“Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho chúng tôi?”. Điệp khúc phổ biến ở cuối mỗi buổi phỏng vấn xin việc này có thể làm bối rối ngay cả những ứng viên tốt nhất. Đó có thể là cơn ác mộng nhưng cũng có thể là cơ hội tuyệt vời để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng (NTD). Chỉ qua một vài câu hỏi, bạn hoàn toàn có thể cho NTD thấy được tư duy sắc bén, khả năng xử lí tình huống và sự hứng thú của mình đối với công ty. Điều quan trọng là: Liệu bạn có biết tận dụng “thời cơ” và đặt ra những câu hỏi “đắt giá” trong vòng phỏng vấn ngược hay không? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
Kerry Patterson, tác giả cuốn “Crucial Conversations” cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn”.
Dù bạn có lặng thinh vì e ngại hay là bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình chẳng có ý nghĩa gì lắm thì bạn cũng nên học cách đưa phản hồi và trình bày ý kiến của mình. Những câu hỏi mà ứng viên đặt ra có thể khiến NTD hiểu họ hơn thông qua những điều họ nói.
Những câu hỏi ngược cũng có thể chính là con dao hai lưỡi. Không có nó, bạn khó có thể tạo nên ấn tượng, nhưng nếu không sử dụng một cách thuần thục, khéo léo, chúng cũng có thể phá hủy những ấn tượng tốt bạn gây dựng từ đầu buổi phỏng vấn.
Xem thêm: Các nhà tuyển dụng đối phó thế nào với các cuộc phỏng vấn ngoài văn phòng?
10 câu hỏi nên tránh trong “Phỏng vấn ngược”
1. Những câu hỏi liên quan đến tiền lương hoặc lợi ích bản thân
“Lợi ích từ công ty (đàm phán lương) không nên được đề cập tới cho đến khi NTD đưa ra đề nghị về công việc với bạn”, Abby Kohut, NTD của AbsolutelyAbby.com nói. Cùng một nguyên tắc áp dụng cho thời gian nghỉ ốm và ngày nghỉ. Tốt nhất là nên tránh bất kì câu hỏi nào cho thấy bạn đang mặc định rằng mình được nhận, tất nhiên trừ khi NTD là người đưa ra những vấn đề đó.
2. Những câu hỏi bắt đầu bằng “Tại sao?”
Đây là một vấn đề tâm lý. “Những câu hỏi kiểu này đưa người ta vào thế phòng thủ”, Kohut nói. Bà khuyên nên thay thế những câu hỏi như: “Tại sao công ty lại sa thải nhân viên trong năm qua?” bởi một cách nhẹ nhàng hơn “Tôi đã đọc về việc sa thải nhân viên mà công ty anh/chị thực hiện trong năm qua. Định hướng của công ty về sắp xếp nhân sự trong tương lai là gì?”.
3. “Đối thủ cạnh tranh của công ty là ai?”: Câu hỏi cho thấy bạn chưa có sự chuẩn bị trong vòng phỏng vấn ngược
Đây là một ví dụ tuyệt vời về những câu hỏi có thể làm cho bạn trở nên “có vẻ chu đáo” hoặc hoàn toàn phản tác dụng và tiết lộ rằng bạn đã không nghiên cứu về công ty trước khi phỏng vấn, Jacqui Barrett-Poindexter, nhà tư vấn của CareerTrend.net nói “Trước khi đặt ra bất kỳ câu hỏi nào, hãy xác định xem nó có phải là thông tin bạn có thể tự tìm kiếm thông qua Google hay không. Nếu có thì bạn không nên hỏi nó và hãy tìm kiếm trên Google trước buổi phỏng vấn xin việc của bạn!”
4. “Bao lâu thì những buổi đánh giá diễn ra một lần?”
Có thể bạn đang quan tâm đến quan điểm của công ty về hiệu suất làm việc của mình , hoặc có thể bạn chỉ tò mò , nhưng hãy coi chừng bất kỳ câu hỏi nào về sự đánh giá hoặc chính sách tự thẩm định của công ty. ” Nó khiến cho NTD nghĩ rằng bạn đang quan tâm đến mức độ thường xuyên bị đưa ra những phản hồi tiêu cực “, Kohut nói. “Hãy giữ nguyên vẹn sự tự tin của bạn, và tránh chủ đề này hoàn toàn , ít nhất là cho đến khi bạn nhận được một lời đề nghị từ phía NTD”.
5. “Liệu tôi có thể đến sớm hoặc trễ miễn là làm đủ giờ?”
Ngay cả khi bạn chỉ ra rõ ràng rằng bạn mong muốn một lịch trình linh hoạt để sắp xếp những công việc chính đáng như đón con từ nhà trẻ, Barrett- Poindexter khuyên hãy loại trừ những câu hỏi như thế này. “Mặc dù việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một mối quan tâm rất phổ biến hiện nay, nó không phải là điều mà NTD quan tâm nhất”, cô nói . ” Nói bóng gió sớm rằng bạn lo ngại về cân bằng cuộc sống chỉ khiến cho NTD cho rằng bạn quan tâm đến nhu cầu của chính mình hơn là các vấn đề của công ty. ”
6. “Tôi có thể làm việc tại nhà?“: Câu hỏi cần lưu ý trong vòng phỏng vấn ngược
Trừ khi điều này có trong bản mô tả công việc ban đầu , còn nếu không, hãy tuyệt đối tránh vấn đề này. Một số công ty sẽ cho phép bạn làm việc tại nhà một khi họ thấy bạn là nhân viên làm việc năng suất. Nhưng buổi phỏng vấn không phải là thời gian để yêu cầu ân huệ đặc biệt. Ưu tiên hàng đầu của bạn lúc này là thể hiện cho NTD thấy được nhiệt tình của bạn.
7. “Anh/Chị có muốn xem thông tin tham khảo của tôi?”
“Phỏng vấn xin việc cũng như là hẹn hò vậy ”. Điều quan trọng là phải lôi kéo được NTD bằng giá trị của bạn và thu hút họ gọi bạn cho vị trí công việc bạn nhắm tới. Cung cấp tài liệu tham khảo của bạn quá sớm có thể khiến NTD nghĩ rằng bạn đang tuyệt vọng. Thêm vào đó, việc lạm dụng tài liệu tham khảo cũng tạo ra một điểm trừ lớn trong khi phỏng vấn xin việc.
8. “Bao lâu sau thì anh/chị thăng chức cho nhân viên?”
Nhiều NTD cho rằng những ứng viên hỏi về việc thăng chức chỉ trong lần phỏng vấn đầu tiên là kiêu ngạo.
9. “Tôi có văn phòng riêng của mình hay không?”: Câu hỏi có thể khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn ngược
Đây có thể là một câu hỏi gây khó chịu với NTD. Tất nhiên bạn có thể tự hỏi về điều đó, nhưng liệu một điều như thế này có thực sự ảnh hưởng tới việc chấp nhận cơ hội nghề nghiệp của bạn hay không? Nếu câu trả lời là có, bạn nên dành thời gian để suy nghĩ lại các ưu tiên của chính mình.
10. “Anh/Chị sẽ giám sát Hồ sơ mạng xã hội của tôi?”
Trong bối cảnh nền văn hóa cởi mở ngày nay , điều này tốt nhất không nên được đề cập tới. ” Nó tạo ra ấn tượng bạn muốn giấu giếm một điều gì đó ” Tolan nói.Không gửi bất cứ điều gì (đặc biệt là những điều làm mất uy tín ) về công ty của bạn, đồng nghiệp, hoặc sử dụng lao động trên Facebook, Twitter hay bất cứ nơi nào trên internet.
Cho dù bạn không phải là ” bạn bè ” với bất cứ ai trong công ty, vẫn luôn có cách để bạn hòa nhập với mọi người.
Xem thêm: Cách ghi thành phần bản thân hiện nay giúp sơ yếu lý lịch ghi điểm với nhà tuyển dụng
5 câu hỏi khôn ngoan để kết thúc buổi phỏng vấn ngược một cách hoàn hảo
1. “Anh/Chị có nói cụ thể hơn về văn hóa của công ty và cách mà công ty duy trì nó?”
Yêu cầu hiểu biết cụ thể về văn hóa của công ty rất quan trọng. NTD chắc chắn sẽ nói với bạn rằng văn hóa của công ty họ là rất tốt, nhưng ví dụ chứng minh điều đó mới là điều đáng để quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn quyết định có làm việc cho họ hay không. Đồng thời, hầu hết người phỏng vấn cũng đang cố gắng để đánh giá xem liệu bạn có phải là một người phù hợp với văn hóa của công ty hay không.
2. “Làm thế nào anh/chị thể hiện sự công nhận đối với nhân viên của mình?”: Câu hỏi cho thấy sự tinh tế trong vòng phỏng vấn ngược
Đây là một ví dụ về một câu hỏi thông minh đi sâu vào những chi tiết cụ thể. Bạn muốn sự đảm bảo rằng công ty mới của bạn đánh giá cao nhân viên của mình và khẳng định những giá trị tinh thần công ty sẽ đem lại cho bạn.
3. “Điều gì làm anh/chị thích nhất ở công ty này?”
Về bản chất, hầu hết mọi người thích nói về bản thân mình, vì vậy câu hỏi này sẽ giúp khởi động cuộc phỏng vấn của bạn. Nó cũng cung cấp cái nhìn quan trọng xem bạn có thể thoải mái làm việc trong công ty này hay không. Nếu câu trả lời của người phỏng vấn làm bạn phấn khích, quyết định tiếp tục quá trình phỏng vấn của bạn sẽ được củng cố. Nếu NTD trả lời lãnh đạm, chắc hẳn bạn sẽ phải suy nghĩ trước khi quyết định đặt tương lai của mình ở đây.
4. “Anh/Chị có thể cho tôi ví dụ về hợp tác trong Công ty?”
Điều này là một câu hỏi lớn cho các đồng nghiệp trong nhóm. Nó không chỉ cho thấy rằng bạn có một phẩm chất rất có giá trị cho công ty, quan tâm tới kĩ năng làm việc nhóm mà còn thể hiện sự hứng thú của bạn đối với văn hóa trong công ty. Muốn tìm hiểu một công ty, trước hết hãy xem cách mà các bộ phận ở đó làm việc với nhau.
5.“Những điều quan trọng nhất Anh/Chị muốn nhân viên mới hoàn thành trong 30, 60 và 90 ngày đầu tiên của công việc là gì?”
Trong vòng phỏng vấn ngược chính là cơ hội cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang nghĩ tới những gì bạn có thể mang lại cho công ty , mà không chỉ là những gì các công ty có thể làm cho bạn. Hy vọng rằng người phỏng vấn sẽ cung cấp cái nhìn cụ thể vào những phẩm chất cá nhân, thậm chí có thể cung cấp chi tiết “đắt giá” mà bạn có thể sử dụng để củng cố giá trị của mình trong thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc.
Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển sự nghiệp và tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và sở thích bản thân nhé! Nhanh tay truy cập vào nút bên dưới ngay!
Xem thêm: People pleaser là gì? Bạn có đang ám ảnh phải làm hài lòng người khác?