Trong những năm gần đây, khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, Kỹ sư cầu nối (BRSE) ngày càng chứng tỏ độ HOT với cơ hội thăng tiến và mức thu nhập khủng đối với các bạn trẻ theo đuổi chuyên ngành công nghệ thông tin. Vậy BRSE là gì? Công việc của BRSE là làm gì? Nếu bạn đang quan tâm vị trí này, bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ dành cho bạn.
BRSE là gì?
Bridge Software Engineer (BRSE) là kỹ sư cầu nối làm việc tại các công ty sản xuất và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin (outsourcing). Kỹ sư cầu nối BRSE là người làm việc trực tiếp với khách hàng và chịu trách nhiệm truyền đạt yêu cầu của khách hàng tới team dự án, đảm bảo hai bên hiểu rõ mục tiêu của nhau và hợp tác suôn sẻ, thuận lợi.
Kỹ sư cầu nối thường là trung gian thuê nhân lực nước ngoài để làm ra các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Muốn vậy, kỹ sư cầu nối BRSE phải theo sát dự án từ đầu tới cuối và nắm rõ quy trình làm việc để có thể đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời.
Công việc của kỹ sư cầu nối BRSE là làm gì?
Công việc của BRSE phụ thuộc vào từng giai đoạn, quy mô và tính chất dự án. Tuy nhiên, công việc chính của kỹ sư cầu nối BRSE thường như sau:
Bridge System Engineer (BRSE) = Developer + Business Analyst (BA) + Tester + Project Manager (PM) + Communicator.
Cụ thể hơn thì, công việc của kỹ sư cầu nối BRSE chia thành 3 giai đoạn như sau:
Ở giai đoạn pilot (chào hàng), việc xây dựng team dự án chuyên môn là điều không cần thiết. Hơn nữa, để đảm bảo mọi tài liệu đều được bảo mật, BRSE sẽ là người thực hiện từ A-Z như liên hệ, trao đổi và phân tích yêu cầu khách hàng; lên kế hoạch thực hiện; trực tiếp code và test cho ra sản phẩm demo để chào hàng. Vậy BRSE = BA + PM + Dev + Tester + Communicator.
Khi dự án chính thức được triển khai, kỹ sư cầu nối BRSE sẽ chịu trách nhiệm quản lý task, giám sát team dự án thực hiện theo đúng yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng. BrSE cũng là người nghĩ các phương án nhằm tăng năng suất cho nhóm dự án. Đồng thời, BRSE sẽ báo cáo tiến độ và tiến hành thương lượng với khách hàng khi có vấn đề phát sinh. Lúc này: BRSE = BA external + PM external + Hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết
Giai đoạn kết thúc, BRSE sẽ là người review sản phẩm trước khi gửi cho khách hàng
Nghiệp vụ của kỹ sư cầu nối BRSE là gì?
Nghiệp vụ Developer – Lập trình viên (Dev)
BRSE phải có kiến thức về lập trình và kỹ thuật phần mềm để hiểu rõ yêu cầu kỹ thuật của dự án và đảm bảo rằng dự án được triển khai theo các tiêu chuẩn nhất định.
Xem thêm: Dev là gì? Tất tần tật về lộ trình phát triển và mức lương cho người làm dev
Nghiệp vụ Business Analyst – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA)
BRSE cần phải hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của dự án và yêu cầu từ phía khách hàng. Họ sẽ tham gia vào việc phân tích và diễn giải yêu cầu kinh doanh cho nhóm dự án, đảm bảo rằng dự án đáp ứng được mục tiêu kinh doanh.
Xem thêm: Tâm sự Business Analyst ngành du lịch: Sẵn sàng chuyển đổi số bản thân để bám trụ với ngành
Nghiệp vụ Tester – Kiểm duyệt
BRSE kiểm tra để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của sản phẩm.
- Kiểm thử chất lượng phần mềm.
- Xác định lỗi, ghi nhận, mô tả, báo cáo vấn đề và đề xuất cách khắc phục.
- Đảm bảo các các tính năng được tích hợp với nhau đúng cách và đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Nghiệp vụ Project Manager – Quản lý dự án (PM)
BRSE chịu trách nhiệm quản lý dự án, lên kế hoạch, chia task và theo dõi tiến độ dự án của từng thành viên trong nhóm để báo cáo với khách hàng. Họ phải đảm bảo dự án được triển khai đúng theo lịch trình và nguồn lực đã được tối ưu hóa.
Nghiệp vụ kỹ thuật của BrSE là gì?
Khi xuất hiện bug hoặc sự cố xảy ra, Technical Leader (trưởng nhóm kỹ thuật) của team dự án sẽ đưa ra các phương án xử lý. Tuy nhiên, phương án xử lý sẽ do khách hàng quyết định. BRSE sẽ:
- Tiếp nhận những phương án xử lý mà team dự án đưa ra.
- Trao đổi với khách hàng để đưa ra phương án cuối cùng.
- Truyền đạt phương án được chọn đến team dự án để tiến hành triển khai.
Trong trường hợp khách hàng muốn triển khai thêm chức năng, BRSE sẽ:
- Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.
- Họp với team dự án để đưa ra các phương án phù
- Phân tích rủi ro và tư vấn phương án phù hợp cho khách hàng.
Nghiệp vụ Communicator – Truyền đạt và kết nối thông tin
Trách nhiệm lớn nhất của 1 BRSE là đảm bảo khách hàng và nhóm dự án hiểu nhau hơn. Kỹ sư cầu nối BRSE là người truyền đạt thông tin và yêu cầu giữa các bên liên quan, từ khách hàng đến nhóm dự án được diễn ra liền mạch, đúng mục tiêu kỹ thuật nhằm thúc đẩy dự án được triển khai hiệu quả. Khi chuyển giao yêu cầu của khách hàng cho nhóm dự án, BRSE đóng vai trò như một người đại diện cho khách hàng. Tuy nhiên, khi xảy ra các vấn đề phát sinh, BRSE sẽ là người đại diện của nhóm dự án để thương lượng và thuyết phục khách hàng. Nhờ đó, mang đến sản phẩm làm hài lòng khách hàng và đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong nhóm dự án.
Những tố chất và kỹ năng để trở thành kỹ sư cầu nối BRSE là gì?
Tuỳ vào thực tế dự án đòi hỏi năng lực, kỹ năng và tố chất của các kỹ sư cầu nối BRSE khác nhau. Có dự án thành công do BRSE cứng về kỹ thuật, cũng có dự án thành công do BRSE có khả năng ứng biến mềm dẻo, chịu áp lực tốt,…. Vậy những tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư cầu nối BRSE là gì?
1. Kỹ năng code
Đối với các vị trí BRSE thiên về thông dịch thì không quá đặt nặng kỹ năng code, tuy nhiên, một BRSE đích thực nếu muốn “cân” được các dự án triệu đô thì bắt buộc phải biết code và thậm chí code giỏi. BRSE là người chịu trách nhiệm từ A-Z trong các dự án pilot. Đồng thời, BRSE phải hiểu rõ các giải pháp kỹ thuật để truyền đạt đúng và đầy đủ cho cả phía khách hàng cũng như nhóm dự án. Hơn nữa, mỗi dự án sẽ sử dụng Framework và ngôn ngữ lập trình khác nhau, BRSE cần có kỹ năng code cứng một ngôn ngữ lập trình và framework, cũng như nắm vững kiến thức tổng quan một vài ngôn ngữ lập trình và framework phổ biến khác.
2. Kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp hiệu quả
BRSE cần có kỹ năng ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp, thương thảo và đàm phán hiệu quả với các khách hàng, đối tác quốc tế từ nhiều quốc gia. Kỹ năng này giúp BRSE hiểu khách hàng thực sự cần gì và muốn gì. Nếu chỉ dựa vào email hoặc tài liệu thì BRSE không thể nắm bắt được nguyện vọng và khó khăn của cả khách hàng và nhóm dự án. Kỹ năng này còn giúp BRSE tạo ra một môi trường làm việc đa văn hóa, tôn trọng và đáp ứng được nhu cầu của các thành viên đội ngũ cũng như khách hàng.
3. Kỹ năng quản lý
Kỹ sư cầu nối BRSE là một master năng lực quản lý dự án, quản lý tiến độ và rủi ro. Để sản phẩm được giao đến tay khách hàng đúng theo thời gian như đã cam kết ban đầu, BRSE phải luôn ý thức về tiến độ và rủi ro có thể phát sinh để thông báo kịp thời cho các bên liên quan và điều chỉnh phù hợp.
4. Kỹ năng lãnh đạo của BRSE là gì?
BRSE là người hướng dẫn cho nhóm dự án hiểu rõ mục tiêu và yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, BRSE là “hạt nhân” giúp kiến tạo môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp và đảm bảo quá trình hợp tác, trao đổi hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm. Khả năng xác định rõ mục tiêu và tầm nhìn về dự án không chỉ giúp thúc đẩy động lực cho các thành viên mà thấu hiểu hướng phát triển dự án rõ ràng.
5. Điềm tĩnh và nhẫn nại
Kỹ sư cầu nối là người làm việc trực tiếp với khách hàng và đối tác, do đó, điềm tĩnh là tố chất cực kỳ quan trọng trong nghề “làm dâu trăm họ” này. Hơn nữa, đứng trước các dự án thường đặt nặng chuyên môn với lịch trình làm việc dày đặc, tố chất này giúp BRSE duy trì tinh thần vững chãi khi đối mặt với những tình huống phức tạp có thể xảy ra và tìm ra giải pháp thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, các BRSE cần có ít nhất 2 năm rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm để bắt đầu làm việc độc lập, nếu quá nôn nóng thành công thì khéo lại “xôi hỏng bỏng không”.
6. Tinh thần cầu tiến
Tinh thần cầu tiến giúp các kỹ sư cầu nối trau dồi kiến thức và kỹ năng tổng hợp để nâng cao năng lực và đạt được mục tiêu trong công việc. Các bạn có thể tự học từ Internet, tự học từ tài liệu, học hỏi từ các đàn anh đi trước hoặc tham gia các chương trình đào tạo BRSE.
Bên cạnh đó, tinh thần cầu tiến giúp BRSE thúc đẩy sự sáng tạo để c đưa ra ý tưởng mới, giải pháp tiến bộ và cách tiếp cận độc đáo để giải quyết các thách thức trong dự án.
Cơ hội BRSE tuyển dụng ra sao, mức lương có cao không?
BRSE là một trong những công việc cần nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Các kỹ sư cầu nối mới vào nghề thường được gọi là Fresher với mức lương lên đến 30 triệu đồng/tháng. Khi đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, mức lương BRSE có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/tháng.
Do đặc thù công việc mà các kỹ sư cầu nối BRSE thường có cơ hội làm việc hoặc định cư tại nước ngoài. Để biết thêm thông tin và cơ hội BRSE tuyển dụng, các bạn có thể truy cập Việc Làm 24h tìm kiếm và ứng tuyển vị trí BRSE phù hợp từ hôm nay nhé!
Kết luận
Hy vọng những thông tin mà Việc Làm 24h giới thiệu trên đã giúp bạn hiểu rõ vai trò của kỹ sư cầu nối BRSE là gì. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, vai trò của kỹ sư cầu nối BRSE ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với mức thu nhập đáng mơ ước và nhiều cơ hội thăng tiến, vị trí BRSE là một trong những lựa chọn hấp dẫn hàng đầu cho các bạn trẻ chuyên ngành công nghệ thông tin.
Xem thêm: IT Helpdesk là gì? IT Helpdesk cần những kiến thức và kỹ năng nào?