1. Xác định công việc trước khi tuyển nhân viên
Đầu tiên, bạn hãy phân tích công việc một cách cụ thể bao gồm việc thu thập thông tin về nhiệm vụ, trách nhiệm, kỹ năng cần thiết, kết quả và môi trường làm việc của một công việc cụ thể. Thông tin từ việc phân tích sẽ giúp bạn phát triển bản mô tả công việc cho nhân viên mới. Từ bản mô tả công việc, bạn có thể lên kế hoạch cho chiến lược tuyển dụng của mình. Công việc này có thể thực hiện qua mail nếu các nhóm phụ trách tuyển nhân viên đã làm việc cùng nhau thường xuyên.
2. Vạch sẵn những đặc điểm mà bạn mong muốn ở ứng viên
Sau khi có mô tả công việc, nhà tuyển dụng cần lên danh sách những đặc điểm ở người tìm việc mà bạn đang mong đợi . Danh sách trên có thể dựa vào các tiêu chí như trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách. Từ việc đối chiếu danh sách này với sơ yếu lý lịch, đơn xin việc và phỏng vấn, chúng ta đã có thể lọc được một số ứng viên không đạt yêu cầu.
3. Tham khảo danh sách tuyển dụng nhân viên
Việc kiểm tra danh sách nhân viên đã được tuyển dụng sẽ giúp bạn hệ thống hóa quy trình tuyển và đào tạo một nhân viên. Ngoài ra, bạn sẽ hình dung được đâu là ứng viên tiềm năng có thể gắn bó lâu dài với công ty.
4. Tạo quan hệ tốt với ứng viên tiềm năng
Nếu đã “chọn mặt gửi vàng” một ai đó thì đừng quên phát triển mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng trước khi đưa ra lời đề nghị tuyển dụng. Những ý tưởng này sẽ giúp bạn trong việc tuyển dụng một nhóm lớn các ứng cử viên cho các vị trí quan trọng.
Qúa trình tuyển dụng thường gây mất nhiều thời gian, hy vọng những mẹo nhỏ trên đây có thể giúp các nhà quản lý tìm được nhân viên giỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả.