Situational Leadership? Lãnh đạo theo tình huống phù hợp với ai?

Sự linh hoạt về phong cách lãnh đạo là rất cần thiết trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như ngày nay. Khả năng tiếp cận nhanh nhạy và phù hợp đối với bất kỳ vấn đề nào đang phát sinh là mục tiêu của Situational Leadership hay phong cách lãnh đạo theo tình huống. Situational Leadership là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Situational Leadership là gì?

Situational Leadership là phong cách lãnh đạo theo tình huống, linh hoạt, có khả năng thích ứng sao cho phù hợp với môi trường làm việc hiện tại cũng như nhu cầu của đội nhóm. Phong cách này không phụ thuộc vào kỹ năng của người lãnh đạo mà dựa trên khả năng điều chỉnh theo yêu cầu của môi trường bên ngoài để trở thành người lãnh đạo tốt hơn và có hiệu quả hơn.  

Situational Leadership được Ken Blanchard và Paul Hersey khởi xướng trong quá trình phát triển cuốn sách Management of Organizational Behavior. Qua đó đưa ra mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo, quản lý và cấp dưới dựa trên 2 yếu tố:

– Nhiệm vụ/hành vi chỉ thị (task/directive behavior): nhà lãnh đạo trao đổi với cấp dưới về việc phải làm gì, làm như thế nào, ở đâu và thời gian hoàn thành.

– Mối quan hệ/hành vi hỗ trợ (relationship/supportive behavior): mức độ cởi mở, lắng nghe, công nhận và hỗ trợ cấp dưới của người lãnh đạo.

situational leadership
Situational Leadership là gì? Situational Leadership là phong cách lãnh đạo có tính thích ứng theo tùy hoàn cảnh.;

4 phong cách lãnh đạo theo tình huống

Có 4 phong cách lãnh đạo khác nhau đi kèm với 4 mức độ sẵn sàng (performance readiness) hoặc mức độ trưởng thành (maturity) của các thành viên trong nhóm và được xếp theo thứ tự từ ít sẵn sàng nhất (cần nhiều sự chỉ đạo, hỗ trợ nhất) đến sẵn sàng nhất (cần ít sự chỉ đạo, hỗ trợ nhất):

Hướng dẫn (Telling)

Phong cách này thường được sử dụng khi cấp dưới mới đảm nhận vai trò nhưng không phải là người mới bắt đầu hay không đáp ứng được các tiêu chuẩn. Khi một nhân viên không thể tự đưa ra quyết định, nhà lãnh đạo sẽ hỗ trợ bằng việc đặt ra các mục tiêu, thời hạn và thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc. 

Cách thực hành phong cách hướng dẫn:

– Giải thích chi tiết mục tiêu của nhiệm vụ, dự án là gì.

– Cung cấp thông tin cụ thể về các thành viên tham gia.

– Đi sâu vào các giải pháp để hoàn thành công việc.

– Đưa ra quyết định cho nhân viên như một cách để họ học hỏi.

– Thường xuyên lắng nghe, theo dõi, giám sát công việc.

– Đặt thêm câu hỏi làm rõ sau khi đưa ra hướng dẫn.

Thuyết phục (Selling)

Các nhà lãnh đạo Selling đóng vai trò là nhân vật có ảnh hưởng, hỗ trợ các nhân viên có sự quan tâm đến cách thực hiện tốt công việc. Cách lãnh đạo này được sử dụng để tạo động lực, tăng cường sự tham gia và xây dựng niềm tin. 

Cách thực hành phong cách thuyết phục:

– Hãy là người ra quyết định chính.

– Giải thích chi tiết mọi thứ bạn cần thành viên trong nhóm thực hiện.

– Tham gia nhiều hơn vào những cuộc thảo luận hai chiều.

– Đưa ra những điều chỉnh để cải thiện.

– Công nhận những thành quả của các thành viên trong nhóm.

Xem thêm: Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện để ai cũng muốn nghe

Tham gia (Participating)

Phong cách lãnh đạo tham gia sẽ tạo ra môi trường hợp tác, khuyến khích các thành viên đưa ra ý kiến. Mặc dù nhân viên hiện tại có nhiều kinh nghiệm, năng lực hơn so với Telling và Selling nhưng họ vẫn cần được hỗ trợ. Khi thực hành phong cách này, nhà lãnh đạo thường để cấp dưới đưa ra quyết định và sẽ hướng dẫn khi cần thiết.

Cách thực hành phong cách tham gia:

– Yêu cầu ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm.

– Lắng nghe tích cực để hiểu biết chi tiết hơn.

– Công nhận, khen thưởng cho những thành tựu của cấp dưới.

– Khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra quyết định quan trọng.

– Tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người thoải mái chấp nhận rủi ro và thử những ý tưởng mới mẻ.

– Có những cuộc trò chuyện với cấp dưới về nhiều chiến lược khác nhau.

Ủy quyền (Delegating)

Phong cách lãnh đạo theo tình huống này được sử dụng khi làm việc với các thành viên trong nhóm có kinh nghiệm, năng lực và động lực rõ ràng. Với sự ủy quyền, nhân viên được trao quyền tự chủ cao nhất vì họ đã chứng minh được mình có thể thành công. Tuy nhiên nhà lãnh đạo vẫn có sự hỗ trợ khi họ cần.

Cách thực hành phong cách ủy quyền:

– Trao quyền kiểm soát chính cho các thành viên trong nhóm.

– Đưa ra tầm nhìn tổng thể về những gì nhóm cần đạt được.

– Chỉ cung cấp nguồn lực và hướng dẫn khi được yêu cầu.

– Theo dõi tiến độ mà không đi sâu vào các công việc hàng ngày.

– Khen ngợi và công nhận khi nhân viên đạt được mục tiêu.

situational leadership
Mô hình lãnh đạo theo tình huống.

Những phẩm chất, kỹ năng tạo nên nhà lãnh đạo theo tình huống

Các nhà lãnh đạo có thể áp dụng Situational Leadership vào tổ chức bằng cách thể hiện những kỹ năng, phẩm chất sau:

Phân tích

Với Situational Leadership, nhà quản lý tập trung vào việc xác định, phân tích các yếu tố sẵn sàng thực hiện của các thành viên trong nhóm và điều chỉnh phong cách lãnh đạo. Họ không ngại đi sâu vào chi tiết và tìm ra những giải pháp hiệu quả để giúp các thành viên phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Thích ứng

Một nhà lãnh đạo có khả năng thích ứng cao sẽ nhanh chóng thoát khỏi những tình huống không thuận lợi bằng cách xác định những gì cần phải làm ở thời điểm đó.

Ảnh hưởng

Thay vì sử dụng quyền lực, những người thực hành phong cách lãnh đạo theo tình huống này sẽ xây dựng khả năng ảnh hưởng đến mọi người bằng sự tin cậy. Nhân viên không làm theo chỉ dẫn vì sợ mà thay vào đó những nhà lãnh đạo sẽ tiếp cận một cách khôn khéo và nhẹ nhàng hơn. Từ đó các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi ở bên họ và trung thành đối với nhà lãnh đạo.

Phát triển

Mục tiêu chính của Situational Leadership là sự phát triển của cấp dưới. Do đó, những nhà lãnh đạo này đóng vai trò là người hướng dẫn, nếu cấp dưới mắc lỗi, họ sẽ sửa lỗi và giúp họ nhận ra họ đã làm gì sai. Khi làm tốt, họ sẽ được công nhận, khen thưởng xứng đáng.

Khi nào nên sử dụng Situational Leadership?

Situational Leadership sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi:

– Cần có sự linh hoạt: Nếu bạn có một nhóm nhân viên với sự khác biệt đáng kể về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, động lực và sự tự tin, Situational Leadership sẽ rất hiệu quả. Phong cách lãnh đạo theo tình huống sẽ giúp bạn điều chỉnh cách tiếp cận sao cho phù hợp với từng người.

– Tính năng suất: Bằng cách hợp tác chặt chẽ với từng thành viên trong nhóm, phong cách này sẽ tận dụng tối đa khả năng của họ. Bạn tối đa tiềm năng của mỗi thành viên dựa trên những gì họ có thể làm.

– Các điều kiện thay đổi liên tục: Nếu bạn dự đoán trước những thay đổi đáng chú ý trong tương lai gần, Situational Leadership sẽ rất hữu ích khi thích ứng được với những thay đổi và chọn cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Situational Leadership không phải là lựa chọn tốt nhất khi:

– Mọi người muốn làm việc vì mục tiêu dài hạn: Phong cách lãnh đạo theo tình huống có xu hướng tập trung vào các vấn đề ngắn hạn. Do đó thường nhấn mạnh những nhiệm vụ cá nhân mà cấp dưới cần giải quyết liền và ngay. Vì vậy các thành viên trong nhóm thích lập kế hoạch dài hạn có thể cảm thấy thất vọng.

– Cần ý kiến đóng góp từ mọi người: Người theo phong cách Situational Leadership đối xử với nhân viên tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm của họ. Trong trường hợp bạn cần ý kiến đóng góp từ nhóm, bạn có thể sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để thay thế, giúp mang lại hiệu quả hơn.

– Nhóm cần có các chính sách thống nhất: Khi bạn sử dụng phong cách lãnh đạo theo tình huống, một số thành viên sẽ cảm thấy phân biệt đối xử. Điều này có thể dẫn đến những xung đột, thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát. Đối với các nhóm mong đợi mọi người được đối xử bình đẳng như nhau, phong cách lãnh đạo theo tình huống không phải là lựa chọn đúng đắn.

situational leadership
Mục tiêu của phong cách lãnh đạo theo tình huống là nuôi dưỡng, phát triển nhân viên.

Làm thế nào để thực hành Situational Leadership?

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể bắt đầu thực hành Situational Leadership:

– Đánh giá năng lực, kỹ năng, phẩm chất và kinh nghiệm của từng thành viên trong nhóm.

– Xây dựng kết nối với người khác để tăng EQ.

– Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề thay vì tập trung vào những điều tiêu cực.

– Học cách quản lý kỳ vọng và thay đổi khi cần thiết.

Situational Leadership là một phong cách lãnh đạo hiệu quả nhưng không áp dụng cho tất cả mọi người và mọi tổ chức. Ở những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp, hay thậm chí là các tình huống hàng ngày, cần có những kiểu lãnh đạo khác nhau. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Situational Leadership là gì. Để tìm việc quản lý mới nhất, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Độc đoán là gì? Cách nhận biết sếp theo phong cách lãnh đạo độc đoán

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục