Cơ hội việc làm nhà máy hiện nay như thế nào? Những vị trí nào tiềm năng? Bạn quan tâm tới các việc làm tại nhà máy hiện nay? Tham khảo ngay bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu hơn về tiềm năng và cơ hội việc làm tại nhà máy cập nhật mới nhất.
Top việc làm nhà máy thu nhập tốt
Vieclam24h.vn giới thiệu một số vị trí việc làm tại nhà máy có nhu cầu tuyển dụng cao để bạn tham khảo.
Công nhân nhà máy
Công nhân nhà máy là vị trí lao động phổ thông với nhiệm vụ chế tạo, sản xuất, thao tác, đóng gói tại các dây chuyền sản xuất trong xí nghiệp, nhà máy. Công nhân làm việc tại lĩnh vực nào sẽ được gọi tên kèm theo lĩnh vực đó. Ví dụ: công nhân may, công nhân lắp ráp, công nhân sản xuất thực phẩm…
Mô tả công việc bao gồm:
- Nhận phân công nhiệm vụ từ tổ trưởng hoặc quản lý.
- Đảm bảo vệ sinh lao động.
- Chuẩn bị máy móc, phương tiện hoặc vật liệu.
- Thao tác theo đúng phân công.
- Phối hợp cùng tổ sản xuất khác để hoàn thành công việc.
- Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Khắc phục các sự cố nếu có liên quan đến vị trí công việc.
Yêu cầu và kỹ năng cần có của công nhân tại nhà máy:
- Tốt nghiệp bậc học từ THCS, THPT tùy vào vị trí chuyên mô.
- Có khả năng đọc hiểu thông tin, thông số kỹ thuật sản xuất.
- Khả năng sử dụng các công cụ hoặc máy móc.
- Ứng biến nhanh nhạy và xử lý tình huống khéo léo.
- Linh hoạt giữa làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Đủ sức khoẻ đảm bảo công việc hoặc tăng ca trong thời gian cao điểm.
Một số rủi ro của việc làm công nhân tại nhà máy:
- Áp lực công việc khi tăng ca liên tục
- Một số lĩnh vực có môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng sức khỏe.
- Tính đào thải cao, đặc biệt với người lớn tuổi hoặc không đủ sức khoẻ.
Mức lương công nhân hiện nay dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, trình độ người lao động.
Kỹ sư nhà máy
Kỹ sư thường làm việc tại các phân xưởng sản xuất, phối hợp với các kỹ thuật viên giám sát quá trình hoạt động của máy móc, lắp đặt, bảo trì và đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, đáp ứng công suất.
Công việc của kỹ sư nhà máy thường bao gồm:
- Lập kế hoạch và kiểm tra định kỳ hệ thống dây chuyền sản xuất.
- Kịp thời phát hiện trục trặc, hư hỏng.
- Đề xuất và thực hiện sửa chữa sao cho hiệu quả, ít tốn chi phí nhất.
- Thường xuyên bảo trì máy móc, đảm bảo quá trình sản xuất, an toàn lao động cho công nhân vận hành dây chuyền.
- Giám sát, quản lý kỹ thuật.
- Đề xuất phương án mua mới hoặc thay thế nếu máy móc cũ kỹ hoặc lỗi thời, kém hiệu quả, mất an toàn.
- Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn công nhân vận hành máy móc.
- Làm việc với nhà cung cấp máy móc.
Yêu cầu khi tuyển dụng kỹ sư nhà máy:
- Ứng viên cần có bằng kỹ sư với chuyên ngành liên quan (kỹ thuật, cơ khí hoặc sản xuất).
- Có bằng hoặc chứng chỉ công nhận với cơ quan liên quan (vd: Viện Kỹ thuật & Công nghệ – IET, Viện Kỹ sư cơ khí…).
- Chuyên môn kỹ thuật.
- Có kỹ năng phân tích lĩnh vực đang làm việc, phát hiện những công đoạn có hiệu quả thấp để đưa ra giải pháp cải tiến.
- Kỹ năng về QA, QC: hiểu, kiểm soát được các quy trình vận hành (ISO 9000, Lean Six Sigma,…).
- Kỹ năng giao tiếp.
- Giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tổ chức.
Mức lương kỹ sư nhà máy dao động từ 12 triệu đến 25 triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo công ty, lĩnh vực và kinh nghiệm làm việc.
QA – QC nhà máy
QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) là hai vị trí quan trọng trong bộ phận kiểm soát chất lượng. Nhiệm vụ chính của vị trí này làm đảm bảo chất lượng của sản phẩm tại mỗi công đoạn hoặc sản phẩm cuối cùng, cải tiến sáng tạo để tối ưu hiệu quả sản xuất.
QA làm việc liên quan đến quản lý chất lượng ở cấp quy trình như kiểm tra nguyên liệu thô, giám sát về quy trình sản xuất, hướng dẫn thao tác… Trong khi QC tập trung vào đo lường, kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thành.
Công việc của QA cụ thể tại mỗi nhà máy khác nhau là khác nhau. Trong đó, mô tả công việc chung thường bao gồm:
- Kiểm tra tuân thủ quy trình trong và ngoài nhà máy.
- Thúc đẩy cải tiến về quy trình cốt lõi liên tục, đảm bảo duy trì về chất lượng.
- Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng nguyên tắc trong vận hành để đáp ứng điều kiện sản xuất.
- Đào tạo, hỗ trợ nhân viên mới về quy trình, tiêu chuẩn chất lượng.
- Phát triển tiêu chuẩn đo lường về chất lượng cho nhà máy.
- Phối hợp cùng khách hàng hoặc nhà cung cấp để xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng.
Nhân viên QA tại nhà máy đòi hỏi nhiều kỹ năng và phẩm chất cá nhân như:
- Tỉ mỉ, trách nhiệm cao.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng tổ chức.
- Giao tiếp (bằng văn bản và cả bằng lời nói).
- Tư duy logic.
Mức lương nhân viên QA dao động từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng chưa bao gồm lương tăng ca và các phụ cấp khác. Tổng thu nhập dao động từ 8 đến 12 triệu đồng. Nếu bạn lên vị trí quản lý hoặc trưởng phòng, mức thu nhập sẽ cao hơn.
Quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất quản lý về tiến độ, chất lượng, số lượng hàng hoá đúng theo kế hoạch. Đây là vị trí quan trọng trong đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Vai trò chính của quản lý sản xuất gồm:
- Lên kế hoạch, giám sát sản xuất.
- Thu mua vật liệu hoặc quản lý giao hàng (đối với nhà máy, doanh nghiệp nhỏ).
- Chịu trách nhiệm về nhu cầu nguyên vật liệu, nhân sự, thiết bị sử dụng.
- Phân công giao việc cho từng nhân sự cụ thể, đảm bảo hoàn thành tiến độ.
- Giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo vật tư, nguyên liệu được sử dụng hợp lý, đúng quy trình, đảm bảo chất lượng.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn về sản xuất, kiểm tra chất lượng, tài liệu mô tả sản phẩm…
- Đặt mục tiêu chất lượng và tiến hành đánh giá, giám sát.
- Quản lý máy móc và thiết bị trong quá trình sản xuất. Lên kế hoạch mua máy móc mới nếu cần.
- Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự
Những kỹ năng đòi hỏi ở vị trí quản lý sản xuất
- Kỹ năng về lập kế hoạch.
- Xây dựng định mức lao động.
- Hoạch định lịch trình.
- Tạo động lực cho nhân viên.
- Giao tiếp tốt.
Mức lương quản lý sản xuất tại nhà máy dao động từ 11 triệu đồng đến 18 triệu đồng tuỳ theo kinh nghiệm và loại hình nhà máy. Lương bậc quản lý có thể lên 23 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Kế toán nhà máy
Kế toán nhà máy có nhiệm vụ ghi nhận, tổng hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Vị trí này còn gọi là kế toán sản xuất. Ngoài ra, tại các nhà máy lớn với quy mô nhân sự đông, có các vị trí kế toán khác như: kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán kho, kế toán mua hàng…
Nhiệm vụ cụ thể của kế toán sản xuất là: ghi nhận, hạch toán, quản lý các hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình doanh nghiệp sản xuất. Các thông tin nay gồm: thông tin nguyên vật liệu, máy móc, chi phí vận hành…
Các nhiệm vụ cụ thể của kế toán sản xuất tại nhà máy thường bao gồm:
- Theo dõi, cập nhật, hạch toán vật tư, vật liệu, hàng hoá, thành phẩm.
- Theo dõi, đối chiếu công nợ đối với các nhà cung cấp, đảm bảo cân đối sổ sách.
- Kiểm soát công tác nhập và xuất hàng hoá, vật tư.
- Tính giá sản xuất dựa trên định mức nguyên liệu, nguồn lực, khấu hao…
- Mở sổ tài sản cố định, công cụ và khấu hao.
- Tổng hợp, bảo mật số liệu, bảo quản chứng từ.
- Đảm nhận công việc kế toán kho (tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp).
- Cung cấp số liệu cho kế toán của các bộ phận khác.
Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp sản xuất mà nhiệm vụ chi tiết của kế toán sản xuất sẽ khác nhau.
Yêu cầu của vị trí kế toán sản xuất
- Sử dụng phần mềm kế toán thành thạo.
- Am hiểu các nghiệp vụ kế toán, kiến thức hạch toán.
- Hiểu rõ về quy trình sản xuất.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Quản lý thời gian.
Lương kế toán sản xuất dao động từ 10 triệu đến 18 triệu tuỳ theo kinh nghiệm và công ty. Ở các vị trí trưởng nhóm, quản lý hoặc trưởng phòng, mức lương dao động trên 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Nhà máy tuyển các vị trí văn phòng
Bên cạnh các vị trí trên thuộc khối sản xuất, nhà máy còn tuyển dụng các vị trí văn phòng và bán hàng.
Vị trí văn phòng như Nghiên cứu & phát triển, nhân sự, hành chính, admin, marketing, truyền thông…
Các ví thuộc khối bán hàng như: nhân viên kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh, chăm sóc khách hàng…
Tìm việc làm nhà máy có dễ không?
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, Việt Nam hiện có trên 500 khu công nghiệp ở khắp ba miền. Các nhà máy hoạt động tại đa dạng nhiều lĩnh vực như điện tử, may mặc, da giầy, nông nghiệp… mang đến số lượng việc làm lớn mỗi năm.
Theo VTV thông tin, năm 2024, nhu cầu tuyển dụng lao động tại các khu công nghiệp nóng trở lại. Nhất là ngành điện tử có nhu cầu tuyển từ 3.000 đến 20.000 lao động. Các doanh nghiệp cung cấp thu nhập và phúc lợi hấp dẫn, cam kết về điều kiện làm việc ổn định để thu hút lao động. Ngoài lao động phổ thông, tỷ lệ tuyển dụng lao động có tay nghề và chuyên môn là 50%. Các chuyên gia về lao động dự báo du cầu tuyển dụng trong năm nay sẽ lên đến 1,2 triệu lao động .
Nhu cầu về tuyển dụng cho nhà máy tại các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp như Bắc Ninh, Long An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai cũng đang tăng trở lại. Cơ hội việc làm nhà máy Bình Dương, việc làm nhà máy TPHCM bởi vậy tương đối rộng mở với người lao động.
Tìm việc làm nhà máy ở đâu uy tín?
Để đảm bảo tìm việc làm uy tín chính xác, bạn có thể tìm thông tin việc làm nhà máy ở một trong các kênh sau:
- Kênh thông tin việc làm chính thức của nhà máy (ví dụ: website, trang mạng xã hội…)
- Trang thông tin tuyển dụng uy tín như Vieclam24h.vn.
- Trang thông tin việc làm của ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
Bạn nên xem kỹ về yêu cầu tuyển dụng cũng như mức lương của từng vị trí. Liên hệ lại với số điện thoại đặt dưới tin tuyển dụng để xác minh thông tin trước khi nộp hồ sơ (nếu cần).
Đồng thời, bạn nên cảnh giác trước những tin tuyển dụng không đầy đủ thông tin nhà máy, mô tả công việc mập mờ, yêu cầu nộp phí ứng tuyển.
Quy trình ứng tuyển việc làm nhà máy
Có nhiều cách ứng tuyển việc làm tại nhà máy, bạn có thể:
- Ứng tuyển trực tiếp qua trang web tuyển dụng chính thức của nhà máy.
- Ứng tuyển bằng cách gửi email CV và thư ứng tuyển tới phòng tuyển dụng của nhà máy.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại nhà máy .
- Ứng tuyển qua các website tuyển dụng có uy tín như Vieclam24h.vn.
Sau khi ứng tuyển từ khoảng 3 đến 7 ngày làm việc (tuỳ theo nhà máy nhưng thường không quá 2 tuần làm việc), nhà tuyển dụng sẽ liên hệ lại với ứng viên đạt yêu cầu và hướng dẫn quy trình phỏng vấn.
Ngoài ra, để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ứng tuyển vào nhà máy, bạn nên:
- Tham khảo các thông tin liên quan về việc làm, yêu cầu công việc, quy trình tuyển dụng.
- Tìm hiểu về môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp.
- Khảo sát mức lương khớp với năng lực bản thân và nhu cầu thị trường.
- Chuẩn bị trước các câu trả lời phỏng vấn đảm bảo thể hiện được kinh nghiệm và cá tính của bản thân.
Lời kết
Với những chia sẻ trên từ Vieclam24h.vn, mong rằng bạn đọc đã có thêm thông tin những vị trí tuyển dụng phổ biến tại nhà máy.
Mỗi ngày tại Vieclam24h.vn đều cập nhật hàng trăm việc làm tại nhà máy từ các đơn vị tuyển dụng đáng tin cậy trên cả nước. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm việc làm ổn định tại nhà máy, truy cập ngay Vieclam24h.vn để không bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp thu nhập hấp dẫn