Pitch Deck là gì? Cách xây dựng Pitch Deck chuẩn để thuận lợi gọi vốn

Ngoài các cuộc thi khởi nghiệp, các vườn ươm hay chương trình tăng tốc, các doanh nhân khởi nghiệp có thể tiếp cận với nhà đầu tư qua Pitch Deck. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hiểu kỹ hơn về Pitch Deck cũng như cách xây dựng bản bản Pitch chuẩn để gọi vốn.

Pitch Deck là gì?

Để có một buổi họp cùng nhà đầu tư, startup cần chủ động liên lạc. Họ cũng có thể tiếp cận nhà đầu tư qua sự kiện hoặc các cuộc thi khởi nghiệp, tiếp đó gửi bản Pitch để nhà đầu tư xem xét kỹ hơn trước khi quyết định trao đổi chi tiết và rót vốn. 

Pitch Deck là bản thuyết trình ngắn, thường ở dạng PowerPoint, Google Slides hoặc Apple Keynote, dễ dàng gửi đi và thuyết trình trước nhà đầu tư. Đôi khi, Deck có thể là bản Word hoặc dạng Video. Miễn là bạn thể hiện được trọn vẹn ý tưởng. 

Bí quyết để có bản Pitch hấp dẫn chính là đưa đủ thông tin để nhà đầu tư hiểu và nhìn thấy tiềm năng của ý tưởng, từ đó thuyết phục họ xuống tiền đầu tư.

pitch deck
Bản pitch cần thuyết trình ngắn gọn, tóm tắt về ý tưởng khởi nghiệp. 

Một bản Pitch Deck chuẩn gồm những gì?

Thông thường, một bản Pitch chuẩn bao gồm các nội dung sau:

  • Giới thiệu: Người sáng lập và đội ngũ startup, sơ lược về startup: ý tưởng và tầm nhìn.
  • Vấn đề: Ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn giúp giải quyết vấn đề thị trường nào? Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Giải pháp: Sản phẩm hoặc dịch vụ chính là gì? Cách giải quyết vấn đề bạn nêu ra ở trên thông qua giải pháp dịch vụ hoặc sản phẩm trên? USP sản phẩm?
  • Tiềm năng thị trường: Đối thủ hiện nay, volume thị trường, tiềm năng tăng trưởng dự báo?
  • Mô hình kinh doanh: Công ty kiếm tiền bằng cách nào? Mô hình định giá ra sao? Giá trị đích thực bạn mang lại cho khách hàng và cổ đông là gì?
  • Kế hoạch tiếp thị: Cách thức tiếp cận thị trường và bán hàng?
  • Tài chính: Dòng tiền hiện tại, dự kiến dòng tiền tương lai?
  • Điểm hấp dẫn: Vì sao nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn dự án hoặc ý tưởng của bạn?
  • Kêu gọi đầu tư: Bạn muốn mức rót vốn là bao nhiêu? Thời gian đầu tư? Vốn đầu tư sử dụng ra sao?

Bên cạnh các nội dung trên, tuỳ theo ý tưởng, sản phẩm cụ thể mà bạn có thể trình bày thêm: 

  • Kết quả đã đạt được.
  • Lộ trình phát triển.
  • Lời chứng thực hoặc phản hồi (feedback) từ đối tác, khách hàng.

Xem thêm: Feedback là gì? Tiết lộ 7 bước tiếp nhận và phản hồi feedback khách hàng đúng chuẩn

pitch deck
Những thành phần cơ bản của một bài Pitch. 

Lưu ý: 

  • Bản Pitch nên ngắn, đúng và đủ nội dung.
  • Thêm biểu đồ, hình ảnh để tăng sức hút và dễ đọc.
  • Ngôn ngữ lịch sự, dễ hiểu.

Cách tạo Pitch Deck hấp dẫn cho startup

Không có công thức chung cho một bản pitch, tuỳ thuộc vào sức sáng tạo cũng như độ hiểu dự án của mỗi nhà sáng lập. 

Tuy nhiên, để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tạo nên một bản “chào hàng đầu tư” hấp dẫn cũng như có cảm hứng sáng tạo nên bản pitch mang bản sắc riêng, Vieclam24h.vn gợi ý bạn cách trình bày từng mục thông qua những bản pitch của các thương hiệu nổi tiếng. Bạn cũng có thể dùng những bản này như các Pitch Deck template tham khảo.

Slide “Vấn đề”

Mọi dịch vụ hoặc sản phẩm đều có mục đích giải quyết hoặc thoả mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Đây là gốc rễ quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh. Hãy sáng tạo ra một câu chuyện thú vị và thực tế để kể về bài toán mà doanh nghiệp bạn sẽ giải quyết. 

Ví dụ từ Uber – họ đã trình bày trực quan về sự khác biệt của Uber với taxi truyền thống. Họ giải quyết vấn đề ngách nào của thị trường, từ đó ý tưởng hình thành mô hình kinh doanh nảy sinh ra sao. 

Slide “Giải pháp”

Sau khi đưa vấn đề, bạn nên đề cập tới giải pháp. Phần giải pháp cần nêu ra được cách bạn giải quyết vấn đề qua công nghệ hay giải pháp nào. Mức độ khả thi của giải pháp này ra sao, có đủ đơn giản và hiệu quả để nhân rộng hay không.

Ví dụ từ bài pitch đầu tiên của Intercom: Slide giải pháp của họ đơn giản đánh dấu các điểm độc đáo (USP) mà đối thủ khác khó lòng cạnh tranh được.

Slide “Thị trường”

Đây là slide quan trọng cho thấy bằng chứng về “sức mua” của thị trường. Các bằng chứng này nên thể hiện qua những con số biết nói: lượng bán hiện tại, mức tăng trưởng lượng bán, các khảo sát về sự quan tâm của cộng đồng… Đừng quên các thông số về dung lượng thị trường, năng lực mua của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể tham khảo cách LinkedIn trình bày về tiềm năng thị trường trong bản pitch gọi vốn Series B. Cách làm của LinkedIn tương đối độc đáo: thay vì nói về bản thân, họ mô tả về thị trường và tiềm năng tăng trưởng của các đối thủ hiện tại trong ngành. Từ đó chỉ ra điểm hạn chế của đối thủ. Cuối cùng cho nhà đầu tư thấy họ có thể cải thiện và tránh những hạn chế này như thế nào để tạo ra mức tăng trưởng tốt hơn. 

Hoặc bạn có thể tham khảo cách Facebook trình bày về dung lượng thị trường trong bản pitch và qua đó thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong tương lai dài hạn với những mô hình bán phù hợp. 

pitch deck
Start up cần mô tả cụ thể và hấp dẫn để nhà đầu tư thấy được tiềm năng. 

Slide “Sản phẩm”

Đây chính là phần quan trọng nhất để nhà đầu tư nhìn thấy tầm nhìn và tiềm năng của startup. Bạn cần nêu bật được giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Đồng thời giải thích rõ cách mà sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường, giải quyết được nhu cầu.

Bạn có thể tham khảo phần trình bày thuyết phục về sản phẩm của Dropbox đã mang về 16.8 triệu $ vốn đầu tư so với mức dự kiến chỉ là 15.000$ ban đầu. Cách làm rất đơn giản: tập trung vào sự đổi mới so với các dịch vụ chia sẻ tệp tin qua cloud hiện nay. Họ giải thích rõ vì sao đây là thời điểm thích hợp để ra mắt và tại sao người tiêu dùng chọn Dropbox thay vì các đối thủ khác. 

Slide “Mô hình kinh doanh”

Mô hình kinh doanh quyết định việc doanh nghiệp sẽ vận hành ra sao, thu tiền thế nào và tăng trưởng trong tương lai có bền vững hay không. 

Nếu ý tưởng của bạn là một trong những lĩnh vực tương đối mới và chưa được khai thác nhiều, bạn có thể tham khảo ví dụ từ cách giới thiệu mô hình kinh doanh của Moz. Họ chỉ ra vì sao mô hình Organic Marketing và công cụ SEO rất tiềm năng. Đây là cách giải thích đơn giản nhưng hiệu quả cho những nhà đầu tư chưa thực sự hiểu về mô hình này ở thời điểm mới bắt đầu. 

Slide “Tiếp thị”

Mục tiêu của phần này là cách bạn khiến thị trường “hứng thú” với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, từ đó tăng trưởng được sức mua trong tương lai. Nếu sản phẩm đã thử nghiệm (ví dụ: giai đoạn beta với ứng dụng hoặc phần mềm), bạn có thể chia sẻ các con số về sức mua của thị trường hoặc số lượng người dùng 

Trong bản Pitch của Buffer tại Tech In Asia, họ đã chỉ ra tỷ suất lợi nhuận cao và con số tăng trưởng người dùng ấn tượng – yếu tố cho thấy sản phẩm của Buffer có thể mang lại ROI cao cho các nhà đầu tư. Đây là những bằng chứng về sự quan tâm và đón nhận lớn từ người dùng với sản phẩm cũng như tiềm năng mở rộng trong tương lai. 

Slide “Tài chính”

Đây cũng là hạng mục được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm: cách sản phẩm sẽ tạo ra doanh thu.

Trong bản pitch năm 2016 của mình, Shopify đã đưa ra bản thuyết trình thuyết phục về cách họ và những nhà đầu tư trước đó đã kiếm lợi nhuận như thế nào. Không chỉ đề cập về mô hình tài chính hiện tại, họ còn nói về kế hoạch phát triển trong tương lai.

Ngoài các gợi ý trên, bạn có thể tham khảo những bản Pitch Deck từ các thương hiệu lớn khác:

5 điều nên làm và 6 điều cần tránh khi xây dựng Pitch Deck

Hãy nhớ rằng bản pitch của bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều bản “chào hàng” hấp dẫn từ các startup khác. Để giành được thời gian xem xét cũng như sự cân nhắc đầu tư từ các chuyên gia, sau đây là những điều nên làm và nên tránh.

Nên:

  • Hãy đặt bản thân vào người nghe và thử đặt câu hỏi: nhà đầu tư quan tâm điều gì. Từ đó, bạn thiết kế các nội dung và hình thức của Pitch Deck đi đúng hướng.
  • Hãy để bản Pitch ở dạng file như PDF có thể đọc ngay chỉ sau một cú chạm. Đừng bắt nhà đầu tư phải vào một đường link khác rồi tải về (như Google Drive hay Dropbox).
  • Có kế hoạch giới thiệu demo trực tiếp để nhà đầu tư hiểu hơn về sản phẩm hoặc mô hình của bạn.
  • Lồng ghép cách kể chuyện (storytelling) để tăng sự hấp dẫn và truyền tải cảm xúc.
  • Dùng font chữ, màu sắc nhất quán.
  • Mỗi nội dung chỉ nên gói trong 1 hoặc 2 slide.

Không nên:

  • Pitch quá dài (trên 20 slide): Những nội dung đính kèm có thể để ở phụ lục hoặc một đường link trên slide để nhà đầu tư xem thêm.
  • Cố nhồi nhét mọi thứ: Quá nhiều thông tin không liên quan hoặc thiếu chủ đích đều gây nhàm chán và sao nhãng.
  • Dùng biệt ngữ, từ viết tắt: Bài pitch thiếu chuyên nghiệp và không phải nhà đầu tư nào cũng ngay lập tức hiểu bạn đang viết tắt từ gì. 
  • Đánh giá thấp đối thủ.
  • Bản pitch lỗi thời: Bạn có thể tránh bằng cách không đề ngày tháng ở trang bìa.
  • Bố cục kém, hình thức xấu, minh họa nghèo nàn.
  • Lỗi chính tả, font chữ khó đọc, cỡ chữ nhỏ
pitch deck
Ngoài yếu tố đúng, đủ, pitch cần thể hiện được sự chuyên nghiệp và cá tính của doanh nhân khởi nghiệp. 

Lời kết

Với những chia sẻ trên, Vieclam24h.vn mong rằng bạn đã phần nào hiểu hơn Pitch Deck là gì cũng như cách xây dựng Pitch Deck. Hy vọng qua bài viết, bạn có thêm đam mê, nhiệt huyết để tạo nên bản pitch mang dấu ấn cá nhân, thuyết phục nhà đầu tư thuận lợi. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Accelerator là gì? Ý nghĩa của accelerator trong lĩnh vực startup 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục