Đi làm, đôi khi có những bất đồng quan điểm với sếp cũng không phải là lạ. Chủ yếu khi đó bạn chọn cách giải quyết như thế nào? Cãi tay đôi với sếp, im lặng rồi tìm đồng minh chống đối sếp hay sếp cứ nói, nghe hay không là quyền của em? Với tôi, tôi luôn chọn cách đầu tiên! Quyết chống đối Sếp đến cùng và những hậu quả tôi phải nhận. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về bài học đắt giá bạn nên biết trước khi quyết chống đối sếp đến cùng trong câu chuyện bên dưới nhé!
Phát mệt với cái tính “nắng mưa” của sếp
Được làm việc đúng sở trường của mình nhưng tôi thật không may mắn khi làm việc với sếp có tính cách, cách làm việc hoàn toàn trái ngược tôi. Ông ấy suốt ngày chỉ biết chăm chăm theo dõi xem tôi làm gì, đi đâu và chỉ chờ tôi làm sai điều gì là phạt, la mắng. Tôi bị ám ảnh đến mức tối về nhà vẫn thường mơ thấy sếp la.
Mặc khác, sếp tôi là người cực kỳ cầu toàn. Điều này cũng tốt nhưng đôi lúc cũng gây ức chế cho nhân viên nhiều lắm. Ví dụ như mỗi lần chúng tôi gửi báo cáo hay kế hoạch nào đó cho sếp, thì ông ấy cũng bắt làm hoàn thiện thêm một lần nữa dù chưa đọc qua. Việc này khiến tôi có cảm giác ông ấy không tin tưởng bất kỳ ai, dù đó là người giỏi nhất nhóm. Có lần tôi hỏi thẳng sếp ngay trong cuộc họp, là vì sao sếp hay làm những hành động như vậy, thì sếp bảo: “Tôi làm việc gì cũng có lý do của nó, các cô cậu cứ làm y như vậy”. Cho tôi hỏi: “Sếp còn câu nào mới hơn không?”
Từ hôm đó trở về sau, tôi bắt đầu thể hiện thái độ bất mãn với Sếp từ những việc nhỏ như đặt lịch hẹn với khác, hỗ trợ tư vấn cho đến những việc quan trọng như giao target cho tôi. Mặc dù tôi học hỏi ở sếp rất nhiều thứ và cũng biết là sẽ giỏi chuyên môn, nhưng không vì thế mà cứ phải chịu bị mắng oan nhiều lần như những đồng nghiệp khác được. Dù sao tôi cũng có sĩ diện, chẳng lẽ tôi phải cắn răng chịu đựng hoài như vậy?
Xem thêm: Nghỉ việc vì sếp: Câu chuyện về những đứa trẻ to xác nơi công sở!
Tôi quyết định chống trả sếp đến cùng
Quyết tâm không “nhịn” sếp nữa tôi bắt đầu hành động ngay lập tức. Cụ thể là sếp giao task thêm thì tôi từ chối nhận và gợi ý sếp giao cho người khác, sếp không chấp nhận thì tôi làm nhưng chỉ làm ở mức “làm cho có”. Sếp bắt tôi sửa đi sửa lại nhiều lần nhưng tôi vẫn cứ làm như vậy. Dần về sau, sếp ít giao task cho tôi và cũng ít chửi tôi, sếp cũng chẳng đá động gì đến tôi nữa. Cứ tưởng ván cờ này tôi thắng rồi nên cứ đắc ý làm tới. Cuối cùng thì tôi cũng “trị” được sếp!
Xem thêm:
Kết quả không như mong đợi và bài học đáng giá
Cuối tháng đó sếp kêu tôi vào phòng gặp riêng, sếp nói rằng tôi là một nhân viên giỏi, kỹ năng phân tích tình tốt, đã hỗ trợ cho sếp rất nhiều. Rồi sếp nói vòng vo, cứ khen tôi suốt nhưng chốt câu cuối cùng rằng: “Anh thấy em có tiềm năng nên mới giao em làm nhiều việc, mỗi lần bắt em chỉnh sửa lại gì đó vì muốn em biết rằng làm cái gì cũng phải thật hoàn chỉnh rồi mới gửi cho cấp trên. Anh mong đợi bao nhiêu thì em làm anh thất vọng bấy nhiêu. Chưa nói đến trình độ chuyên môn, khi đi làm em phải có thái độ hợp tác, lắng nghe đã. Đừng bao giờ thể hiện thái độ như thế ở công ty khác em nhé. Rất vui vì đã làm việc với em trong thời gian qua, hy vọng em sẽ tìm được công việc khác phù hợp hơn. Em kiểm tra mail ngay nhé, chào em!”.
Ra khỏi phòng mà tâm hồn tôi cứ ở trên mây, không biết tôi có nghe nhầm hay không. Khỏi check mail tôi cũng biết đó là gì. Tôi thu dọn đồ đạc, chào mọi người và hoàn thành xong thủ tục nghỉ việc ngay trong hôm đó. Sếp cũng đã tìm được người thay thế vị trí của tôi. Bước đi khỏi công ty mà không nỡ bước, lòng tôi cứ hiện lên bao nhiêu chữ “giá như”. Cứ vui trong chiến thắng, tôi quên mất mình là ai, mình nên làm gì và mình đang ở đâu. Để bây giờ tôi phải nhận lấy hậu quả đáng tiếc này!
Hãy học cách kiểm soát cái tôi để nhìn nhận ra những giá trị tích cực xung quanh ta. Việc Làm 24h hy vọng mẫu chuyện trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách ứng xử nơi công sở. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc phù hợp, uy tín hãy truy cập ngay vào website Việc Làm 24h bên dưới nhé!
Xem thêm: Cách xử lý khôn ngoan khi bị sếp giao nhiều việc gấp cuối giờ làm