Đứng trước thị trường lao động cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc tuyển dụng nhân sự không chỉ đơn thuần là tìm kiếm những ứng viên có đủ năng lực chuyên môn mà còn cần quan tâm đến yếu tố Cultural Fit. Một ứng viên có Cultural Fit cao sẽ dễ dàng hòa nhập, gắn bó lâu dài và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của công ty. Cultural Fit là gì? Làm thế nào để đánh giá Cultural Fit của ứng viên đúng chuẩn? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Cultural Fit là gì?
Cultural Fit là việc tuyển dụng các ứng viên hóa nhập với môi trường làm việc hiện tại cũng như đạt được sự hài hòa giữa ứng viên và văn hóa doanh nghiệp. Sự phù hợp về văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao, quan trọng như kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua nhiều yếu tố như giá trị cốt lõi, sứ mệnh, đạo đức làm việc, phong cách giao tiếp, phong cách lãnh đạo, chính sách công bằng, đa dạng và hóa nhập,…
Hiểu đơn giản, Cultural Fit thể hiện sự tương thích giữa ứng viên và doanh nghiệp, chẳng hạn như: Ứng viên có đồng hành với những giá trị mà doanh nghiệp đề cao không? Ứng viên có chia sẻ sứ mệnh về cách thức hoạt động và phát triển của doanh nghiệp không? Ứng viên có phù hợp với môi trường và phong cách làm việc hiện tại không?
Chính những yếu tố này tạo nên sự hòa hợp hoàn hảo, giúp ứng viên phát huy tối đa tiềm năng và doanh nghiệp có thể trọng dụng người tài để gặt hái thành công. Ví dụ: Một ứng viên có tinh thần làm việc độc lập cao thường khó “good match” với môi trường làm việc đề cao sự hợp tác, teamwork.
Vì sao Cultural Fit lại quan trọng?
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những giá trị bền vững khác nhau, được tạo thành xuyên suốt quá trình hoạt động. Những giá trị này thường thể hiện qua 2 yếu tố là giá trị cốt lõi và sứ mệnh, góp phần cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, mỗi nhân sự phải gánh vác trách nhiệm và đương đầu với các thử thách nhất định. Bất kỳ quyết định hay chiến lược nào được đưa ra cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp. Để hoàn thành trách nhiệm, nhân viên và doanh nghiệp phải đạt đến sự hòa hợp về giá trị cốt lõi và tầm nhìn hướng đến.
Đối với ứng viên
Việc tuyển dụng ứng viên phù hợp với Cultural Fit không đơn giản chỉ là “điền vào chỗ trống” mà còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn. Khi làm việc trong môi trường Cultural Fit, bạn sẽ cảm thấy được thấu hiểu, đồng hành và có cơ hội cống hiến hết mình cho mục tiêu chung. Công việc không chỉ là nghĩa vụ mà còn là đam mê, động lực để phát huy tiềm năng và tạo ra những giá trị tích cực. Khi hóa hợp với văn hóa doanh nghiệp, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin và tràn đầy năng lượng, dù công việc có nhiều khó khăn, thử thách ra sao.
Hơn nửa, doanh nghiệp có văn hóa phù hợp sẽ tạo dựng môi trường làm việc cởi mở, tôn trọng, khuyến khích học hỏi và phát triển. Bạn sẽ được hỗ trợ bởi những đồng nghiệp tâm huyết, những người quản lý truyền cảm hứng, tất cả gắn kết như một gia đình. Qua đó, bạn không ngừng hoàn thiện bản thân, đạt được những thành công mới và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Đối với doanh nghiệp
Duy trì sự gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp: Khi mọi người duy trì văn hóa doanh nghiệp, các giá trị được chia sẻ giúp việc giải quyết những xung đột giữa cấp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ nhân viên hay giữa nhân viên với nhau trở nên dễ dàng hơn vì tất cả đều có chung cam kết.
Thiết lập hình ảnh doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường xây dựng hình ảnh thương hiệu dựa trên các giá trị cốt lõi và sứ mệnh. Việc quảng bá hình ảnh thông qua văn hóa doanh nghiệp bền vững, thiết lực giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng của mình. Bên cạnh đó, nhân viên có Cultural Fit phù hợp sẽ là “đại sứ” thể hiện tốt nhất văn hóa doanh nghiệp, để mọi người xung quanh hiểu rõ giá trị mà doanh nghiệp mang đến.
Giữ chân nhân tài hiệu quả: Khi phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, mỗi nhân viên sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực, tăng sự hài lòng trong công việc. Chính điều này mang lại động lực để mọi người cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Cải thiện hiệu suất: Sự gắn kết giữa nhân viên và người quản lý, lãnh đạo thúc đẩy hiệu suất và chất lượng công việc.
Xác định các vấn đề cần cải thiện: Nhà tuyển dụng có thể thông qua các câu hỏi phỏng vấn để tìm ra những ứng viên nhận thấy những lỗ hổng trong quá trình quản lý và có cách giải quyết phù hợp. Doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm ứng viên thích hợp mà còn tận dụng những ý tưởng mới đó để tăng thêm sức mạnh cho đội ngũ.
Kiến tạo thành công bền vững: Khi tuyển dụng ứng viên dựa trên mức độ Cultural Fit, doanh nghiệp có thêm một “cộng sự” có cùng chí hướng, có giá trị phù hợp để kiến tạo thành công bền vững. Doanh nghiệp cũng hạn chế nguy cơ nhân viên rời bỏ công việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.
Làm thế nào đánh giá mức độ Cultural Fit của ứng viên?
Cultural Fit đóng vai trò then chốt trong việc tuyển dụng nhân sự và xây dựng môi trường làm việc hiệu quả. Doanh nghiệp cần có chiến lược đánh giá Cultural Fit bài bản để lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp đánh giá mức độ Cultural Fit hiệu quả.
1. Đảm bảo mô tả công việc phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Mô tả công việc phải chứa các thông tin chính xác về chân dung ứng viên thích hợp. Đồng thời, mang lại cho ứng viên cảm giác như thế nào khi làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin về mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, niềm tin và giá trị đang tìm kiếm. Hãy đưa vào những phẩm chất bạn đang tìm kiếm ở ứng viên và những lợi ích, đặc quyền khi họ trở thành một phần của doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng mô tả công việc phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thu hút được những ứng viên tiềm năng, chia sẻ những giá trị chung và hóa nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc.
2. Sàng lọc hồ sơ xin việc của ứng viên
Các doanh nghiệp sẽ đánh giá hồ sơ xin việc của ứng viên để đưa ra quyết định. Thông qua những thông tin thể hiện trên CV như vị trí làm việc trước đó, những công việc đã hoàn thành, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,… nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên là ai, ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng không. Bên cạnh đó, họ có thể truy cập tài khoản mạng xã hội, LinkedIn được đính kèm trong CV để tìm hiểu thái độ, sở thích và mạng lưới quan hệ của ứng viên. Đây là bước đầu tiên để sàng lọc ứng viên, sau đó, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi nhằm khám phá sự phù hợp về văn hóa của ứng viên.
Xem thêm: Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả nhất giúp tuyển dụng đúng người tài
3. Phỏng vấn chuyên sâu về văn hóa tổ chức
Qua những câu hỏi liên quan đến giá trị, quan điểm, môi trường và phong cách làm việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên có chia sẻ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không, có hòa hợp với văn hóa làm việc chung hay không.
“Tại sao bạn lại chọn chúng tôi?”: Mục đích của câu hỏi này là để biết được liệu ứng viên có nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp trước đó hay không.
“Điều thúc đẩy bạn ứng tuyển vị trí này?”: Câu hỏi này có nghĩa là “Liệu văn hóa, giá trị, niềm tin và môi trường làm việc của chúng tôi có thúc đẩy bạn không?” Doanh nghiệp chỉ “gật đầu” trước các ứng viên đạt sự đồng hiệu với văn hóa doanh nghiệp. Sự hoà hợp này sẽ tạo động lực để thúc đẩy ứng viên phát huy tiềm năng, hoàn thành trách nhiệm và đạt hiệu suất tốt.
“Bạn thích được quản lý như thế nào?”: Đây là câu hỏi giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với phong cách quản lý.
4. Đưa ra các tình huống và quan sát phản ứng của ứng viên
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra các bài tập tình huống thực tế để quan sát cách ứng xử và giải quyết vấn đề của ứng viên.
“Bạn sẽ làm gì khi mâu thuẫn với đồng nghiệp?: Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên chia sẻ cách họ đã giải quyết mâu thuẫn trong quá khứ. Đánh giá cách ứng viên thể hiện tinh thần hợp tác, tôn trọng và hướng đến giải pháp chung.
“Bạn sẽ làm gì khi gặp khó khăn trong công việc?”: Hãy hỏi ứng viên cách họ đã vượt qua những khó khăn, thử thách trong những công việc trước đó. Qua đó, đánh giá thái độ tích cực, cầu tiến và khả năng học hỏi từ những sai lầm của ứng viên.
“Bạn nhận được lời đề nghị từ công ty khác với mức lương cao hơn. Bạn sẽ quyết định như thế nào?”: Đánh giá cam kết đồng hành của doanh nghiệp cho những mục tiêu cao cả trong tương lai.
“Nhận thấy một đồng nghiệp đang vi phạm quy định công ty, bạn sẽ làm gì?”: Nhà tuyển dụng có thể đánh giá tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp của ứng viên, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo ứng viên tuân thủ quy định công ty khi chính thức làm việc.
5. Nhà tuyển dụng cần chuyên nghiệp trong quá trình Cultural Fit Interview
Nhà tuyển dụng không được đánh giá mức độ Cultural Fit dựa trên định kiến hoặc cảm tính cá nhân. Hãy đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình đánh giá. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để có cái nhìn toàn diện về ứng viên. Tuy Cultural Fit quan trọng, nhưng nhà tuyển dụng cần phải kết hợp đánh giá với các yếu tố khác như năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng mềm của ứng viên.
Kết luận
Cultural Fit là chìa khóa quan trọng trong quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ Cultural Fit là gì để tuyển dụng được những nhân tài phù hợp, xây dựng môi trường làm việc tích cực và đạt được thành công vang dội.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Signing Bonus là gì? Cách dùng Signing Bonus hiệu quả để thu hút nhân tài