Tinh thần đoàn kết được ví như một sợi dây mạnh mẽ, liên kết tình cảm các nhân viên. Đó là lý do vì sao team building trở thành chìa khóa quan trọng, giúp tạo nên sự gắn kết trong môi trường công sở. Đặc biệt, khi không có nhiều thời gian thì các trò chơi team building trong nhà không chỉ đóng vai trò kết nối các mối quan hệ đồng nghiệp mà còn mang đến những khoảnh khắc giải trí tuyệt vời, đáng nhớ giữa nhân viên với nhau. Vì thế, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay các trò chơi team building trong nhà phổ biến.
1. Trò chơi team building trong nhà là gì?
Trò chơi team building trong nhà là những hoạt động nhóm được thiết kế để tăng cường sự gắn kết và tương tác tích cực giữa các thành viên. Các hoạt động này thường diễn ra trong môi trường đóng, như trong văn phòng, hội trường, hoặc phòng họp, thay vì ngoại ô hoặc môi trường bên ngoài.
2. Ưu và nhược điểm của các trò chơi team building trong nhà
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian di chuyển: Các trò chơi team building trong nhà tận dụng không gian trống của văn phòng, phòng họp, hay phòng hội thảo, giảm thiểu thời gian di chuyển đến các địa điểm khác.
- Giảm chi phí tổ chức: Việc tổ chức trực tiếp tại văn phòng giảm chi phí đi lại, thuê hội trường, và chi phí ăn uống. Chỉ cần 1-2 người quản trò có thể duy trì hoạt động.
- Chương trình đơn giản mà vẫn vui: Trò chơi team building đơn giản nhưng tạo nên không khí sôi động, vui vẻ giữa các thành viên tham gia.
- Không bị tác động ngoại cảnh: Tổ chức trong không gian có mái che giúp mọi hoạt động diễn ra mà không bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi.
- Dễ kiểm soát chương trình: Với không gian hạn chế, người dẫn chương trình có thể dễ dàng quan sát và kiểm soát các hoạt động.
Nhược điểm
- Giới hạn về không gian: Tổ chức trong không gian hạn chế có thể gây cảm giác nhàm chán và hạn chế số lượng người tham gia.
- Mất hứng thú: Sự quen thuộc với văn phòng có thể làm giảm đi sự mới mẻ và hứng thú của người tham gia.
3. Trò chơi tập thể team building trong nhà cần chuẩn bị gì?
Khác với team building ngoài trời, trò chơi teamwork trong nhà không đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều vật dụng, với cách thức chơi đơn giản. Trước khi bắt đầu tổ chức team building trong nhà, ban tổ chức cần chuẩn bị sẵn:
Địa điểm vui chơi
Lựa chọn không gian vui chơi phù hợp với số lượng người tham gia, tạo điều kiện thoải mái và dễ chịu. Hạn chế sử dụng không gian kín, chật hẹp, và hầm bí.
Kế hoạch, timeline các trò chơi team building trong nhà
Xây dựng trước danh sách các trò chơi sẽ diễn ra trong team building trong nhà. Ưu tiên cho các trò chơi mang tính sáng tạo, phù hợp với văn hóa của công ty.
Xem thêm: Timeline là gì? Cách thiết lập và theo sát timeline để làm việc hiệu quả nhất
Dụng cụ, thiết bị phục vụ trò chơi
Chuẩn bị dụng cụ như bóng bay, loa âm thanh, giấy, bút, màu vẽ, ly, nhựa, chai, phần thưởng, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng trò chơi.
Người chơi
Xác định danh sách người chơi, bao gồm nhân viên công ty, giám đốc, trưởng bộ phận,…
4. Tổng hợp các trò chơi team building trong nhà siêu thú vị
4.1. Lắc giấy
Trò chơi lắc giấy là một hoạt động team building trong đó người chơi cố gắng loại bỏ các tờ giấy note được dán lên cơ thể mình mà không sử dụng tay.
- Số lượng: 5-6 người mỗi lượt chơi.
- Đạo cụ: Giấy note.
- Cách chơi: Quản trò sẽ phân chia số lượng đội chơi phù hợp với số lượng thành viên tham gia. Mỗi đội sẽ cử 1 thành viên để tham gia trò chơi và họ sẽ bị đối thủ dán 20 tờ giấy note khắp cơ thể. Người chơi phải sử dụng mọi cách, như lắc lư, nhảy, để làm cho các tờ giấy note rơi khỏi người mà không được phép sử dụng tay. Trong khoảng thời gian ngắn và nhanh nhất có thể, người chơi nào rơi được hết giấy note trên người sẽ giành chiến thắng.
4.2. Nối chữ: Trò chơi team building trong nhà được ưa chuộng
Trò chơi nối chữ là một trong các trò chơi team building trong nhà không cần đạo cụ phổ biến nhất được thực hiện trong những không gian hạn chế. Đặc trưng của trò chơi này là khả năng nhanh nhạy của người chơi, mang lại không khí giải trí và thư giãn.
Tuy nhiên, trò chơi này cũng gặp một số hạn chế, đó là không thể duy trì được trong thời gian dài.Người quản trò sẽ khó khăn trong việc duy trì không khí sôi nổi ban đầu và trò chơi có thể trở nên nhàm chán và thiếu sức hút.
- Số lượng: Từ 4 người trở lên.
- Đạo cụ: Không có.
- Cách chơi: Người chơi khởi đầu bằng cách nói một từ hai tiếng. Người chơi tiếp theo phải đưa ra một từ mới, bắt đầu bằng chữ kết thúc từ người chơi trước đó. Quá trình này lặp đi lặp lại theo vòng tròn và người nào không thể đưa ra từ mới hoặc nói từ không mang ý nghĩa sẽ bị loại
4.3. Bịt mắt đoán tên đồ vật
Trò chơi bịt mắt đoán tên đồ vật là một hoạt động giải trí thú vị trong đó người chơi sẽ đeo bịt mắt và cố gắng đoán tên của đồ vật họ đang cầm trong tay. Trò chơi này không chỉ mang lại sự hài hước và giải trí, mà còn thách thức khả năng tập trung và tương tác giữa những người chơi với nhau.
Trò chơi bịt mắt đoán tên đồ vật có sự hạn chế về số lượng người chơi, không thích hợp cho nhóm quá đông với hơn 10 người.
- Số lượng: Từ 4-8 người mỗi đội.
- Đạo cụ: Đồ bịt mắt cho người chơi, một hộp xốp, các đồ vật đặt trong thùng.
- Cách chơi: Hai đội sắp xếp thành hai hàng. Người chơi lần lượt đeo bịt mắt và sử dụng tay để chạm vào các đồ vật ở trong thùng. Nếu đội nào có số lượng đoán đúng tên nhiều đồ vật nhất trong thời gian ngắn, đội đó sẽ giành chiến thắng.
4.4. Vẽ tiếp sức
Trò chơi vẽ tiếp sức là một hoạt động thường được sử dụng để thúc đẩy sự đoàn kết trong đội nhóm. Với yếu tố sáng tạo và giải trí, trò chơi này không yêu cầu nhiều hoạt động hay phân loại người chơi. Sự giải trí trong trò chơi nằm ở khả năng tưởng tượng đa dạng và tài năng hội họa tiềm ẩn của người chơi, tạo ra những bức tranh hài hước và câu trả lời độc đáo.
Tuy nhiên, trò chơi yêu cầu không gian chơi đủ lớn. Nếu có quá nhiều người tham gia, không gian như phòng hội nghị sẽ là lựa chọn phù hợp.
- Số lượng: Từ 4-6 người mỗi đội.
- Đạo cụ: Mỗi thành viên trong một đội được trang bị một cây bút và một bảng trắng.
- Cách chơi: Các thành viên cùng đội xếp hàng và quay mặt về cùng một hướng. Người đầu tiên trong hàng nhận từ khóa gợi ý và vẽ nó trên bảng trắng, người tiếp theo nhìn vào bức tranh và vẽ lại từ khóa gợi ý mà họ nhìn thấy. Quá trình lặp lại này tiếp tục cho đến khi người cuối cùng phải mô tả thông điệp mà người đầu tiên truyền tải, sử dụng từ khóa của chương trình. Trong thời gian được quy định, đội nào đưa ra nhiều đáp án chính xác nhất sẽ là đội giành chiến thắng.
4.5. Đuổi hình bắt chữ: Trò chơi team building trong nhà tăng khả năng tư duy
Trò chơi đuổi hình bắt chữ là một trong các trò chơi team building trí tuệ trong nhà được nhiều người yêu thích. Đây là một trò chơi tương tác giữa việc nhìn và sự sáng tạo, thường được tổ chức để thách thức khả năng tư duy và kỹ năng ngôn ngữ của người chơi.
Mặc dù trò chơi này mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, nhưng một hạn chế nhỏ của nó là cần sự đổi mới trong cách chơi.
- Số người chơi: Không giới hạn.
- Đạo cụ: Hình ảnh, từ khóa, câu đố, ca dao, tục ngữ,…
- Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội có một thành viên đảm nhận vai trò gợi ý bằng cách sử dụng cử chỉ hoặc hành động để các thành viên còn lại hiểu và đoán đúng các từ khóa. Đội nào đoán đúng nhiều câu trả lời nhất và tuân thủ đúng luật chơi sẽ giành chiến thắng. Để tạo sự mới mẻ, có thể thay đổi cách thức chơi theo từng lượt.
4.6. Truy tìm kho báu
Trò chơi truy tìm kho báu đưa người chơi vào một trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn, đặc biệt là khi tham gia dưới hình thức đội nhóm. Trò chơi này không chỉ kích thích sự tò mò của người chơi mà còn thúc đẩy hoạt động não bộ và nâng cao tinh thần đồng đội.
Tuy nhiên, để trò chơi diễn ra suôn sẻ, người quản trò cần có một kịch bản rõ ràng cho trò chơi. Những từ khóa cần phải giải đố không nên quá khó hoặc quá dễ để phù hợp với đông người chơi. Đồng thời, trò chơi cũng cần được thiết kế sao cho có sự kết nối với các phòng ban khác nhau, tránh tình trạng một phòng ban chơi ảnh hưởng đến hoạt động công việc của các phòng ban khác.
- Số người chơi: Từ 8 người trở lên.
- Đạo cụ: Các đồ vật liên quan đến từ khóa.
- Cách chơi: Các đồ vật được đặt ngẫu nhiên trong các phòng. Người chơi có nhiệm vụ tìm kiếm đồ vật và giải mã từ khóa. Người chơi giải được nhiều từ khóa sẽ có cơ hội tìm kho báu. Người tìm được kho báu sẽ nhận được phần thưởng.
4.7. Thần giao cách cảm
Một trò chơi đơn giản thích hợp cho việc tổ chức trong nhà chính là trò chơi thần giao cách cảm. Đây là một hoạt động giúp kích thích trí tưởng tượng và hoạt động EQ (trí tuệ cảm xúc) của não bộ.
Tuy nhiên, trò chơi này có một giới hạn về số lượng người chơi. Mặc dù có thể tạo nhiều đội, nhưng tối đa chỉ nên có khoảng 5 đội, với mỗi đội gồm từ 5 đến 8 người, yêu cầu về không gian rộng lớn.
- Số người chơi: Từ 4 đến 8 người mỗi đội.
- Đạo cụ: Hình ảnh.
- Cách chơi: Các thành viên được chia thành các đội, mỗi đội có 4 – 8 người. Mỗi đội chọn một cặp để tham gia lượt chơi. Một người sẽ mô tả bức tranh mà họ nhìn thấy cho đồng đội thông qua hành động, trong khi đối tác phải đoán nội dung của bức tranh đó.
4.8. Tam sao thất bản
Trò chơi tam sao thất bản là một hoạt động trò chơi team building trong nhà mang tính giải trí thú vị kích thích tinh thần đồng đội và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên.
- Số người chơi: Mỗi đội gồm khoảng 4-5 người, xếp thành một hàng, và chọn một đội trưởng.
- Đạo cụ: Tai nghe
- Cách chơi: Mỗi thành viên trong đội đeo tai nghe với âm nhạc phát lớn, trừ đội trưởng. Nhiệm vụ của đội trưởng là nhận thông điệp từ ban tổ chức. Sau khi nhận thông điệp, đội trưởng nhanh chóng di chuyển đến đầu hàng để truyền đạt thông điệp cho các thành viên khác trong đội bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, thậm chí là bằng cách hét lớn, trong khi mọi người trong đội vẫn đang đeo tai nghe. Thông điệp được truyền từ đầu hàng đến cuối hàng theo thứ tự. Thành viên cuối cùng trong hàng chịu trách nhiệm đoán và truyền lại thông điệp chính xác với thông điệp ban tổ chức đã đưa ra.
4.9. Nhanh tay lẹ mắt: Trò chơi team building trong nhà kích thích sự nhạy bén
Trò chơi nhanh tay lẹ mắt là một gợi ý tuyệt vời cho việc tổ chức team building trong nhà, đặc biệt là để kích thích sự nhạy bén của người tham gia và tạo ra một không khí cạnh tranh tích cực.
Tuy nhiên, trò chơi này có thể trở nên nhàm chán đối với những nhân viên có tuổi hoặc có hướng nội. Việc tổ chức trò chơi cũng đòi hỏi một không gian đủ rộng lớn để đảm bảo sự thoải mái cho mọi người.
- Số người chơi: Từ 6 người trở lên.
- Đạo cụ: Một số đồ vật nhỏ như giày, chai nước.
- Cách chơi: Chia thành hai đội, mỗi đội có từ 6 đến 10 người. Các thành viên của hai đội đối mặt với nhau. Giữa mỗi cặp đối thủ là một chai nước hoặc giày. Người dẫn chương trình sẽ hô tên các bộ phận trên cơ thể như “mắt”, “tai” hoặc “cổ”. Người chơi sẽ đặt tay vào bộ phận được gọi khi nghe lệnh. Lệnh cuối cùng là cho việc lấy đồ vật ở giữa. Người nhanh chóng lấy được đồ sẽ là người chiến thắng, còn người thua sẽ nhận hình phạt.
4.10. Đoàn kết – kết đoàn
Trò chơi đoàn kết – kết đoàn là một trong các trò chơi team building tập thể sôi động, mang lại phút giây giải trí và giúp tất cả thành viên trong công ty kết nối với nhau. Tuy nhiên, một nhược điểm nhỏ của trò chơi là đòi hỏi không gian trải rộng, hội trường lớn.
- Số người chơi: Khoảng 20 người trở lên.
- Đạo cụ: Loa.
- Cách chơi: Các thành viên nắm tay nhau thành một vòng tròn. Khi có lệnh của người dẫn chương trình hô to “Đoàn kết – kết đoàn”, các thành viên sẽ di chuyển theo vòng tròn và đáp lại “Kết mấy? Kết mấy?”. Sau đó, người dẫn chương trình đọc một số từ 1 đến 8. Các thành viên sẽ xếp thành vòng tròn, theo số lượng vừa đọc. Những người không tạo thành nhóm sẽ bị loại và phải vào giữa tâm vòng tròn chịu phạt, trò chơi tiếp tục cho đến khi tìm được người chiến thắng.
4.11. Nghe nhạc đoán bài
Trò chơi nghe nhạc đoán bài hát là một hoạt động giải trí sôi động, giúp tạo nên không khí vui vẻ và gần gũi trong công ty.
- Số người chơi: Từ 10 người trở lên.
- Đạo cụ: Một chiếc loa phát nhạc.
- Cách chơi: Chuẩn bị một danh sách phát nhạc hoặc playlist gồm các bài hát nổi tiếng và đa dạng nhiều thể loại khác nhau. Chia nhóm thành các đội hoặc chơi cá nhân. Người dẫn chương trình sẽ chơi một đoạn ngắn từ mỗi bài hát. Người chơi hoặc đội chơi cố gắng đoán tên bài hát và nghệ sĩ trong khoảng thời gian ngắn. Đội hoặc người chơi đầu tiên đoán đúng sẽ nhận điểm Cuối cùng, đội hoặc người chơi có số điểm cao nhất là người chiến thắng.
4.12. Đoán tên món ăn
Trò chơi đoán tên món là một trò chơi team building trong nhà vô cùng thú vị, liên quan đến vị giác. Trò chơi này mang lại ưu điểm lớn nhất là tạo ra tiếng cười thư giãn và gắn kết giữa đồng nghiệp với nhau, chi phí tổ chức khá thấp do sử dụng những đồ ăn có sẵn trong công ty.
Tuy nhiên, trò chơi này có nhược điểm là giới hạn về số lượng người tham gia, phù hợp với đội nhóm có từ 5 đến 10 người.
- Số người chơi: Từ 5 đến 10 người mỗi đội.
- Đạo cụ: Những món ăn đa dạng như trái cây, bánh ngọt và các món khác có sẵn tại công ty.
- Cách chơi: chia thành viên thành các đội, mỗi đội chọn một người để nếm thử tất cả các món ăn được chuẩn bị trên bàn. Người chơi sử dụng từ ngữ chỉ vị giác để mô tả các món ăn đã nếm. Các thành viên còn lại không được nếm thử các món ăn, phải dựa vào gợi ý của đồng đội để đoán tên món ăn đó. Đội nào đoán được tên các món ăn nhanh nhất là đội giành chiến thắng.
5. Những lưu ý khi tổ chức trò chơi team building trong nhà
Tạo không khí vui vẻ và thân thiện
Mục tiêu của các trò chơi team building trong nhà là tạo ra không khí thoải mái và thân thiện để mọi người có thể thoải mái tham gia. Sử dụng âm nhạc, trang trí và các yếu tố khác để tạo không khí tích cực.
Chú ý đến sự an toàn của các trò chơi team building trong nhà
Đảm bảo rằng mọi trò chơi và hoạt động được thiết kế an toàn cho tất cả các thành viên tham gia.
Thưởng, phạt rõ ràng
Để tránh xảy ra bất kỳ hiểu lầm hay tranh cãi nào trong quá trình chơi, việc quy định rõ ràng về cách thức chơi, các luật lệ, hình phạt và phần thưởng là hết sức quan trọng.
Lắng nghe phản hồi
Thu thập phản hồi từ các thành viên sau mỗi trò chơi để cải thiện các hoạt động tiếp theo.
Tổng hợp góp ý
Ghi chép lại các điểm mạnh và điểm yếu của các trò chơi. Sử dụng kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động team building tốt hơn trong tương lai.
Tạm kết
Tổ chức các trò chơi team building trong nhà không chỉ mang lại những giây phút giải trí sôi động mà còn là cơ hội tuyệt vời để củng cố mối quan hệ và nâng cao tinh thần đồng đội.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của Vieclam24h.vn về các trò chơi team building trong nhà có thể giúp bạn có thêm nhiều gợi ý để tổ chức trong công ty của mình. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24.vn nhé!
Đặc biệt, các bạn có thể sử dụng công cụ tạo CV online hoàn toàn miễn phí và gửi CV trên bài đăng tuyển dụng chỉ trong vài phút trên Vieclam24h.vn.
Xem thêm: Team Bonding là gì, những hoạt động Team Bonding cực vui cho dân văn phòng