Ngành kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó, ngành kỹ thuật xây dựng trở thành một trong những ngành hot được nhiều bạn trẻ quan tâm trong thời gian qua. Nếu bạn đam mê ngành học này và tò mò học kỹ sư xây dựng làm gì, có dễ xin việc không thì hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Việc Làm 24h nhé.
Tuyển dụng việc làm Kỹ sư xây dựng tại Việt Nam | tại Bình Dương | tại Đồng Nai | tại Long An
Ngành kỹ thuật xây dựng là gì?
Ngành Kỹ thuật xây dựng hay Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành đào tạo ra các kỹ sư có khả năng tư vấn, thiết kế, thực thi, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng. Trong đó bao gồm các công trình nhà nước như cầu đường, các cơ sở vật chất công cộng hoặc các công trình cho cá nhân phục vụ đời sống con người như nhà cửa, căn hộ, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,…
Những điều bạn cần biết để quyết định theo học ngành kỹ sư xây dựng
Định hướng đào tạo ngành kỹ sư xây dựng
Khi theo học ngành kỹ thuật xây dựng, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và các môn chuyên ngành như:
- Toán ứng dụng.
- Vật lý ứng dụng.
- Vật lý kỹ thuật.
- Tin học ứng dụng.
- Các phần mềm thiết kế chuyên sâu.
- Kiến thức về kỹ thuật xây dựng bao gồm tư vấn, thiết kế, phân tích, tính toán, tổ chức thi công, giám sát, quản lý, nghiệm thu,… công trình.
- Phương pháp, quy trình thiết kế và quy hoạch công trình.
- Tính toán xác định các thông số cơ bản của công trình, hệ thống công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; giao thông; thủy lợi; xử lý ô nhiễm môi trường nước, khí và chất thải rắn; địa kỹ thuật – các công trình ngầm,…
Các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng
1. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp
Đây là chuyên ngành quan trọng với mục tiêu đào tạo các kỹ sư thiết kế và thi công các công trình dân dụng, công nghiệp. Các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp như trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này sẽ có khả năng làm việc với những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như nhà cao tầng, sân vận động, nhà thi đấu, tháp truyền hình, bể chứa…
2. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình quân sự
Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình quân sự bao gồm các lĩnh vực tư vấn, thiết kế và tổ chức thi công các công trình quân sự. Đồng thời, các bạn sẽ được học cách quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình quân sự.
3. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Sinh viên theo học chuyên ngành này ngoài được trang bị những kiến thức khoa học cơ bản sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn về kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
4. Chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Ngành học này có mối tương quan mật thiết với nhu cầu quy hoạch và xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia lập dự án; xây dựng dự án; thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, khai thác, sửa chữa, quản lý sản xuất,… các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở.
Mã ngành và các tổ hợp xét tuyển ngành kỹ thuật xây dựng
Mã ngành Kỹ thuật xây dựng: 7380201
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành kỹ thuật xây dựng
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
- C00 (Văn, Lịch sử, Địa lý)
- D01 (Toán, Văn, tiếng Anh
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Pháp)
- D24 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D29 (Toán, Vật lý, Tiếng Pháp)
- D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
Các trường đào tạo ngành kỹ sư xây dựng hàng đầu hiện nay
Khu vực Hà Nội
- Đại học Xây dựng Hà Nội (XDA)
- Đại học Kiến trúc Hà Nội (KTA)
- Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (GHA)
Khu vực Hồ Chí Minh
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM (QSB)
- Đại học Giao thông Vận tải TP HCM (GTS)
- Đại học Kiến trúc TP HCM (UAH)
- Đại học Công nghệ TPHCM – HUTECH (DKC)
Các tỉnh, thành khác
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
- Đại học Xây dựng Miền Trung (XDT)
- Đại học Vinh (TDV)
Điểm chuẩn ngành kỹ sư xây dựng cập nhật mới nhất
Khu vực Hà Nội
1. Đại học Xây dựng Hà Nội (XDA)
Tên trường: Đại học Xây dựng Hà Nội (XDA)
Tên ngành:
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Tin học xây dựng
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Có 8 chuyên ngành:
1) Địa Kỹ thuật công trình và Kỹ thuật địa môi trường
2) Kỹ thuật Trắc địa và Địa tin học
3) Kết cấu công trình
4) Công nghệ kỹ thuật xây dựng
5) Kỹ thuật Công trình thuỷ
6) Kỹ thuật Công trình năng lượng
7) Kỹ thuật Công trình biển
8) Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Tổ hợp môn:
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp: A00; A01; D07; D24; D29 (điểm chuẩn: 20 năm 2021)
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình: A00; A01; D07 (điểm chuẩn: 20 năm 2021)
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Tin học xây dựng: A00; A01; D07 (điểm chuẩn: 20.75 năm 2021)
- Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Có 8 chuyên ngành: A00; A01; D07 (điểm chuẩn: 16 năm 2021)
Tham khảo nguồn: tại đây
2. Đại học Kiến trúc Hà Nội (KTA)
Tên trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội (KTA)
Tên ngành:
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp)
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị)
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng)
Tổ hợp môn:
- A00; A01; D01; D07: (điểm chuẩn: 30 năm 2021)
Tham khảo nguồn: tại đây
3. Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (GHA)
Tên trường: Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (GHA)
Tên ngành:
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng (chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông)
Tổ hợp môn:
- Kỹ thuật xây dựng: B00; C00; D01 (điểm chuẩn: 21.20 năm 2021)
- Kỹ thuật xây dựng (chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông): A00; D01; D78 (điểm chuẩn: 18.45 năm 2021)
Tham khảo nguồn: tại đây
Khu vực Hồ Chí Minh
1. Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM (QSB)
Tên trường: Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM (QSB)
Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng
Điểm chuẩn: 56.1 (Kết hợp điểm thi đánh giá năng lực theo Đại học Quốc gia TP HCM, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và điểm học tập THPT
Tham khảo nguồn: tại đây
2. Đại học Giao thông Vận tải TP HCM (GTS)
Tên trường: Đại học Giao thông Vận tải TP HCM (GTS)
Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng (chương trình chất lượng cao)
Điểm chuẩn:
Điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2022: 18 điểm (năm 2021)
Điểm chuẩn trúng tuyển điểm thi THPT 2022: 15 điểm (năm 2021)
Tham khảo nguồn: tại đây
3. Đại học Kiến trúc TP HCM (KTS)
Tên trường: Đại học Giao thông Vận tải TP HCM (GTS)
Tên ngành:
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng (Chất lượng cao)
Điểm chuẩn:
Kỹ thuật xây dựng: 19.85 Điểm chuẩn xét tuyển theo điểm tốt nghiệp THPT năm 2022
Kỹ thuật xây dựng (Chất lượng cao):21.10 Điểm chuẩn xét tuyển theo điểm tốt nghiệp THPT năm 2022
Tham khảo nguồn: tại đây
4. Đại học Công nghệ TP HCM – HUTECH (DKC)
Tên trường: Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH)
Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng
Điểm chuẩn:
Điểm thi THPT: 17
Điểm thi ĐGNL: 650
Học bạ 3 học kỳ: 18
Học bạ lớp 12: 18
Tham khảo nguồn: tại đây
Các tỉnh, thành khác
1. Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
Tên trường: Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
Tên ngành:
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp)
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Tin học xây dựng)
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Kỹ thuật và Quản lý xây dựng đô thị thông minh)
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng)
Điểm chuẩn:
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp): A00; A01 (điểm chuẩn 18.1 năm 2021)
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Tin học xây dựng): A00; A01 (điểm chuẩn 15 năm 2021)
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Kỹ thuật và Quản lý xây dựng đô thị thông minh): A00; A01 (điểm chuẩn 15 năm 2021)
- Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng): A00; A01 (điểm chuẩn 15 năm 2021)
Tham khảo nguồn: tại đây
2. Đại học Xây dựng Miền Trung (XDT)
Tên trường: Đại học Xây dựng Miền Trung (XDT)
Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng
Điểm chuẩn:
- Điểm thi THPT:15.0 (điểm chuẩn năm 2022)
- Kết quả học tập THPT: 18.0 (điểm chuẩn năm 2022)
- Điểm xét tốt nghiệp THPT: 6.0 (điểm chuẩn năm 2022)
- Điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG – TPHCM: 600 (điểm chuẩn năm 2022)
Tham khảo nguồn: tại đây
3. Đại học Vinh (TDV)
Tên trường: Đại học Vinh (TDV)
Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng
Điểm chuẩn:
- Kết quả học tập THPT: 18.0 (điểm chuẩn năm 2022)
- Điểm xét tốt nghiệp THPT: 17.0 (điểm chuẩn năm 2022)
Tham khảo nguồn: tại đây
Đừng quên chuẩn bị hồ sơ nhập học đại học đầy đủ để đến với ngôi trường mình yêu thích nhé.
Công việc của các kỹ sư xây dựng làm gì?
Ngành kỹ thuật xây dựng được chia thành 3 nhóm công việc bao gồm làm việc ngoài trời, làm việc ở công xưởng và làm việc văn phòng. Các cử nhân ngành kỹ thuật xây dựng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc như:
Kỹ sư xây dựng làm việc ngoài công trường (triển khai thi công công trình xây dựng)
Hiện nay, các kỹ sư xây dựng làm việc ngoài công trường hay còn gọi là kỹ sư hiện trường sẽ trực tiếp phụ trách các công việc liên quan như thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu và thẩm định các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Kỹ sư kết cấu công trình
- Kỹ sư thi công
- Kỹ sư giám sát thi công
- Chỉ huy trưởng công trường
- Quản lý dự án xây dựng
Các kỹ sư hiện trường này sẽ làm việc trực tiếp ngoài công trường tại:
- Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức xây dựng và tư vấn xây dựng
- Các cơ quan nhà nước về quản lý xây dựng như Sở Xây dựng; Ban quản lý dự án xây dựng; Phòng công thương quận, huyện;…
Kỹ sư xây dựng làm việc trong công xưởng (chế tạo các sản phẩm cấu kiện)
Các kỹ sư này thường phụ trách các công việc trong công xưởng xây dựng như thiết kế, thi công và quản lý chất lượng sản xuất vật liệu xây dựng,…
Các kỹ sư xây dựng làm việc trong công xưởng có thể đảm đương các vị trí quan trọng như:
- Kỹ sư giám sát nội bộ.
- Kỹ sư quản lý chất lượng.
- Kỹ sư quản lý dây chuyền.
- Kỹ sư thực hành thí nghiệm
- Chuyên viên phát triển sản phẩm
Kỹ sư xây dựng làm việc văn phòng
Ở vị trí này, các kỹ sư xây dựng sẽ làm việc tại các văn phòng của các công ty, tập đoàn xây dựng và đảm đương các vị trí khác nhau như:
- Thiết kế kết cấu.
- Đo vẽ hiện trạng, trắc đạc công trình.
- Khảo sát địa chất công trình.
- Lập dự án đầu tư công trình.
- Tư vấn viên xây dựng.
- Chuyên viên thẩm tra dự toán.
- Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu.
- Chuyên viên thẩm định hồ sơ đấu thầu
- Chuyên viên kiểm toán xây dựng.
- Chuyên viên thiết kế kỹ thuật.
- Chuyên viên thiết kế xây dựng.
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, Cơ quan nghiên cứu hoặc các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành xây dựng.
Mở công ty chuyên về giám sát và thi công dự án
Đối với những người có có trình độ, năng lực kinh nghiệm chuyên môn cao và tài chính ổn định, sau khi ra trường có thể mở công ty riêng chuyên về tư vấn xây dựng; giám sát và thi công dự án xây dựng, chủ thầu đầu tư,….
Những tố chất quan trọng trở thành kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp
Yêu thích công việc ngành kỹ thuật xây dựng
Để trở thành kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp, trước tiên bạn cần có niềm yêu thích và đam mê với nghề này. Công việc của các kỹ sư xây dựng khá vất vả do phải đảm đương nhiều công việc từ khâu tính toán vật liệu xây dựng, đo đạc kích thước, đến khâu thiết kế và tiến hành thi công,… Vì thế, đây sẽ là tố chất giúp các kỹ sư xây dựng luôn nỗ lực hết mình và nhanh chóng đi đến thành công.
Giỏi tính toán, tư duy logic
Ngành kỹ thuật xây dựng đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ trong mọi công đoạn nên nếu bạn có sở trường về các môn khoa học tự nhiên sẽ là lợi thế rất lớn. Tố chất tính toán linh hoạt; tư duy logic, mạch lạc, rõ ràng sẽ giúp bạn đo lường và xử lý thông tin nhanh chóng. Nhờ đó, giúp bạn lập kế hoạch dự án, thiết kế kỹ thuật và đánh giá các thiết kế chính xác dễ dàng.
Am hiểu sự khác biệt về văn hóa và địa lý
Am hiểu về văn hóa và địa lý riêng biệt của mỗi vùng miền, đất nước sẽ là một lợi thế giúp bạn kiến tạo các công trình xây dựng với những bản sắc riêng nhưng vẫn phù hợp với khí hậu, địa hình,… để đảm bảo các công trình có tuổi thọ bền bỉ.
Có sức khỏe tốt
Để đảm bảo dự án thi công đúng tiến độ, các kỹ sư xây dựng làm gì cũng không thể tránh những lúc phải làm việc ở công trường, công xưởng hay công trình xây dựng. Công việc của kỹ sư xây dựng khá vất vả do phải thường xuyên làm việc tại ngoài trời, bất kể thời tiết và liên tục di chuyển, công tác xa nhà,… nên đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt để thích ứng với môi trường làm việc.
Không ngừng tìm tòi, sáng tạo
Tố chất này giúp bạn luôn chủ động tìm kiếm, tiếp cận, sáng tạo và ứng dụng hiệu quả các kỹ thuật và kỹ năng,… để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
Đạo đức nghề nghiệp
Đặc thù của ngành kỹ thuật xây dựng gắn liền với các công trình có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của con người. Do đó, các kỹ sư xây dựng làm gì cũng phải giữ vững tiêu chuẩn giá trị đạo đức và nghề nghiệp như trung thực, chính trực, công bằng,… Đồng thời, kỹ sư xây dựng phải chịu trách nhiệm cho những công việc chuyên môn trong suốt quá trình hành nghề.
- Không vì lợi ích cá nhân mà đánh đổi phẩm giá nghề nghiệp.
- Không được có những hành vi và thủ đoạn lừa đảo.
- Không tiết lộ thông tin, quy trình kỹ thuật bí mật của công ty, đối tác và khách hàng.
- Không nhận công lao hoặc quyền sở hữu của kỹ sư xây dựng khác.
- Không để lợi ích cá nhân như khoản tiền bồi dưỡng, chiết khấu hoa hồng,… ảnh hưởng đến nghiệp vụ.
Không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn
Các kỹ sư xây dựng muốn gắn bó và thành công với nghề cần tự ý thức thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, không ngừng học tập để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn hơn nữa.
Kết luận
Đứng trước xu thế đô thị hóa, lĩnh vực xây dựng ngày càng được chú trọng. Cùng với đó, nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật xây dựng cũng ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi số lượng kỹ sư xây dựng đảm đương nhiều vị trí khác nhau. Với cơ hội công việc rộng mở, chắc chắn rằng các kỹ sư xây dựng làm gì cũng không sợ thất nghiệp.
Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu được các kiến thức, kỹ năng mềm và kinh nghiệm ngành kỹ thuật xây dựng để nâng cao năng lực chuyên môn và thành công với công việc đã chọn bạn nhé!
Xem thêm: Lương gross là gì, cách tính lương gross sang net người lao động nên biết