Cách viết đơn xin thực tập bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho sinh viên

Bạn đang muốn viết đơn xin thực tập sao cho đúng cách, hiệu quả? Bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu hơn một đơn thực tập cần gì, lưu ý gì khi viết, đồng thời cung cấp download mẫu đơn xin thực tập để bạn tham khảo. 

đơn xin thực tập
Viết đơn xin thực tập sao cho chuyên nghiệp. 

Đơn xin thực tập là gì?

Thực tập là giai đoạn quan trọng giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế, học thêm kinh nghiệm và sẵn sàng cho khâu tốt nghiệp. Bên cạnh CV, đơn xin thực tập là văn bản cần thiết để bạn hoàn thiện hồ sơ xin thực tập tại doanh nghiệp hay tổ chức.

Đây là văn bản bạn sẽ nộp cho đơn vị (cơ quan hoặc doanh nghiệp) mà bạn muốn thực tập.  Nhiều đơn vị tách biệt cover letter với đơn xin thực tập. Cũng có những công ty hoặc nhà trường cung cấp các mẫu đơn xin thực tập riêng. Bạn chỉ cần điền thông tin.

Cover letter là thư giới thiệu ngắn gọn về bản thân, những điểm nổi bật nhằm gây ấn tượng với doanh nghiệp. Đôi khi, có những trường hợp khác, bạn chỉ cần nộp CV kèm theo đơn xin thực tập. Đơn xin thực tập cần viết sao cho ngắn gọn, đủ ý nhưng vẫn thể hiện được sự phù hợp của bạn với chương trình thực tập và doanh nghiệp. 

đơn xin thực tập
Đơn xin thực tập khác với cover letter. 

Cách làm đơn xin thực tập

Đầu trang

Là một loại văn bản hành chính nên mở đầu của đơn, bạn cần có quốc hiệu và tiêu ngữ. Hai nội dung này căn giữa và đặt trên cùng.

Tiếp đó là tên của đơn là: ĐƠN XIN THỰC TẬP. Lưu ý, bạn viết bằng chữ in hoa toàn bộ với cỡ chữ lớn hơn. 

Bên dưới của tiêu ngữ, tên văn bản là phần kính gửi tới phòng ban cụ thể và tên công ty mà bạn mong muốn thực tập. Nếu biết tên của người phụ trách tuyển dụng thực tập, bạn có thể đề tên của họ trực tiếp tại mục kính gửi này.

Giới thiệu cá nhân

Tại phần giới thiệu này, bạn cung cấp đầy đủ thông tin của bản thân:

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Lớp, khoá học, trường đang theo học
  • Chuyên ngành
  • Hệ đào tạo
  • Thông tin về nơi ở
  • Thông tin liên lạc (email, mạng xã hội, số điện thoại…)

Các thông tin cá nhân này đem đến cho nhà tuyển dụng những hiểu biết sơ lược nhất về nền tảng của bạn, tăng sự tin cậy. 

Nguyện vọng thực tập

Đây là phần bạn trình bày lý do mong muốn thực tập tại phòng ban hay vị trí này của công ty. Đồng thời, bạn nên giải thích vì sao bản thân phù hợp với lĩnh vực hoặc phòng ban trên. Đừng quên đề cập đến cách bạn hy vọng góp phần vào các công việc chung của công ty cũng như mong muốn thu hoạch từ cơ hội thực tập này để phát triển bản thân. 

Bạn cũng có thể nêu đề tài thực tập đang cần thực hiện để doanh nghiệp nắm bắt được và dễ dàng xem xét hơn. 

Quá trình thực tập 

Trong đơn, bạn cũng cần nói rõ về khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình thực tập bạn mong muốn. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ yêu cầu về thời gian thực tập của trường và thời gian này phù hợp với yêu cầu từ phía doanh nghiệp.

Ví dụ, có những doanh nghiệp sẽ yêu cầu thực tập sinh làm việc tối thiểu 6 tháng và thời gian lên công ty ít nhất là 3 buổi mỗi tuần. Bạn nên tìm hiểu thời gian cụ thể mà doanh nghiệp yêu cầu trước khi lựa chọn. 

Lời cam kết

Lời cam kết trong đơn cần phù hợp theo quy định của công ty và nhà trường. Nội dung thông thường của mục này là thái độ, trách nhiệm với công việc, các chính sách về đền bù thiệt hại nếu có. Mỗi ngành nghề đặc thù có những nội dung cam kết khác nhau. Một số doanh nghiệp có sẵn mẫu đơn với những yêu cầu cam kết được soạn sẵn. Trường hợp doanh nghiệp không có, bạn nên tìm hiểu sơ qua về yêu cầu của vị trí thực tập.

Phần kết 

Ở phần kết, bạn đề ngày, tháng, năm viết đơn. Điều này giúp bộ phận tuyển dụng dễ dàng lưu trữ, xét duyệt. Ở góc dưới cùng bên phải, bạn ký và ghi đủ họ tên. Việc ký tên đồng nghĩa việc bạn cam đoan mọi thông tin được điền trong đơn là đúng sự thật, đồng thuận với toàn bộ cam kết liên quan đến quá trình thực tập có nêu trong đơn. 

Sau đây là một số mẫu đơn gửi cho doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho một số ngành nghề để bạn tham khảo:

Lưu ý khi làm đơn xin thực tập 

Việc trình bày đơn xin thực tập chuyên nghiệp, đúng chuẩn có thể giúp bạn được đánh giá cao hơn trong mắt doanh nghiệp tuyển dụng.

  • Cách xưng hô: Dùng văn phong đúng mực và lịch sự. Bạn có thể dùng tôi và quý công ty, quý doanh nghiệp.
  • Font chữ chuyên nghiệp: Bạn dùng các font chữ thường dùng của văn bản hành chính như:  Arial; Times New Roman; Cambria; Georgia; Garamond; Book Antiqua; Didot ; Calibri ; Helvetica; Verdana.
  • Nên để cỡ chữ 12, căn lề cân đối.
  • Bạn chỉnh sửa đơn file Word.
  • Nếu gửi bản mềm, bạn viết đơn file word nhưng hãy lưu và gửi đi ở dạng PDF. Định dạng PDF giúp giữ nguyên về font chữ, tránh sai lệch bố cục, tránh người khác tự ý sửa đổi nội dung. 
đơn xin thực tập
Đơn xin thực tập chuyên nghiệp có thể giúp bạn ghi thêm điểm với đơn vị thực tập. 

Ngoài ra, để có mẫu đơn vừa chân thành, vừa chuyên nghiệp lại vẫn mang dấu ấn riêng, bạn nên:

– Xác định rõ mục tiêu của thời gian thực tập, nghĩ về những điểm bạn mong muốn học hỏi được và trình bày rõ trong đơn. 

– Tìm hiểu trước về công ty/ đơn vị muốn thực tập: Càng hiểu biết về công ty, lá đơn của bạn càng tạo được dấu ấn hơn khi bạn đề cập đến những giá trị cụ thể bạn mang lại cho doanh nghiệp hoặc điều bạn muốn học hỏi từ điểm khác biệt.

– Chú trọng vào những kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn: Trong lá đơn, bạn có thể nhấn mạnh vào những kinh nghiệm hoặc kỹ năng cùng lời hứa trở thành thực tập sinh mẫn cán, có thể mang lại giá trị cho công ty. 

– Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy ghi rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp cũng như mong muốn của bạn trong lĩnh vực này. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng cân nhắc và đánh giá cao về ý chí cũng như sự quyết tâm của bạn. 

– Văn phong đơn giản, súc tích: Độ dài của đơn không nên quá một mặt A4. Mỗi ngày, nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm lá đơn, làm thế nào để thông tin của bạn dễ đọc, dễ hiểu và nổi bật nhất có thể. 

– Đừng quên kiểm tra chính tả và ngữ pháp trước khi gửi đi. Điều này giúp bạn đảm bảo lá đơn rõ ràng và chuyên nghiệp nhất có thể. 

đơn xin thực tập
Luôn kiểm tra lại về chính tả trước khi gửi.

Cuối cùng, theo khoản 1, Điều 90, Luật lao động 2019, tiền lương là khoản mà người sử dụng lao động trả cho người lao động (NLĐ) dựa theo thỏa thuận để NLĐ thực hiện công việc. Do đó, không có quy định bắt buộc trả lương cho thực tập sinh. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm về tiếp nhận, tạo điều kiện để người học được trải nghiệm và giúp nâng cao chất lượng đào tạo. 

Mức thù lao bạn nhận được khi thực tập sẽ tuỳ theo chính sách công ty, thậm chí không có. Do đó, bạn nên xác định rằng mục tiêu chính khi đi thực tập là học hỏi, trải nghiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm. Điều này cũng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tâm thế tốt hơn, kỹ càng hơn và có kỳ thực tập hiệu quả hơn.

Lời kết

Vieclam24h.vn đã chia sẻ tới bạn về cách viết đơn xin thực tập đơn giản nhưng  chuyên nghiệp và hiệu quả. Mong rằng, bài viết giúp bạn tự tin hơn, sẵn sàng nắm bắt những cơ hội thực tập hấp dẫn và giá trị.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Cách viết nhật ký thực tập đúng chuẩn dành cho sinh viên 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục