12 đức tính cần có để bạn “bén duyên” với nghề giáo

1. Nghiêm trang

Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nghiêm trang thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và trật tự, được thể hiện qua lời nói, ánh mắt nhìn, cách đi đứng, cử chỉ, nét mặt, cách cư xử của bạn khi đứng trên bục giảng.

2. Thinh lặng

Giáo viên tránh nói điều không cần nói và chỉ nói điều cần nói

Để tránh nói điều không cần nói và nói điều cần nói thì thinh lặng là đức tính cần thiết đối với người giáo viên.Thinh lặng giúp lớp học trật tự và yên tĩnh trong lớp học, ngoài ra thinh lặng giúp bạn giữ gìn sức khỏe. Bạn có thể dùng kí hiệu để thay lời nói. Giáo viên nói ít và nói ngay vào điểm chính làm cho học sinh chú ý, ghi nhớ, và học.

Giáo viên nên tránh những điều sau:

  • Nói điều không cần thiết hoặc thinh lặng khi cần phải nói
  • Nói chuyện quá lâu với một số học sinh, phụ huynh, người bên ngoài và đồng nghiệp.
  • Nói quá nhiều, quá nhanh, quá chậm, quá lớn, quá nhỏ, quá trầm, không rõ ràng.

3. Khiêm tốn

Đức tính khiêm tốn giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình. “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?

Một giáo viên tốt giỏi sẽ khiêm tốn trong suy nghĩ, nhận biết sự thiếu thốn của mình, khiêm tốn trong lòng, yêu mến sự hèn mọn của mình, khiêm tốn trong hành vi, đảm nhận mọi hậu quả hành vi của mình. Khiêm tốn giúp giáo viên chia sẻ tri thức của mình một cách đơn sơ, bởi vì các trẻ em đây là trẻ nghèo, trẻ lao động. Khiêm tốn giúp giáo viên có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không đón chào nơi trường học, ví dụ như ban Giám hiệu không thân thiện, nâng đỡ và từ phía học sinh ngỗ nghịch, vô lễ, quậy phá….

4. Cẩn trọng

12 đức tính để biết bạn và ngành giáo có duyên với nhau hay không

Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh.

Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh. Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ (điều đã học, kinh nghiệm của người khác), trí thông minh (làm cho bài học thích hợp với học sinh), dễ dạy (sẵn sàng học thêm điều mới), kỹ năng (dùng phương tiện, cách thế nào đem lại thành công), lý luận (lý luận hợp lý để tránh sai lầm), lo xa (nhận biết trong trí điều gì sẽ xảy ra), thận trọng (xem xét kế hoạch cẩn thận trước khi áp dụng), đề phòng (tránh những phiền phức có thể xảy ra. Ví dụ, không ở riêng với học sinh mà không có ai đó nhìn thấy

5. Khôn ngoan

Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức giúp bạn biết cư xử hành xử một cách khéo léo với tất cả mọi người. Ngoài ra khôn ngoan mang lại cho bạn hiểu biết, yêu mến và hoàn thành tất cả mục đích mà giáo viên đảm nhận.

6. Kiên nhẫn

Kiên nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn. Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử thô bạo, hành xử bạo lực, đánh đập, và sửa phạt bất công.

7. Dè dặt

Đức tính dè dặt giúp giáo viên suy nghĩ, phát biểu và hành xử trong vừa phải, thận trọng và nhún nhường. Thật là quan trọng học biết cách suy xét sự việc cẩn thận và đánh giá đúng. Đức tính dè dặt sẽ giúp giáo viên làm chủ mình trong những tình huống có thể làm giáo viên tức giận, tránh được những gì là không xứng hợp.

8. Hiền lành

12 đức tính để biết bạn và ngành giáo có duyên với nhau hay không

Hãy dạy học bằng tất cả tình yêu thương

Đối với một nghề giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng. Hiền lành giúp bạn có được tình cảm không chỉ trong môi trường giáo dục mà cả ngoài xã hội. Nếu bạn dạy học bằng tất cả tình yêu thương thì sẽ giúp bạn sớm gặt hái được thành công. Và bạn là một giáo viên hiền lành thì qua bao thế hệ học trò bạn vẫn được nhớ đến.

9. Nhiệt tình

Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng. Bạn hãy sẵn sàng hướng dẫn chỉ dạy tận tình và giúp đỡ các em. Biết quan tâm học sinh của mình. “Nếu là con chim chiếc lá thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh, sống là cho đâu phải giữ riêng mình”.

10. Tỉnh thức

Đức tính tỉnh thức giúp giáo viên hoàn thành bổn phận một cách chăm chỉ và cẩn thận. Giáo viên cần đức tính này cho chính mình và học sinh. Giáo viên tỉnh thức với bản thân, ví dụ, xem xét bản thân mình, cảm xúc, cách sử dụng các giác quan… để hoàn thành bổn phận cách xứng đáng. Giáo viên tỉnh thức với học sinh để học sinh học tốt hơn, nhất là đối với những học sinh cá biệt.

11. Lòng tin

12 đức tính để biết bạn và ngành giáo có duyên với nhau hay không

Sự tin tưởng của bạn sẽ là động lực để học sinh phấn đấu và cố gắng.

Trước hết bản thân người giáo viên cũng phải xây dựng cho học sinh lòng tin lòng tin đối với cô giáo thầy giáo với nhà trường và với xã hội. Bên cạnh đó thì người giáo viên cũng phải đặt lòng tin vào học sinh của mình. Sự tin tưởng của bạn sẽ là động lực để học sinh phấn đấu và cố gắng.

12. Rộng lượng

Đức tính rộng lượng giúp giáo viên hy sinh một cách tự nguyện những sở thích cá nhân cho những người khác. Đây không phải là đức tính thông thường và phổ biến, nhưng là một đức tính cao thượng. Đây là sự hy sinh lớn lao, bởi vì giáo viên dâng cả đời mình, sẵn lòng làm một việc cao cả vì người khác, cụ thể là dạy dỗ trẻ, nhất là trẻ nghèo.

Nguồn: Sưu tầm 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục