Các trung tâm xúc tiến việc làm cho biết có tới 85% ứng viên đến đăng ký là học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,…Các đối tượng này chưa từng tiếp xúc với nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ trong việc viết hồ sơ xin việc.
Đa số sinh viên mới tốt nghiệp đều băn khoăn khi nộp hồ sơ xin việc vào những doanh nghiệp. “Nhiều lần em thử đến nộp hồ sơ tại các doanh nghiệp nhưng rất khó lọt vào vòng chọn lọc. Điều này rất bất lợi cho bước khởi đầu xin việc”, Bích Liên, sinh viên năm 3 chia sẻ.
Việc Làm 24h chia sẻ cùng các bạn 4 loại hồ sơ xin việc mà nhà tuyển dụng thường loại ngay từ vòng chọn lọc hồ sơ.
Hồ sơ công thức
Loại hồ sơ xin việc này thường chiếm đa số. Nội dung thông tin mà ứng viên trình bày trong loại hồ sơ này không có gì nổi bật. Cứ 100 hồ sơ thì có khoảng 60 cái giống nhau, chỉ khác thông tin cá nhân. Nhiều nhà tuyển dụng khá ngán ngẩm bởi sự tẻ nhạt, đơn điệu của một bộ hồ sơ xin việc như kiểu copy ra.
Hồ sơ bằng cấp
Loại hồ sơ xin việc này chiếm khoảng 30% nhưng nó phần nào cũng khiến nhà tuyển dụng chú ý. Những loại bằng cấp, chứng chỉ mà ứng viên trình bày nếu có mức chênh lệch quá lớn, ví dụ tiếng Anh bằng B, tiếng Trung bằng A, bằng cử nhân, văn bằng hai,… Khi trình bày quá nhiều bằng cấp như thế, nhà tuyển dụng sẽ không biết bằng nào là chính. Chúng không gắn với chuyên môn mà công ty cần. Loại hồ sơ này sẽ bị gạt sang một bên không thương tiếc.
Hồ sơ tự phụ
Với loại hồ sơ xin việc chiếm khoảng 11% này, ứng viên trình bày với văn phong khá tự phụ. Đôi khi ảnh cá nhân trong hồ sơ còn cười toe toét. Tuy nhiên, loại hồ sơ này có thể được xét duyệt vì chúng gây tò mò. Nhưng sau đó sẽ làm nhà tuyển dụng thất vọng khi đến vòng trực tiếp phỏng vấn, ứng viên thể hiện không đúng với những gì đã ghi trong hồ sơ.
Hồ sơ “miệng”
Theo các nhà tuyển dụng, có một kiểu ứng viên đi tìm việc mà không cần hồ sơ. Họ ung dung tìm việc với cái hồ sơ “miệng” và khi có việc làm rồi thì mới xin bổ sung hồ sơ xin việc sau. Chỉ kẻ can đảm mới dám dùng loại hồ sơ này. Có thể ứng viên sẽ ghi điểm đầu tiên nhưng một vài khuyết điểm không lường trước sẽ khiến họ bị loại ngay. Loại hồ sơ này chỉ những người có năng lực và tự tin dám áp dụng. Nếu được chắc chắn sẽ thành công.
Không nhất thiết trong hồ sơ xin việc phải có dấu mộc chứng nhận ứng viên đã làm việc ở một công ty nào đó hoặc liệt kê nhiều bằng cấp. Điều nhà tuyển dụng quan tâm là tố chất con người.
8 lưu ý khi viết hồ sơ xin việc
- Thông tin cá nhân
- Nói rõ mong muốn nghề nghiệp, vị trí ứng tuyển, thời gian có thể bắt đầu công việc
- Nếu đang làm việc cho một công ty nào đó phải nói rõ để nhà tuyển dụng kiểm tra sự trung thực
- Tốt nghiệp trường nào? Đang học thì thời gian tốt nghiệp là khi nào?
- Nên cung cấp thông tin về trường THPT nếu ứng viên học trường chuyên
- Đang theo dự án, nghiên cứu nào?
- Kỹ năng xã hội? Các hoạt động nổi bật?
- Thông tin về công việc trước: chức vụ, công ty, mức lương,…
Qua những gì Việc Làm 24h chia sẻ, chúc bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc hoàn thiện hồ sơ xin việc của mình nhé! Hãy share bài viết nếu bạn thấy hữu ích.