Sếp thì luôn muốn công việc phải đạt được hiệu quả cao nhất, và thường tranh thủ giao việc nhiều nhất có thể cho nhân viên. Làm thế nào để bạn có thể từ chối mệnh lệnh từ sếp? Bạn có biết, ngay cả một người nhã nhặn, khi rơi vào tình huống phải làm quá nhiều công việc, cũng khiến họ bị stress và trở nên nóng nảy khó tính. Để thoải mái hoàn thành công việc một cách tự nguyện, tất nhiên đôi lúc bạn cũng cần phải học cách từ chối sếp một cách khôn ngoan nhất. Vậy phải làm gì khi sếp giao quá nhiều việc? Cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
Phải làm gì khi sếp giao quá nhiều việc?
Hiểu rõ về công việc
Làm gì khi sếp giao quá nhiều việc? Khi nhận một dự án, hay bất kể công việc lớn nhỏ nào từ sếp, bạn cũng nên dự tính được khoản thời gian hoàn thành, báo cho sếp biết mức độ khó dễ của công việc, thời gian phải xử lí là bao lâu và bạn sẽ thực hiện nó như thế nào. Hoặc cho sếp biết bạn đang còn vướng bận phải hoàn tất việc nào trong cùng thời gian. Với những thông tin mà bạn đưa ra, sếp sẽ không thúc ép bạn phải làm sớm hoặc đưa thêm bất kỳ công việc nào khác, và bạn cũng có lí do để từ chối việc phát sinh.
Đừng cố “ôm” tất cả việc vào mình
Vì bạn càng cố gắng xử lý hết việc, sẽ tiếp tục phát sinh ra hàng đống việc mới từ sếp. Họ luôn cố gắng tận dụng hết khả năng làm việc của bạn ở mức tối đa.
Việc ôm nhiều thứ cũng sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, stress. Dù cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhưng với một tâm trạng không thoải mái, bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chọn gửi báo cáo đúng thời điểm vàng
Đôi khi bạn đã hoàn thành xong việc được giao trước thời hạn, nhưng đừng quá “thật thà” gửi ngay lập tức cho sếp, hãy đợi thời điểm thích hợp nhất, không nên quá sớm, không được quá muộn. Bạn sẽ có thêm thời gian để xả hơi sau một dự án phức tạp, hoặc thong thả làm một số việc sau đó mà không sợ bị “deadline” rượt đuổi.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
Đừng đợi giao việc mới làm
Sếp sẽ không bao giờ tin tưởng nếu bạn không tự giác trong công việc. Đừng bao giờ để đợi ra lệnh mới làm, sếp sẽ nghĩ bạn là một người lười biếng và càng để mắt theo dõi, dồn thêm nhiều việc khác cho bạn làm. Tự giác làm việc còn khiến người xung quanh đánh giá cao năng lực và mức độ chuyên cần của bạn. Một khi sếp đã yên tâm về bạn, việc từ chối nhận thêm việc không quá khó khăn.
Xem thêm: Vì sao áp lực kích thích chúng ta vượt ra khỏi giới hạn bản thân?
Đừng chọn cách than thở để từ chối nhận việc
Một người quản lý luôn lường trước được thời gian hoàn tất công việc của nhân viên mình, nếu bạn than thở với sếp mình quá nhiều việc chưa làm, điều này sẽ khiến sếp đánh giá kém năng lực của bạn.
Nếu gặp một công việc quá phức tạp, bạn cũng đừng vội nói với sếp rằng bạn không thể làm được. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm kiếm nhiều nhất các thông tin, hoặc nội dung liên quan ở mức có thể, và khi gửi những nội dung đó cho sếp và đính kèm các lý do cho thấy công việc này rất phức tạp, nhưng bạn đã cố hết sức để làm tốt nhất. Chắc chắn cấp trên sẽ ghi nhận công sức của bạn.
Đừng nói quá nhiều hay đùn đẩy trách nhiệm
Nếu không hoàn thành nhiệm vụ bởi một nguyên nhân khách quan nào đó, bạn nên thẳng thắn nhận lỗi, đồng thời phân tích rõ các nguyên nhân cụ thể, đừng đùn đẩy trách nhiệm cho ai cả vì nó chỉ khiến sếp không thiện cảm về bạn. Khi đó, bạn sẽ không nhận được sự thông cảm từ ai nếu không hoàn thành tốt việc mà sếp giao.
Các nhân viên nói nhiều nhưng không thể làm tốt việc của mình cũng sẽ được người quản lí đặt trên bàn cân so sánh, họ đủ tinh ý để nhận ra năng lực thực sự của nhân viên đó. Do vậy, trong môi trường công sở, việc thể hiện khả năng bằng màn múa lưỡi sẽ không giúp gì cho bạn mà còn khiến bạn phải gánh thêm một số lượng công việc khác.
Xem thêm: Cách đối phó với những đồng nghiệp hay đùn đẩy công việc tại văn phòng
Đôi khi, bạn cũng cần phải nói lời từ chối kkhi sếp giao thêm việc, và để lời nói này được chấp thuận một cách dễ dàng, điều quan trọng nhất là bạn cần chứng minh cho sếp thấy năng lực của mình, tạo sự tin tưởng với sếp. Sự tin tưởng và thông cảm sẽ là giải pháp tốt nhất cho công việc của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực cùng mức lương ổn định. Hãy nhấp ngay vào nút bên dưới để ứng tuyển ngay nhé, hàng ngàn việc làm đang chờ bạn! Đừng quên theo dõi trang Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để không bỏ lỡ các kỹ năng mềm và kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!
Xem thêm: Áp lực đồng trang lứa peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa