Tư duy chiến lược thường được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, đây là một kỹ năng quan trọng không chỉ dành riêng cho người làm doanh nghiệp mà có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Vì thế, trong bài viết sau, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá về tư duy chiến lược là gì và làm sao để rèn luyện được tư duy này nhé!
Tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược, tiếng Anh là “Strategic thinking” là một tố chất quan trọng đối với mọi người. Khái niệm này được định nghĩa là khả năng tư duy tổng thể, tầm nhìn xa của người đứng đầu, cho phép họ đặt ra mục tiêu, nhận biết điểm mạnh điểm yếu và xây dựng kế hoạch để tổ chức thích nghi linh hoạt với môi trường biến động, vượt qua mọi thách thức.
Đối với trẻ nhỏ, phát triển tư duy từ khi còn nhỏ giúp trẻ có khả năng quản lý những việc đã làm và lập kế hoạch cho tương lai. Chẳng hạn, trẻ có thể bắt đầu từ việc hoàn thành bài tập, giúp việc nhà và đặt ra mục tiêu trong học tập. Từ những kinh nghiệm nhỏ này, khi trưởng thành, trẻ sẽ tự tin hơn đặt ra những mục tiêu lớn.
Tầm quan trọng của nghệ thuật tư duy chiến lược
Định hướng mục tiêu
Xác định mục tiêu là nền tảng của tư duy chiến lược. Khi bạn biết rõ mục tiêu, bạn có thể dễ dàng xác định các bước hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu giúp bạn tập trung vào những điều quan trọng nhất, tránh bị lạc hướng và lãng phí tài nguyên.
Tối ưu hóa tài nguyên
Kỹ năng quản lý tài nguyên bao gồm khả năng phân bổ thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực. Sử dụng tài nguyên thông minh giúp bạn tối ưu hóa khả năng sản xuất và đạt được kết quả tốt hơn.
Thích nghi với thay đổi
Thế giới thay đổi nhanh chóng và tư duy giúp bạn không chỉ chấp nhận mà còn thích nghi với các thay đổi này. Bạn có thể dự đoán và ứng phó với các tình huống mới, thậm chí tận dụng cơ hội xuất hiện trong mọi thay đổi.
Ra quyết định thông minh
Áp dụng tư duy, bạn có thể đánh giá kỹ lưỡng các tùy chọn và kết quả, giúp bạn tránh các quyết định bồng bột.
Xem thêm: Làm sao thoát khỏi trạng thái decision fatigue khi phải đưa ra quyết định?
Dấu hiệu nhận biết người có tư duy chiến lược
Những người có kỹ năng tư duy chiến lược thường thể hiện sự tự tin trong việc đối mặt với thách thức và biết cách sử dụng tư duy logic để giải quyết vấn đề. Họ luôn tự học hỏi và phát triển bản thân để ngày càng hoàn thiện khả năng này. Dưới đây là những dấu hiệu cụ thể để nhận biết:
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Người có kỹ năng tư duy chiến lược thường có mục tiêu cụ thể cho cả tương lai ngắn hạn và dài hạn. Họ biết rõ mình muốn đi đâu và có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
- Phân tích và đánh giá thông tin: Họ thu thập và phân tích thông tin cẩn thận, không dựa vào cảm giác hay “đoán mò” mà luôn dựa trên dữ liệu và sự hiểu biết.
- Lập kế hoạch chi tiết: Biết cách ưu tiên nhiệm vụ, xác định các bước cụ thể và lên lịch trình thực hiện.
- Hiểu biết thời cuộc: Họ nhận biết thời cuộc, đánh giá môi trường kinh doanh, xã hội và các cá nhân liên quan để đưa ra quyết định.
- Linh hoạt và thích nghi: Không gắn chặt vào cách làm việc cũ, họ linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi.
- Tạo ra giá trị và sáng tạo: Họ xuất sắc trong việc tạo ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp, không ngừng nỗ lực để cải thiện hiệu suất.
- Ra quyết định thông minh: Họ đánh giá kỹ lưỡng tất cả các tùy chọn trước khi đưa ra quyết định.
- Quản lý tài nguyên: Họ biết cách quản lý thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực.
- Đánh giá và phản hồi: Họ tự đánh giá kết quả của công việc, sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch nếu cần.
- Lãnh đạo và tương tác: Họ có khả năng lãnh đạo và tương tác hiệu quả, định hình tương lai và hướng dẫn người khác đến mục tiêu.
Các mức độ của kỹ năng tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược được chia thành 5 mức độ, bao gồm:
Mức độ 1 – Cần rèn luyện và cải thiện thêm
Ở mức này, cá nhân chỉ có khả năng áp dụng tư duy chiến lược trong các tình huống cơ bản. Họ vẫn cần hướng dẫn nhiều từ những người lãnh đạo có kinh nghiệm. Biểu hiện của những người ở mức này là tự đặt ra mục tiêu phù hợp với kế hoạch phát triển của nhóm và doanh nghiệp.
Mức độ 2 – Có tư duy chiến lược ở mức cơ bản
Ở mức này, cá nhân có khả năng áp dụng tư duy chiến lược trong các tình huống trung bình và vẫn cần sự hỗ trợ từ người khác. Họ có thể điều phối hoạt động của nhóm phù hợp với chiến lược chung và đánh giá được kết quả của các vấn đề.
Mức độ 3 – Đã có thể áp dụng tư duy chiến lược ở mức khá
Ở mức này, cá nhân có khả năng áp dụng tư duy chiến lược trong các tình huống khó. Mặc dù đôi khi cần sự trợ giúp từ người khác, nhưng họ có thể lập kế hoạch và đánh giá chính xác nguyên nhân và kết quả.
Mức độ 4 – Vận dụng năng lực tư duy ở mức tốt
Ở mức này, cá nhân có thể áp dụng tư duy chiến lược mà không cần sự hướng dẫn từ người khác trong các tình huống khó khăn. Họ có khả năng truyền đạt chiến lược và xác định cơ hội cũng như nguy cơ để đưa ra phương án hành động phù hợp.
Mức độ 5 – Sở hữu tư duy ở mức xuất sắc
Ở mức này, cá nhân có khả năng áp dụng tư duy chiến lược trong các tình huống đặc biệt khó khăn. Họ tự tin truyền đạt kỹ năng và xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp, đồng thời dẫn dắt tổ chức theo chiến lược đúng đắn.
Bật mí một số cách để rèn luyện tư duy chiến lược
Học cách chia nhỏ vấn đề
Học cách chia nhỏ vấn đề là bước đầu tiên rèn luyện tư duy chiến lược. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc mục tiêu cụ thể, phân tách vấn đề ra thành các phần nhỏ hơn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Việc này giúp tập trung vào từng phần một một cách hiệu quả nhất.
Bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao”
Thường khi đối mặt với một vấn đề, chúng ta thường chạy theo tìm kiếm câu trả lời hoặc giải pháp mà không đặt câu hỏi “Tại sao” vấn đề đó xảy ra. Đặt ra các câu hỏi “Tại sao” giúp mở rộng góc nhìn và từ đó tạo ra các giải pháp hiệu quả.
Xem thêm: Logic là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy logic hiệu quả, tăng năng suất công việc
Xác định những mục tiêu và vấn đề thực sự
Trong mọi tình huống, việc xác định rõ ràng mục tiêu và vấn đề thực sự là quan trọng. Thu thập đủ thông tin sẽ giúp nắm bắt chính xác bản chất của vấn đề và loại bỏ các yếu tố chủ quan, tập trung hoàn toàn vào dữ liệu và thông tin khách quan.
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
Nếu chỉ lắng nghe quan điểm của mình, các mục tiêu có thể chủ quan và không thực tế. Việc lắng nghe tích cực, đặc biệt từ những người có kiến thức hoặc mục tiêu tương tự rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược.
Xem thêm: 8 nguyên tắc giúp dân văn phòng rèn luyện kỹ năng lắng nghe để “luôn luôn thấu hiểu”
Đảm bảo đủ nguồn lực giải quyết vấn đề
Một chiến lược chỉ có thể hiệu quả nếu có đủ nguồn lực để duy trì. Trước khi hành động, cần đảm bảo rằng có đủ nguồn lực, bằng cách xác định ngân sách, nhân sự cần thiết, trách nhiệm pháp lý và các tài nguyên khác.
Phát triển kế hoạch từ những yếu tố rõ ràng nhất
Thu thập và phân tích thông tin giúp xác định các vấn đề cốt lõi và tránh lãng phí thời gian và nguồn lực.
Lặp lại quá trình này liên tục
Tư duy là một kỹ năng cần được rèn luyện liên tục. Đối với những vấn đề lớn, cần đầu tư thời gian và nỗ lực để áp dụng kỹ năng nà.
