Brand Manager là gì? Quản lý thương hiệu lương cao không?

Để xây dựng và phát triển một thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần có đội ngũ Brand Manager tài năng và giàu kinh nghiệm. Brand Manager là gì, làm gì? Mức lương Brand Manager có cao không, cơ hội việc làm thế nào? Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Brand Manager là gì?

Brand Manager là quản lý thương hiệu, chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm cụ thể. Họ là những người kiến tạo hình ảnh, định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng và đảm bảo sự nhất quán của giá trị thương hiệu trên tất cả các kênh truyền thông.

Công việc của Brand Manager là gì?

brand manager là gì
Công việc của Brand Manager là gì, có khó không?

1. Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh

  • Nghiên cứu, thu thập và phân tích thị trường, xu hướng tiêu dùng, hành vi của khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. 
  • Xác định vị thế hiện tại của thương hiệu trên thị trường. 
  • Cập nhật xu hướng thị trường và tìm kiếm cơ hội phát triển thương hiệu.

2. Định vị thương hiệu

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Brand Manager, họ sẽ là người xây dựng phong cách và đặc điểm riêng cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ. 

  • Xác định đặc điểm, giá trị cốt lõi và và lợi thế cạnh tranh mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. 
  • Đảm bảo tính cách thương hiệu hoà hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược và mục tiêu doanh nghiệp. 
  • Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng đến để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.
  • Lên ý tưởng, hoạch định chiến lược định vị thương hiệu và thâm nhập thị trường, đảm bảo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Phát triển và quản lý danh mục thương hiệu, bao gồm logo, tên thương hiệu, slogan,… 
  • Quản lý hình ảnh thương hiệu nhất quán trên các kênh truyền thông hoặc điểm tiếp thị khác nhau.
  • Phát triển các chiến dịch quảng cáo, truyền thông để tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy tương tác với khách hàng.

3. Xử lý khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra bất ngờ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu, do đó, Brand Manager cần có khả năng xử lý khủng hoảng hiệu quả.

  • Xác định và đánh giá các tình huống khủng hoảng truyền thông có thể ảnh hưởng đến thương hiệu. 
  • Thực hiện kế hoạch giải quyết khủng hoảng truyền thông và phục hồi danh tiếng thương hiệu sau khủng hoảng.

4. Quản lý ngân sách chiến dịch truyền thông

Brand Manager cần quản lý ngân sách cho các chiến dịch truyền thông. Nhờ đó, đảm bảo sử dụng ngân sách hiệu quả để đạt được mục tiêu chiến dịch và tạo ra ROI cao nhất.

  • Xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch truyền thông, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định các kênh truyền thông hiệu quả nhất.
  • Dự trù chi phí cho các hoạt động truyền thông khác nhau, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự,…
  • Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách theo từng giai đoạn của chiến dịch, đảm bảo triển khai các hoạt động truyền thông trong phạm vi ngân sách.

5. Quản lý quan hệ đối tác

Brand Manager giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp, công ty quảng cáo, đại diện PR,… 

6. Quản lý và giám sát đội ngũ

Quản lý thương hiệu dẫn dắt và hướng dẫn đội ngũ nhân viên, đảm bảo họ thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt được mục tiêu chung của bộ phận Marketing. 

  • Xác định mục tiêu và chiến lược phát triển thương hiệu, từ đó xây dựng kế hoạch và phân chia nhiệm vụ cụ thể.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của từng thành viên dựa trên những tiêu chí cụ thể.
  • Phát triển và đào tạo đội ngũ nâng cao năng lực, kỹ năng công việc.
  • Tạo động lực và thúc đẩy đội ngũ phát huy hết năng lực công việc.

KPI công việc của Brand Manager là gì?

brand manager là gì
KPI công việc của Brand Manager là gì?

Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness)

  • Tỷ lệ khách hàng biết đến thương hiệu.
  • Số lượng người truy cập website của thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Số lượng người theo dõi mạng xã hội.
  • Mức độ tương tác (thích, bình luận, chia sẻ) trên các bài đăng mạng xã hội.
  • Tỷ lệ hài lòng của khách hàng.
  • Thị phần thương hiệu trên thị trường.
  • Giá trị thương hiệu.

Xem thêm: Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng

Hiệu quả marketing (Marketing Performance)

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký, tải xuống,…).
  • Doanh thu bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Lợi tức đầu tư (ROI): Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với số vốn đầu tư cho các hoạt động marketing.
  • Chi phí thu hút khách hàng (CAC): Chi phí trung bình để thu hút một khách hàng mới.
  • Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV): Doanh thu trung bình mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt thời gian họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Mức độ hiệu quả hoạt động (Operational Efficiency)

  • Hiệu quả sử dụng ngân sách.
  • Năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên: Số chiến dịch Marketing được triển khai, số bài quảng cáo, số Email Marketing,…
  • Mức độ hài lòng của nhân viên: Mức độ hài lòng của nhân viên trong bộ phận Marketing.
  • Tỷ lệ lưu giữ nhân viên: Tỷ lệ nhân viên trong bộ phận Marketing gắn bó lâu dài.

Brand Manager cũng có thể sử dụng các KPI khác phù hợp với mục tiêu và chiến lược Marketing cụ thể của doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm Brand Manager

Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động Marketing và Branding đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng Brand Manager ngày càng tăng cao. Các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cần Brand Manager để xây dựng và quản lý thương hiệu. 

Cơ hội việc làm Brand Manager không chỉ giới hạn ở các công ty quảng cáo, truyền thông mà còn mở rộng sang nhiều ngành nghề khác nhau như FMCG, công nghệ, bán lẻ, bất động sản,… 

Nhiều việc làm về Brand Marketing mà bạn có thể khám phá trên Vieclam24h.vn, hãy tham khảo mô tả công việc, yêu cầu vị trí, mức lương, chế độ đãi ngộ chi tiết trước khi ứng tuyển nhé! 

Mức lương Brand Manager có cao không?

Mức lương của Brand Manager phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng, ngành nghề, quy mô doanh nghiệp,… Nhìn chung mức lương của Brand Manager khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 20 – 50 triệu đồng/tháng, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng. 

Làm thế nào trở thành Brand Manager?

brand manager là gì
Cách hiệu quả nhất để trở thành Brand Manager là gì?

Khóa học Brand Manager

Để trở thành Brand Manager, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn về Marketing, Branding và kinh doanh. Các chuyên ngành phù hợp mà bạn có thể theo đuổi như Marketing, Digital Marketing, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Luật,… 

Các bạn có thể tham khảo một số khóa học Brand Manager để nâng cao kiến thức và thực hành thực chiến. Các khóa học Brand Manager trực tiếp được đánh giá cao như Khóa học Brand Management Excellence tại AIM Academy, Khóa học Brand Development tại Tomorrow Marketers,… 

Bbạn có thể đăng ký các khóa học Brand Manager trực tuyến như:

Kỹ năng quan trọng của Brand Manager là gì?

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng: Kỹ năng này giúp Brand Manager tạo ra các chiến lược Marketing hiệu quả, định vị hình ảnh thương hiệu kết nối với nhận thức người tiêu dùng. 

Tư duy chiến lược, sáng tạo: Hiểu rõ thị trường, vị thế hiện tại của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là kỹ năng cần có của một Brand Manager chuyên nghiệp. Tư duy chiến lược giúp Brand Manager định hình mục tiêu và phát triển các chiến lược đường dài cho thương hiệu. 

Nắm rõ nguyên tắc quản lý thương hiệu: Đây là yếu tố quan trọng để thương hiệu tồn tại bền vững trong nhận thức khách hàng.

Kỹ năng lãnh đạo: Brand Manager phải làm việc với nhiều bên liên quan như bộ phận Marketing, Design, Content,…. hoặc các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, agency và khách hàng. Kỹ năng lãnh đạo giúp Brand Manager thúc đẩy sự hợp tác tích cực giữa các bên để đạt được mục tiêu chung. 

Khả năng giải quyết vấn đề: Nhiều thách thức mà Brand Manager phải đối mặt như quản lý tài chính, đối thủ cạnh tranh,… Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp Brand Manager bình tĩnh xử lý và đưa ra quyết định thông minh.

Kỹ năng giao tiếp: Brand Manager là cầu nối quan trọng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp như Marketing, Creative, Design, Bán hàng, Sản xuất, Kinh doanh,… Kỹ năng giao tiếp giúp Brand Manager truyền đạt thông tin, ý tưởng, mục tiêu thương hiệu để kết quả cuối cùng đạt được mục tiêu.

Kỹ năng phân tích số liệu: Kỹ năng này giúp Brand Manager nhận định tình hình thực tế và theo dõi hiệu quả các chiến lược Marketing chính xác. 

Kết luận

Danh tiếng thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Với những ai đam mê Marketing và mong muốn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, Brand Manager là lựa chọn nghề nghiệp đầy hứa hẹn. Vị trí này mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. 

Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ Brand Manager là gì và có quyết định phù hợp. Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Direct Marketing là gì? Áp dụng tiếp thị trực tiếp ra sao để doanh thu khủng?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục