Hiện nay, căn bệnh mà rất nhiều người gặp phải mỗi khi đến cuối tháng đó là “viêm màng túi”. Sau nhận lương vài ngày thì tiền cũng từ đó bắt đầu “không cánh mà bay”. Có những người chỉ lo cho bản thân nhưng với số tiền 7 triệu/tháng vẫn không đủ. Lý do là gì?
Là người biết tính toán, trước đây thu nhập của tôi chỉ 5 triệu/tháng tôi vẫn sống thoải mái và để dư một ít tiền để học tiếng nói ngoài. Tôi có những mẹo chi tiêu giúp tôi điều chỉnh giữa các khoản tiền cho nhu cầu cá nhân, giải trí, tiết kiệm,… sao cho phù hợp và giúp tôi không bị túng thiếu vào những ngày cuối tháng. Nếu tôi cứ tiếp tục như thế thì chỉ trong vòng vài năm tôi có thể đủ tiền mua được căn hộ nhỏ cho mình.
Trước đây, tôi cũng giống như các bạn, chi tiêu không có kế hoạch, có lúc phải rơi vào cảnh túng thiếu. Nhờ phương pháp chi tiêu của tỷ phú Lý Gia Thành mà tôi mới sống vui khỏe như bây giờ. Để giúp các bạn không còn lo lắng về vấn đề tài chính, tôi đưa ra một vài chia sẻ của bản thân được rút ra từ quá trình chi tiêu những năm qua. Hy vọng sẽ giúp các bạn chi tiêu hợp lý với khoảng thu nhập 7 triệu/tháng.
Trước tiên, bạn hãy chia số tiền này thành 5 phần cho 5 quỹ lần lượt như sau:
Quỹ số 1: 3 triệu, dùng cho nhu cầu cá nhân hàng tháng
Số tiền này được dùng cho việc ăn uống, trả tiền cố định hàng tháng như tiền nhà, tiền điện nước và các chi phí tương tự khác. Với 60 ngàn mỗi ngày, bạn có thể ăn uống thoải mái, đầy đủ ba bữa. Có những người muốn tiết kiệm nhiều hơn thì họ thường chuẩn bị đồ ăn ở nhà cho bữa trưa và một phần để lại cho bữa tối. Chi phí cả 2 bữa chỉ dao động từ 30 – 40 ngàn. Phần tiền dư mỗi ngày họ sẽ chuyển sang quỹ khác và để dành cho sau này.
Quỹ số 2: 1.5 triệu, dùng để giao lưu bạn bè
Đây là tiền bạn dùng để đi chơi, giải tỏa áp lực sau những giờ làm việc căng thẳng cùng với người thân, bạn bè. Tùy vào mức độ thân thiết và tầm quan trọng của mối quan hệ mà bạn sẽ chi tiêu nhiều hay ít. Mỗi tháng bạn có thể đi chơi 2-3 lần, mỗi lần khoảng 300-500 ngàn. Bạn nên cố gắng tạo điều kiện để tụ tập, giao lưu cùng bạn bè. Đó có thể là bạn bè thân thiết hoặc những người bạn muốn học hỏi,…
Quỹ số 3: 1 triệu, dùng để đầu tư kiến thức
Với số tiền này bạn có thể sử dụng cho việc trau dồi kiến thức, phát triển bản thân như mua sách, tham gia các hội thảo, câu lạc bộ. Nếu bạn muốn đăng ký các khóa học chuyên môn nhưng với số tiền này thì vẫn chưa đủ. Bạn có thể tích lũy quỹ này trong vài tháng để đủ số tiền mua khóa học đó.
Trước khi quyết định chi khoảng tiền này, bạn nên tìm hiểu xem chúng có mang lại những lợi ích gì cho bạn hay không? Đây có phải là thứ bạn còn thiếu? Nếu không mua thì có cách nào khác không?
Quỹ số 4: 500 ngàn, dùng để đi du lịch và những hoạt động phục vụ cá nhân.
Tuy số tiền này nhỏ nhưng bạn có thể dùng để đi những nơi gần và những ngày lễ, cuối tuần. Nếu bạn đặt mục tiêu phải đi du lịch nơi nào đó xa hơn thì bạn có thể sử dụng số tiền này khi đã được tích góp dài hạn.
Với những chuyến đi xa, bạn sẽ tốn rất nhiều tiền nếu không những mẹo khi đi du lịch. Ví dụ như đi nước ngoài, bạn có thể đi theo hình thức “du lịch bụi” tự túc theo trào lưu ngày nay. Bạn chọn dịch vụ ở homestay thay vì ở khách sạn đắt tiền.
Quỹ số 5: 1 triệu, dùng để đầu tư
Số tiền này bạn có thể gửi tiết kiệm, mua chứng khoán nếu bạn có kiến thức về thị trường kinh doanh. Sau một thời gian, nếu mức sinh lời khá cao, bạn có thể dùng số tiền đó để đầu tư hoặc tự kinh doanh một mặt hàng tiềm năng nào đó. Lúc đó số tiền sẽ được nhân lên rất nhiều lần.
Hãy nhớ đừng không được giảm tiền bất kì quỹ nào để bỏ vào quỹ khác. Việc chăm lo cho bản thân là quan trọng nhất, khi bạn khỏe mạnh bạn mới có thể thực hiện những công việc khác. Nếu bạn cần ưu tiên hoạt động nào đó thì linh hoạt điều chỉnh số tiền cho mỗi quỹ, đừng nên quá khuôn mẫu.
Dù thu nhập của bạn có ít hay nhiều hơn 7 triệu thì cũng luôn chia chúng ra 5 quỹ theo tỷ lệ như trên. Làm như vậy nghĩa là bạn đang kiểm soát được nguồn tiền, tránh việc chi tiêu phung phí và luôn trong trạng thái chủ động với mọi tình huống.