1. “Hủy kèo”
Bất kỳ cuộc phỏng vấn nào cũng được nhà tuyển dụng dành thời gian và công sức để sắp xếp nhưng khi nó không mang lại thành quả gì với lý do không mấy thỏa đáng là ứng viên không tham gia vào phút cuối, cảm giác khó chịu là không thể tránh.
Để tránh tình trạng trên, trước mỗi buổi phỏng vấn, hãy gọi điện xác nhận một lần nữa rằng ứng viên sẽ tham gia, cách này giúp bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian của mình và của cả các ứng viên khác.
2. Không có sự chuẩn bị
Đó là kiểu người khi bạn hỏi họ một câu, họ ngập ngừng hay nhìn chằm chằm vào bạn một cách trống rỗng, thậm chí còn không chắc chắn về mô tả cụ thể của vị trí mình đang ứng tuyển. Mặc dù bực bội về kiểu ứng viên này nhưng bạn cần cho họ cơ hội, đặc biệt nếu họ là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Đôi khi, chỉ cần một chút kiên nhẫn bạn cũng có thể tìm được nhân viên sáng giá.
3. Mất tập trung
Quy tắc lắng nghe luôn đóng vai trò quan trọng trong một cuộc giao tiếp. Vì vậy, đây là yêu cầu tối thiểu đối với một người tìm việc. Nếu ứng viên chỉ trả lời ngắn gọn và đơn giản, không hào hứng thì nhà tuyển dụng nên gợi ý ứng viên rằng sự không nhiệt tình của họ sẽ tạo ra một ấn tượng xấu và khả năng được nhận rất thấp.
4. Nói dối
Với kinh nghiệm của mình, các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng phát hiện một người có đang nói dối hay không. Chắc chắn sẽ rất khó chịu khi phải nghe ứng viên ba hoa những điều không có thật về bản thân, điều này gây mất thời gian cho cả hai bên. Hãy kiểm tra sự trung thực của ứng viên bằng những câu hỏi cụ thể về nghề nghiệp và kỹ năng liên quan, hỏi càng sâu, ứng viên càng dễ sơ hở.
Hy vọng những gợi ý trên đây có thể giúp nhà tuyển dụng “bắt bài” ứng viên không phù hợp để đỡ mất thời gian và công sức trong quá trình tuyển nhân viên mới!