.
Bước 5: Cung cấp thông tin liên lạc như số điện thoại và địa chỉ URL website nếu bạn muốn hiển thị cho khách hàng.
Bước 6: Chọn phương thức xác minh doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành xác minh, Google sẽ gửi đến địa chỉ email doanh nghiệp mã PIN xác nhận từ 2 – 4 tuần.
Lưu ý: Nếu sau 14 ngày mà bạn vẫn chưa nhận được thư của Google, bạn nên kiểm tra và khai báo chính xác thông tin “Mã bưu chính”, chẳng hạn 100000 đối với Hà Nội và 700000 đối với TPHCM.
Bước 7: Lựa chọn dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Bước 8: Thêm giờ làm việc.
Bước 9: Thêm mô tả cho doanh nghiệp.
Bước 10: Bấm Next cho đến khi hiện thông báo Hồ sơ doanh nghiệp sắp sẵn sàng.
Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp có thể thêm hình ảnh, video hoặc chạy quảng cáo,… trong giao diện chính của Google My Business account.
Cách sử dụng và tối ưu Google My Business đạt hiệu quả cao
Để quản lý thành thạo Google My Business account, doanh nghiệp nên biết một số thông tin cơ bản sau:
Trang tổng quan Google My Business
- Manage Location (Quản lý vị trí): Giúp doanh nghiệp quản lý các địa điểm trên cùng một tài khoản.
- Setting (Cài đặt): Cài đặt ngôn ngữ, hình ảnh, hiển thị đánh giá,…
- Linked Accounts (Tài khoản đã liên kết): Liên kết các tài khoản với nhau để quảng cáo Google.
- Support (Hỗ trợ): Nếu bạn có thắc mắc về cách sử dụng hoặc quản lý Google My Business, bạn có thể vào mục hỗ trợ để tìm câu trả lời hoặc gửi các câu hỏi trực tiếp cho đội ngũ của Google.
Mục quản lý bài viết (Post)
Post là nơi đăng bài viết mới hoặc quản lý bài viết trên Google My Business account. Trong mục này sẽ gồm các lựa chọn về hình thức đăng bài như:
- Nội dung mới (What’s new): Doanh nghiệp có thể chia sẻ các thông tin mới nhất thông qua nội dung bài viết chứa tối đa 1500 kí tự kèm với các hình ảnh hoặc video minh hoạ. Bạn có thể sử dụng các cấu hình button phù hợp như đặt trước, mua hàng trực tuyến, tìm hiểu thêm,…
- Sự kiện (Events): Bạn có thể chia sẻ các sự kiện nổi bật với khách hàng tại đây. Cập nhật tên sự kiện, thời gian diễn ra sự kiện và thông tin chi tiết thông qua mô tả chứa tối đa 1500 kí tự kèm theo hình ảnh hoặc video. Ngoài ra, bạn có thể chọn các cấu hình button phù hợp như ở mục What’s new.
- Cung cấp (Offer): Bạn có thể chia sẻ các mã coupon mà khách hàng có thể sử dụng khi mua sắm các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với mức giá ưu đãi nhất.
- Sản phẩm (Products): Tập trung vào các thông tin mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh như tên, giá, định lượng, số lượng,….
Mục thông tin (Info)
Đây là phần cho phép doanh nghiệp chủ động cập nhật và chỉnh sửa thông tin cơ bản. Thông tin càng chính xác và được cập nhật liên tục sẽ thúc đẩy tỉ lệ mua sắm và trải nghiệm của khách hàng.
- Tên cửa hàng: Tên cửa hàng ngắn gọn, súc tích để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm.
- Ngành nghề: Lựa chọn ít nhất 3 ngành nghề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh để Google biết được doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm gì và trả kết quả phù hợp cho người dùng khi tìm kiếm thông tin.
- Địa điểm: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở khu vực nào, một vùng lãnh thổ hay toàn quốc, toàn thế giới?
- Thời gian hoạt động: Khách hàng biết được thời điểm phù hợp để tham quan, mua sắm.
- Thời gian đặc biệt: Thời gian doanh nghiệp nghỉ lễ hoặc các dịp đặc biệt khác để khách hàng có thể sắp xếp thời gian tham quan, mua sắm.
- Hotline và địa chỉ website: Thông tin quan trọng giúp khách hàng có thể chủ động liên lạc hoặc tìm kiếm thông tin khi cần thiết.
Mục thông tin chi tiết (Insight)
Google My business sẽ cập nhật các số liệu chi tiết về hành vi khách hàng để doanh nghiệp phân tích. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra cách quản lý Google My Business, kết hợp chiến lược kinh doanh tốt hơn. Một số số liệu mà Google My Business cung cấp:
- Từ khóa khách hàng tìm kiếm theo tuần/ tháng.
- Khách hàng tìm đến doanh nghiệp bằng cách trực tiếp thông qua tên, địa chỉ doanh nghiệp hay khám phá dựa trên ngành nghề liên quan.
- Khách hàng xem thông tin doanh nghiệp trên trình tìm kiếm hay trên bản đồ.
- Những hành động của khách hàng như click truy cập website, gọi hotline hay tìm đường đến cửa hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nhận được một số chỉ dẫn của Google để cải thiện hồ sơ doanh nghiệp.
Mục bài đánh giá (Review)
Đây là mục quản lý nhận xét và trả lời các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng. Doanh nghiệp nên đẩy nhanh thời gian trả lời khách hàng để gia tăng sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ. Dựa vào những đánh giá này, doanh nghiệp có thể phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm còn nhiều hạn chế.
Nếu khách hàng cố tình đánh giá không đúng sự thật, doanh nghiệp có thể báo cáo vi phạm với đội ngũ Google bằng cách nhấn vào mục “Gắn cờ là không thích hợp” (flag as inappropriate) để được xem xét và gỡ đánh giá.
Mục ảnh (Photos)
Doanh nghiệp nên đăng ảnh hồ sơ và ảnh bìa hiển thị để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu dễ dàng. Ngoài ra, các hình ảnh/video về các sản phẩm cần được cập nhật thường xuyên để thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi.
Mục trang web (website)
Google cho phép doanh nghiệp có thể xuất bản website khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết.
Xem thêm: SSL là gì? Quy trình tạo chứng chỉ SSL cho website như thế nào?
Mục người dùng (User)
Doanh nghiệp có thể phân quyền quản lý Google My Business account bằng các vai trò như chủ sở hữu, người quản lý hoặc người quản lý truyền thông.
Mục tạo quảng cáo (Create an Ad)
Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng tạo quảng cáo để phát triển hồ sơ doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là hình thức quảng cáo tính phí, bạn nên cân nhắc sử dụng tính năng này khi đã có nền tảng kiến thức nhất định về quảng cáo Adword.
Mục thêm vị trí mới (Add new location)
Một Google My Business account có thể quản lý nhiều địa điểm khác nhau, nếu bạn muốn thêm một địa điểm kinh doanh mới, đây là mục mà bạn có thể triển khai.
Kết luận
Việc khai báo, xác minh doanh nghiệp và tối ưu hoạt động trên Google My Business là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín trong lòng khách hàng. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã mang đến những thông tin hữu ích về Google My Business. Dựa vào cách đăng ký và sử dụng Google My Business trên, tin rằng bạn có thể cải thiện thứ hạng hiển thị trên Google và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.
Xem thêm: Schema là gì? Hướng dẫn 3 cách tạo Schema markup cho website