5 cuốn sách tư duy chiến lược mà bạn có thể tham khảo
Tư Duy Chiến Lược – Lý Thuyết Trò Chơi Thực Hành – Avinash K. Dixit & Barry J. Nalebuff
Cuốn sách “Tư duy chiến lược – Lý thuyết trò chơi thực hành” là tác phẩm của hai nhà kinh tế học Avinash K. Dixit và Barry J. Nalebuff, tóm gọn nghệ thuật tư duy đúng đắn và áp dụng trong nhiều tình huống cuộc sống. Các nguyên tắc cơ bản của “tư duy chiến lược” đóng vai trò chính trong lý thuyết trò chơi, một lĩnh vực khoa học chiến lược mới mẻ hình thành cách đây khoảng 50 năm.
Giống như nhiều lĩnh vực khoa học khác, tư duy có thể được biểu hiện thông qua ngôn ngữ toán học và các biểu đồ. Tuy nhiên, điều này có thể là rào cản đối với những người không chuyên. Dixit và Nalebuff đã cố gắng minh họa các ý tưởng toán học và ngôn ngữ chuyên môn thông qua các ví dụ thực tế và gần gũi, đi kèm với số liệu và biểu đồ, nhằm giúp độc giả tiếp cận dễ dàng hơn.
Tư Duy Của Chiến Lược Gia – Ohmae Kenichi
Cuốn sách này là một phần không thể thiếu trong thư viện của mọi người quan tâm đến kinh doanh. Kenichi Ohmae giới thiệu một cách tiếp cận độc đáo và hiệu quả để đối phó với mọi thách thức. Ông nhấn mạnh về việc đặt ra câu hỏi chính xác như một phần quan trọng của chiến lược. Đồng thời, ông cung cấp 4 cách để đạt được lợi thế cạnh tranh với chi phí hợp lý: phân bổ lại nguồn lực, khai thác điểm mạnh, hành động táo bạo và tự do hành động. Ông khuyến khích các công ty tập trung vào một hoặc hai yếu tố cốt lõi của thành công, liên tục đặt câu hỏi “tại sao?” và tìm kiếm sự tự do hành động.
Rèn Luyện Tư Duy Chiến Lược Trong 1 Phút – Katsumi Nishimura
Những gì mà bạn có thể học được từ cuốn sách “Rèn Luyện Tư Duy Chiến Lược Trong 1 Phút” bao gồm hai khía cạnh chính: “suy nghĩ nhanh” và “kiến thức tổng hợp”. “Suy nghĩ nhanh” đề cập đến khả năng suy luận thông minh, linh hoạt và nhanh nhạy. Đây là kết quả của việc học hỏi từ các phương pháp, chiến lược kinh doanh và lập kế hoạch, được trình bày thông qua ví dụ và thực tế. Bên cạnh đó, thông qua những ví dụ về các doanh nghiệp phổ biến, bạn cũng sẽ tiếp thu được lượng kiến thức tổng hợp đa dạng.
Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược Trong Kinh Doanh – Chris Thomason
Cuốn sách của Chris Thomason sẽ cho bạn biết về:
- Phương pháp thay đổi cách tiếp cận tư duy.
- Chiến lược xây dựng cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
- Một bộ 15 công cụ tư duy thông minh.
- Cách đặt ra các câu hỏi trọng điểm.
- Chiến lược hoạch định hiệu quả.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ tự tin hơn khi đối mặt với các thách thức. Dù không luôn tìm thấy đáp án ngay lập tức, nhưng khi áp dụng tư duy chiến lược, các ý tưởng sẽ tự nảy sinh vào thời điểm bạn ít ngờ đến.
Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi – Richard P. Rumelt
Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh, việc xây dựng chiến lược đúng đắn có vai trò quyết định, nhưng thường bị lãng quên do thói quen tư duy hẹp hòi, thiển cận và cổ hủ.
Cuốn sách “Chiến Lược Tốt và Chiến Lược Tồi” của Richard P. Rumelt sẽ giải đáp câu hỏi này thông qua việc phân tích sâu sắc về các bài học từ thành công và thất bại của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Tạm kết
Tư duy chiến lược đóng vai trò quan trọng trong cả công việc và cuộc sống. Việc phát triển kỹ năng và áp dụng tư duy chiến lược có thể được thực hiện thông qua rèn luyện và thực hành hoặc học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Hy vọng rằng sau những chia sẻ về tư duy chiến lược trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và ứng dụng thành công trong cuộc sống. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Divergent thinking là gì? 3 cách đơn giản để phát triển tư duy phân nhánh