So với các anh chị đi trước, tân sinh viên thế hệ Gen Z có nhiều lợi thế hơn về việc tiếp cận thông tin, kiến thức trước khi bước vào giảng đường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, khi chính thức rời xa vòng tay mẹ cha, dấn thân vào cuộc sống tự lập, bất kỳ bạn trẻ nào cũng rơi vào một nỗi lo chung: tân sinh viên cần chuẩn bị những gì trong năm đầu tiên ở giảng đường? Hãy cùng Việc Làm 24h tham khảo bài viết dưới đây để giải quyết nỗi lo cho các bạn tân sinh viên nhé!
Sinh viên năm nhất và muôn vàn nỗi lo
Sau khi kết thúc chuỗi ngày ôn luyện vất vả và nhận kết quả thi, những anh chàng, cô nàng chuẩn bị bước sang tuổi 18 thường mơ về cuộc sống tự do thời đại học. Phần lớn các bạn đều háo hức và mường tượng ra hàng trăm hoạt động thú vị khi bước sang môi trường mới. Nhất là đối với những bạn trẻ gen Z năng động, nhiệt huyết. Học Đại học, Cao đẳng chính là bước ngoặt lớn giúp các bạn lột xác, trưởng thành và trở nên tỏa sáng hơn.
Tuy nhiên, khi ngày nhập học càng đến gần, những nỗi lo lại dần xuất hiện. Đặc biệt, đối với các bạn học khác thành phố, phải sống xa nhà, những nỗi lo lắng càng lớn hơn.
Hầu hết các tân sinh viên đều rơi vào những chướng ngại khác nhau trong tâm lý như nhớ nhà, ngại làm quen bạn mới, cảm thấy cô đơn giữa thành phố xô bồ, tuổi thân trước những bạn giỏi hơn,…
Bên cạnh đó, thành tích học tập cũng là nỗi lo lớn mà nhiều tân sinh viên đối mặt. Trên thực tế, quy trình học tập, tiếp thu kiến thức ở Đại học và các trường Trung học không giống nhau. Từ phương pháp, tiêu chuẩn học đến cách lấy điểm hoàn toàn mới mẻ. Điều này có thể sẽ gây áp lực đối với nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên, thay vì sợ hãi, bạn nên tìm hiểu và đối diện với những khó khăn mình sẽ gặp phải trên hành trình Đại học. Từ đó, các bạn có thể chuẩn bị một hành trang tâm lý và kiến thức thật vững vàng.
Vậy chính xác tân sinh viên cần chuẩn bị những gì để có thể học tập và trải nghiệm cuộc sống mới thật suôn sẻ?
Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì cho năm học đầu tiên?
Vì khi bước vào hành trình này, các bạn sẽ trở thành những “chú chim non tập bay”, rời xa tổ ấm và bắt đầu một cuộc sống tự do. Thế nên, để có thể đủ sức “bay lượn trên bầu trời”, bạn cần chuẩn bị tinh thần, điều kiện sinh hoạt lẫn phương tiện học tập. Nếu chưa biết tân sinh viên cần chuẩn bị những gì, bạn có thể tham khảo danh mục dưới đây.
Tinh thần thoải mái, lạc quan
Thay vì “gặm nhấm” nỗi lo, tốt nhất tân sinh viên nên chuẩn bị một tinh thần thoải mái, lạc quan và thật nhiều năng lượng tích cực trước khi bước vào giảng đường Đại học. Trở thành sinh viên năm nhất, phải sống xa gia đình, bạn bè khiến bạn cảm thấy bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi.
Vì vậy, để giải quyết nỗi lo, bạn có thể tìm hiểu trước các câu lạc bộ ở trường, tham gia vào hội nhóm dành cho tân sinh viên để kết nối bạn bè, mở rộng mối quan hệ xung quanh. Giao lưu bạn mới sẽ giúp bạn vơi đi nỗi nhớ nhà và tập trung vào hành trình phát triển bản thân tốt hơn.
Ngoài ra, trau dồi các kỹ năng mềm giúp bạn giao tiếp tốt, tự tin và năng động. Nếu cảm thấy bản thân hướng nội, khó kết nối, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của những anh chị sinh viên khóa trên. Với kinh nghiệm đi trước, họ chắc chắn sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Tìm hiểu kỹ về trường học
Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì cho năm học đầu tiên? Câu trả lời hợp lý là tìm hiểu thông tin về ngôi trường mình sẽ theo học.
Trường Đại học, Cao đẳng chính là nơi các bạn sinh viên gắn bó trong suốt 3-4 năm. Đây là một khoảng thời gian dài. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về ngôi trường mình sẽ theo học.
Để hiểu rõ thông tin về ngôi trường mình sắp gắn bó 3-4 năm, bạn có thể search trên Google hoặc tìm đọc các trang confession về trường. Một bí quyết giúp bạn hiểu rõ về “những mảng sáng – tối” của trường là liên hệ các anh chị khóa trên.
Ngoài ra, trước khi nhập học, bạn cũng có thể dành thời gian “khám phá” khuôn viên trường học. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu những địa điểm mình thường xuyên ghé qua như thư viện, văn phòng khoa, phòng đào tạo, căn tin,… Càng hiểu rõ không gia học tập, bạn càng thuận lợi hơn trong suốt khoảng thời gian sinh viên của mình.
Chuẩn bị hồ sơ nhập học cẩn thận
Nếu đang thắc mắc tân sinh viên cần chuẩn bị những gì, hồ sơ nhập học chính là lời giải đáp không thể bỏ qua. Sau khi có kết quả trúng tuyển, bạn sẽ nhận được một số thông tin liên quan đến hồ sơ nhập học như học phí, thời gian nhập học, giấy tờ cần chuẩn bị,…
Tốt nhất, bạn nên đọc kỹ giấy báo trúng tuyển để chuẩn bị chính xác và đầy đủ những gì trường học yêu cầu. Nếu không muốn tốn công đi lại nhiều lần, bạn không nên bỏ qua bước này.
Bên cạnh đó, bạn nên photo, công chứng những giấy tờ quan trọng nhiều hơn số lượng được yêu cầu. Vì nếu có vấn đề hoặc trục trặc xảy ra, bạn cũng có sẵn để dùng đến.
Xem thêm: Hồ sơ nhập học đại học gồm những gì? Các lưu ý quan trọng cho tân sinh viên
Chỗ ở
Hiện tại, có rất nhiều sự lựa chọn cho các tân sinh viên khi tìm kiếm chỗ ở. Bạn có thể đăng kí kí túc xá của trường, thuê nhà trọ sinh viên bên ngoài, chung cư, nhà riêng,…
Tốt nhất, tân sinh viên không nên thuê trọ một mình mà hãy tìm thêm bạn cùng phòng. Nếu ở ký túc xá, bạn sẽ được sắp xếp ở phòng 2 người, 4 người, 6 người hoặc 8 người tùy theo nhu cầu, ngân sách và vị trí trường học của bạn. Khi sống trong môi trường tập thể, bạn chắc chắn phải học cách hòa nhập và có tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Ký túc xá là sự lựa chọn tối ưu dành cho những bạn sinh viên học khác thành phố, sống xa nhà và muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số ký túc xá không cho phép sinh viên tự ý nấu ăn vì phòng tránh cháy nổ. Ngược lại, nếu có điều kiện kinh tế, bạn nên thuê trọ hoặc chung cư để không bị gò bó thời gian và thoải mái nấu ăn hơn. Ngoài ra, ở với người thân cũng là sự lựa chọn tiết kiệm và an toàn.
Xem thêm: Đăng ký ký túc xá ở các trường đại học lớn: Tân sinh viên cần làm gì?
Đồ dùng cá nhân cần thiết
Nội thất
Chỗ ăn, chỗ ngủ luôn là nhu cầu tối thiểu đối với một người và tân sinh viên cũng thế. Nếu đi học xa nhà, tân sinh viên chắc chắn phải trang bị đồ dùng nội thất đầy đủ. Tuỳ vào nơi ở, bạn có thể mua một chiếc giường hoặc nệm theo nhu cầu và sở thích của mình.
Đối với những bạn ở ký túc xá sẽ được trang bị sẵn giường. Vì vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc chiếu hoặc tấm nệm mỏng. Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm chăn, rèm che, đồ dùng trang trí, bàn học,…, để không gian của mình trông đẹp mắt hơn.
Tân sinh viên cũng nên chuẩn bị đồ dùng nấu ăn như chảo, bếp, nồi, bát, đĩa, thìa, thớt,…, để tối ưu chi phí ăn uống. Tốt nhất bạn nên mua bếp điện từ thay vì bếp gas. Việc này sẽ hạn chế tối đa các tình trạng gây cháy nổ.
Dụng cụ học tập
Nếu chưa biết tân sinh viên cần chuẩn bị những gì thì dụng cụ học tập chính là đáp án. Không giống như thời học sinh, sinh viên thường phải tham gia những bài thuyết trình trên lớp, tìm kiếm thông tin và làm bài tập trực tuyến. Vì vậy, laptop chính là vật dụng học tập thiết yếu đối với các tân sinh viên.
Dụng cụ học tập tiếp theo mà tân sinh viên cần chuẩn bị là bàn học. Bạn có thể chọn mua một chiếc bàn gỗ lắp ráp hoặc kệ liền kề riêng biệt, ghế hoặc đệm ngồi để học tập thoải mái hơn. Góc học tập là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Thế nên, bạn có thể trang trí cho góc học tập của mình trông đẹp mắt hơn.
Dụng cụ giặt ủi
Phần lớn các nhà trọ, kí túc xá sẽ không cung cấp máy giặt. Chính vì thế, để tiết kiệm chi phí giặt ủi, tân sinh viên nên chuẩn bị thau, chậu, móc áo, bàn ủi, kẹp áo,… Ngoài ra, bạn cũng có thể góp quỹ với bạn cùng phòng để mua máy giặt trả góp nếu không có nhiều thời gian giặt quần áo.
Kế hoạch chi tiêu hợp lý
Sống xa nhà, các bạn trẻ thường có xu hướng không kiểm soát được chi tiêu. Vì vậy, trong một vài tháng đầu tiên, tân sinh viên có thể chật vật với các khoản chi tiêu tài chính. Trên thực tế, kiểm soát các khoản chi tiêu hợp lý ở môi trường mới không phải tân sinh viên nào cũng làm được. Do đó, trước khi chính thức trở thành tân sinh viên, bạn nên xây dựng một kế hoạch chi tiêu tài chính hợp lý.
18 tuổi là độ tuổi các bạn trẻ bước sang giai đoạn trưởng thành. Đây cũng là thời điểm rất tốt để bạn xây dựng thói quen quản lý tài chính cá nhân. Việc này sẽ trở thành bước đệm giúp bạn hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch trong tương lai. Đồng thời, việc quản lý chi tiêu hiệu quả còn là “chiếc chìa khóa” giúp tân sinh viên tiết kiệm tiền một cách tối ưu.
Phương tiện di chuyển
Phương tiện đi lại chính là yếu tố cần thiết nếu bạn không biết tân sinh viên cần chuẩn bị những gì. Tuỳ thuộc vào nhu cầu di chuyển, bạn có thể chọn một số phương tiện phù hợp như xe máy, xe đạp, xe bus hoặc đi bộ đến trường. Trong đó, xe bus là phương tiện phù hợp nhất đối với các bạn tân sinh viên.
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua xe máy để thuận tiện di chuyển. Nếu học xa nhà, bạn cần dành thời gian tìm hiểu các tuyến đường di chuyển, thích nghi với nhịp độ giao thông ở các thành phố lớn. Vì vậy, đi xe bus chính là sự lựa chọn hợp lý.
Ngoài ra, các tân sinh viên cũng cần trang bị kiến thức sử dụng Google Maps, Bus Map để di chuyển thuận tiện. Không những thế, bạn có thể cài đặt các ứng dụng đặt xe như Bee, Gojek, Grab,… Việc này giúp bạn chủ động hơn khi đi lại và không bị chặt chém về giá.
Kết luận
Nhìn chung, khi bước sang môi trường Đại học, các bạn trẻ sẽ không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, mới mẻ và gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ chính giúp tân sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình học tập.
Môi trường Đại học chính là nền tảng giúp các bạn trẻ lột xác, thay đổi chính mình và trưởng thành hơn. Không chỉ được tiếp nhận kiến thức, trở thành sinh viên tạo cơ hội để bạn trau dồi kinh nghiệm sống, khám phá những trải nghiệm mới mẻ và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
Việc Làm 24h hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: “Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì?”. Nếu có nhu cầu trải nghiệm công việc thú vị dành cho sinh viên làm thêm, bạn có thể tham khảo hệ sinh thái Việc Làm 24h để biết thêm chi tiết.
Xem thêm: