Đằng sau thành công của những tác phẩm điện ảnh, truyền hình là công sức và tâm huyết của biên kịch. Họ là người chấp bút để tạo nên các kịch bản chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu giải trí trong xã hội hiện đại ngày nay mà ngành biên kịch ngày càng phát triển và đón nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy biên kịch là gì, ngành biên kịch là làm gì? Mời bạn đọc đón đọc qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.
Biên kịch là gì? Biên kịch tiếng Anh là gì?
Biên kịch, hay còn được gọi là nhà biên kịch (screenwriter), là người sáng tạo nội dung lời thoại, cảnh quay trong các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình, chương trình truyền hình, phim hoạt hình,… Họ là những người sáng tạo cốt truyện hấp dẫn, hòa quyện các tình tiết được liên kết giữa bối cảnh, con người và lời thoại với diễn biến, cao trào và kết cục rõ ràng.
Công việc của biên kịch cần phối hợp chặt chẽ với nhà văn hoặc tiểu thuyết gia để đưa ý tưởng thành kịch bản hoàn chỉnh và sẵn sàng sản xuất. Đồng thời, trong lĩnh vực phim ảnh, biên kịch phải theo sát đoàn phim, phối hợp ăn ý cùng đạo diễn và diễn viên, để bộ phim được quay hoàn chỉnh và thể hiện hết ý nghĩa kịch bản trong từng phân đoạn.
Công việc của nhà biên kịch là làm gì?
Tư duy sáng tạo và khả năng viết lách điêu luyện là hai phẩm chất cơ bản mà một biên kịch phải sở hữu. Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ không chỉ dừng lại ở việc viết kịch bản mà còn trải rộng sang các khâu tạo nội dung và tương tác với những người có liên quan khác trong quá trình sản xuất.
Dưới đây là những công việc chính mà biên kịch thực hiện:
- Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích kịch bản theo yêu cầu của đạo diễn, nhà sản xuất. Đồng thời, đảm bảo kịch bản được xây dựng phù hợp với đối tượng khán giả mục tiêu.
- Sáng tác nội dung câu chuyện với bối cảnh, nhân vật, cốt truyện và lời thoại hợp lý, khả thi để có thể dựng thành phim.
- Chỉnh sửa kịch bản dựa theo yêu cầu và góp ý từ đạo diễn hoặc nhà sản xuất để kịch bản được hoàn chỉnh nhất.
- Trong quá trình quay phim, biên kịch phải phối hợp ăn ý với đạo diễn và diễn viên, giúp diễn viên hoàn thiện cảnh quay và lột tả chân thật cảm xúc của nhân vật trong từng phân cảnh.
- Biên kịch là cầu nối quan trọng trong quá trình sản xuất, phải thấu hiểu ý tưởng của đạo diễn và nhà sản xuất để tạo ra các bộ phim thú vị, các chương trình giải trí thu hút người xem.
Hoàn thành một kịch bản không phải việc dễ dàng, có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm, tùy vào sự phức tạp và chi tiết của nội dung câu chuyện. Hơn nữa, thời gian để kịch bản nhận được sự chú ý và chấp nhận từ nhà sản xuất cũng khó có thể nói trước được, thậm chí phải mất rất nhiều năm.
Một kịch bản xuất sắc sẽ nhận được sự săn đón từ các nhà sản xuất, đương nhiên quá trình sản xuất cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ. Do đó, nhà biên kịch phải tạo ra những tác phẩm xuất sắc, độc đáo và phù hợp với thị hiếu của người xem để gặt hái thành công trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình.
Học ngành biên kịch ở đâu? Các khóa học biên kịch phổ biến hiện nay
Hiện nay, các bạn quan tâm ngành biên kịch có thể tham khảo trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội để theo học ngành biên kịch chính quy. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham khảo trường Sân khấu Điện ảnh HCM và Đại học Hoa Sen hoặc các khóa học biên kịch từ các trung tâm tiêu biểu hiện nay như:
- Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng điện ảnh TDP
- Trung tâm điện ảnh ABV
- Trung tâm Tư vấn và đào tạo báo chí – truyền thông
- Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Thăng Long
Ngành biên kịch thu nhập “khủng”: Có phải là sự thật?
Thật ra, thu nhập của biên kịch viên còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Loại hình công việc: Biên kịch có thể làm việc cho các dự án điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, trò chơi điện tử, và nhiều lĩnh vực khác, mức lương sẽ thay đổi tùy theo loại công việc mà họ thực hiện.
- Tính chất của dự án: Những dự án có ngân sách cao, được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng thường dẫn đến mức thu nhập của biên kịch cũng cao không kém.
- Kinh nghiệm và danh tiếng: Biên kịch có kinh nghiệm và danh tiếng trong ngành thường có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn.
Mức thu nhập trung bình của nghề biên kịch dao động từ 20 – 30 triệu đồng/dự án, con số này có thể gần cả trăm triệu đồng dựa vào độ nổi tiếng của nhà biên kịch và thành công của dự án. Có thể nói, biên kịch là một trong những công việc hấp dẫn với cơ hội sáng tạo và tương lai đầy triển vọng.
Ngành biên kịch có tương lai không? Cơ hội nghề nghiệp của biên kịch là gì?
Ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình ngày càng phát triển, nhu cầu tuyển biên kịch cũng không ngừng tăng cao. Các công ty sản xuất, hãng truyền thông,… thường tìm kiếm các biên kịch tài năng để tham gia vào các dự án quan trọng. Dưới đây các vị trí biên kịch phổ biến hiện nay:
- Biên kịch điện ảnh và truyền hình: Sáng tạo kịch bản cho các bộ phim, chương trình truyền hình, phim tài liệu, gameshow,…
- Biên kịch trò chơi điện tử: Viết kịch bản cho các nhân vật, nhiệm vụ và cốt truyện trong trò chơi.
- Biên kịch quảng cáo
- Biên kịch phim hoạt hình
Những tố chất cần thiết để trở thành biên kịch là gì?
Để trở thành một biên kịch xuất sắc, có một số tố chất quan trọng mà bạn cần phải trau dồi và phát triển.
Kỹ năng viết lách
Nắm vững kỹ thuật viết lách và phát triển ý tưởng, câu chuyện, bối cảnh, nhân vật,… là những yếu tố cần thiết để nhà biên kịch viết được một kịch bản chất lượng. Kỹ năng viết chính là chìa khóa, giúp biên kịch tạo ra những ý tưởng độc đáo và mới mẻ cho từng loại kịch bản khác nhau.
Tinh thần sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú
Tinh thần sáng tạo là chìa khóa giúp biên kịch tiếp cận vấn đề sáng tạo và xây dựng nên những câu chuyện đầy độc đáo, cuốn hút. Biên kịch là người dám khai phá những ý tưởng mới, không ngại đối mặt trước những thử thách và giới hạn để đưa ra những kịch bản mang tính đột phá, khác biệt.
Ngoài ra, kỹ năng sáng tạo giúp biên kịch nhìn nhận và diễn tả bối cảnh, nhân vật, cốt truyện từ góc nhìn riêng, từ đó tạo ra những tác phẩm độc nhất vô nhị. Đây còn là nguồn động lực để biên kịch không ngừng cải tiến, phát triển bản thân và tìm kiếm những cơ hội mới.
Kỹ năng quản lý thời gian tốt
Một kịch bản được hoàn thiện không phải việc dễ dàng, ngày một ngày hai là xong. Biên kịch cần phải tốn rất nhiều thời gian để lên ý tưởng, viết, đọc và chỉnh sửa. Hơn nữa, trong quá trình viết kịch bản, biên kịch cần tập trung cao độ và tham khảo, nghiên cứu rất nhiều tài liệu để triển khai bối cảnh, nhân vật, sự kiện một cách chân thật và chính xác nhất.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
Học hỏi không ngừng
Tinh thần học hỏi và nâng cấp bản thân là triết lý quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực nào, và việc trở thành một biên kịch xuất sắc cũng không ngoại lệ. Để tiến bộ và đạt được thành công trong ngành biên kịch, bạn cần luôn cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm và khám phá những xu hướng mới. Nhờ đó, biên kịch có thể duy trì tinh thần nhiệt huyết và tận dụng những cơ hội để phát triển bản thân hơn.
Đam mê và nhiệt huyết với nghề biên kịch
Đam mê là nguồn cảm hứng vô tận trên hành trình trở thành một biên kịch chuyên nghiệp. Nhờ đó, biên kịch có thể không ngừng học hỏi, khám phá những điều mới mẻ và vượt qua những khó khăn, thử thách trên hành trình thành công. Đam mê cũng giúp biên kịch tự tin đối mặt với những ý kiến trái chiều từ khán giả, từ đó phát triển và hoàn thiện kỹ năng để đi xa hơn trong ngành biên kịch.
Kết luận
Ngành biên kịch đóng một vai trò không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình, mang đến những câu chuyện tuyệt vời và những phút giây giải trí hay cảm xúc sâu sắc cho khán giả. Nếu bạn có đam mê sáng tạo, viết lách và luôn muốn tạo ra những câu chuyện độc đáo, sinh động thì ngành biên kịch là một ngành tuyệt vời mà bạn nên thử sức mình. Việc Làm 24h tin rằng thông qua những thông tin hữu ích về ngành biên kịch, các bạn có thể tham gia các khóa học biên kịch phù hợp và bắt tay xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này thành công.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc cần những gì? Cập nhật đầy đủ và mới nhất